【trận đấu bodø/glimt】Công an Đà Nẵng lên tiếng vụ báo Giáo dục Thời đại tố cán bộ tham ô
Chiều 7/10,ônganĐàNẵnglêntiếngvụbáoGiáodụcThờiđạitốcánbộthamôtrận đấu bodø/glimt Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) có buổi thông tin liên quan đến vụ ông Triệu Ngọc Lâm - Tổng biên tập báo GDTĐ gửi đơn đề nghị xử lý tham ô tài sản đối với bà Nguyễn Thị Thúy Hồng (SN 1959, nguyên trưởng VP đại diện tại Đà Nẵng) và bà Trương Thị Ngọc Lan (kế toán kiêm thủ quỹ văn phòng) với số tiền hơn 413 triệu đồng, giai đoạn 2009 - 2013.
Công an Đà Nẵng lên tiếng vụ báo Giáo dục Thời đại gửi đơn tố cán bộ tham ô |
Kết quả kiểm toán ngày 5/11/2018 do ông Chu Quang Tùng, Phó tổng giám đốc công ty TNHH PKE Việt Nam làm trưởng đoàn nhấn mạnh 4 vấn đề có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại văn phòng đại diện của báo tại Đà Nẵng.
Cụ thể, đơn vị kiểm toán phát hiện các khoản chi cho cộng tác viên không ký nhận tiền mà do bà Nguyễn Thị Thúy Hồng ký nhận, hồ sơ kế toán kèm theo không có hợp đồng với các cộng tác viên với tổng số tiền chi sai từ 2010 đến 2013 là 44 triệu đồng.
Kết quả kiểm toán cũng cho thấy người ký nhận tiền khác với người nhận tiền trên chứng từ của các khoản chi tiền nhuận bút và chi phí khác.
Tổng số tiền chi sai từ 2010 đến 2013 là trên 148 triệu đồng. Bên cạnh đó còn nhiều khoản chi không có hóa đơn, chứng từ kèm theo, tổng số tiền chi sai từ 2009 đến 2013 là 173.996.000 đồng. Nhiều khoản chi phí có mâu thuẫn về nội dung, chứng từ kèm theo.
Số tiền chi sai từ 2009 đến 2013 là hơn 46 triệu đồng. "Đoàn kiểm tra nhận thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong các sai phạm trên nhằm chiếm đoạt tiền tại Văn phòng đại diện Đà Nẵng. Các hành vi sai phạm này có dấu hiệu phạm tội tham ô tài sản theo điều 353 bộ luật Hình sự 2015" - đơn vị kiểm toán nêu.
Tại buổi làm việc, Thượng tá Đặng Bảo Tùng - Phó Công an quận Hải Châu cho biết, ngày 10/1/2019, cơ quan điều tra nhận được đơn tố giác của ông Triệu Ngọc Lâm.
Công an đang điều tra
Đơn tố giác nêu 4 nội dung là: Người ký nhận tiền khác với người nhận tiền trên chứng từ của các khoản chi nhuận bút tổng số tiền chênh lệch từ năm 2009 đến 2013 hơn 148 triệu đồng.
Theo đó, có khoảng 405 bài viết của 20 PV, CTV, những người này hiện nay đã thay đổi cơ quan cũng như địa điểm cư trú.
Qua xác minh hơn 200 bài viết, một số người thừa nhận có nhận tiền nhuận bút. Hiện tại cơ quan công an đang tiếp tục điều tra để đưa ra kết luận bà Hồng có chiếm đoạt hay không. Nội dung thứ 2 là chi phí mâu thuẫn về chứng từ kèm theo, số tiền chênh lệch là hơn 46 triệu.
Ông Triệu Ngọc Lâm, Tổng biên tập báo Giáo dục Thời đại trao đổi tại buổi làm việc |
“Số tiền này là công tác phí của PV, cán bộ nhân viên. Các khoản trên nhân viên văn phòng có đi công tác hồ sơ kế toán văn phòng đã chuyển cho bộ phận kế toán của báo ở Hà Nội. Đến nay vẫn chưa có kết luận số tiền này chi sai hay không”, ông Tùng nói.
Về nội dung thứ 3 nêu, mặc dù không có quyết định nào của Tổng biên tập hay Ban biên tập của báo với ông Nguyễn Thanh Huế (chồng bà Hồng), giai đoạn trên bà Hồng vẫn ký chi cho ông Huế 44 tháng tiền hỗ trợ, với số tiền 1 triệu/tháng. Phiếu chi do bà Hồng ký với tư cách là chủ tài khoản và cũng chính bà Hồng cũng ký nhận tiền.
“Cơ quan điều tra làm việc với các Tổng biên tập thời kỳ trước và bà Huệ (kế toán báo ở Hà Nội) thì những người này xác nhận có việc ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng với ông Huế. Công việc của ông Huế là tham gia viết tin bài… trong 44 tháng và bà Hồng nhận thay chế độ của ông Huế”, ông Tùng thông tin.
Đối với nội dung thứ 4 nêu về các khoản chi phí không có hóa đơn chứng từ kèm theo, đây là khoản chi phí điện nước, điện thoại cố định... tại văn phòng, tổng số tiền chênh lệch là hơn 173 triệu đồng. Theo Thượng tá Tùng, đến thời điểm hiện tại công an Hải Châu chưa đủ cơ sở kết luận hành vi phạm tội với bà Hồng và sẽ tiếp tục xác minh.
Tập trung làm dứt điểm
Ông Triệu Ngọc Lâm - Tổng biên tập báo Giáo dục Thời đại cho biết, khi báo giao nộp sổ văn thư cho cơ quan điều tra từ năm 2005 đến 2015 không hề ghi nhận bất cứ hợp đồng nào giữa cơ quan ký với ông Huế.
“Đến bây giờ ngay cả hợp đồng photo của tòa soạn với ông Huế cũng không có, lấy căn cứ đâu bà Hồng xin việc cho chồng. Nếu không có hợp đồng, thì hành vi bà Hồng chi tiền là tham ô”, ông Lâm nói và yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ thêm vai trò của ông Huế.
Theo ông Lâm, bà Hồng và bà Lan còn đã cấu kết với nhau chiếm đoạt một khoản tiền lớn của báo. Trong đó, phát hiện bà Hồng ký tới 206 phiếu chi tiền điện, nước, chi phí văn phòng... không có hóa đơn, chứng từ kèm theo.
“Đề nghị cơ quan điều tra xác minh số tiền chênh lệch, bao nhiêu tác giả nhận được tiền và không nhận được nhuận bút, số tiền là bao nhiêu… để từ đó làm rõ hành vi của bà Hồng và bà Lan”.
Đại tá Trần Phước Hương - Trưởng Công an quận Hải Châu, vụ việc xảy ra lâu, số người liên quan hầu như ở Hà Nội, các điều tra viên đã làm việc với hơn 300 người để thu thập thông tin.
“Quá trình điều tra phải hết sức trình tự để tìm ra sự thật, mọi hoạt động có sự giám sát chặt chẽ của Công an TP, VKS. Chúng tôi sẽ tập trung làm dứt điểm và có kết luận chính thức”.
Ngày 20/11/2018, báo GD-TĐ có văn bản số 836/GD&TĐ đề nghị Công an TP Đà Nẵng xử lý. Ngày 13/5/2019, Cơ quan CSĐT Công an quận Hải Châu đã ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tố giác tội phạm của báo với lý do đề nghị báo cung cấp tài liệu theo nội dung công văn số 302/CSĐT ngày 8/5/2019 nhưng chưa có kết quả. Ngày 23/8/2019, báo có công văn gửi Giám đốc Công an TP Đà Nẵng tố cáo hành vi vu khống, làm nhục người khác. Ngày 30/8/2019, báo có văn bản gửi Cơ quan CSĐT Công an quận Hải Châu đề nghị phục hồi giải quyết tố giác tội phạm, trả lời kết quả điều tra theo quy định pháp luật. |
Trong văn bản gửi Giám đốc Công an TP Đà Nẵng, ông Triệu Ngọc Lâm đề nghị xem xét, giải quyết các vấn đề sau: 1. Yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an quận Hải Châu khẩn trương ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật; thu hồi tài sản của nhà nước cá nhân đã chiếm đoạt. 2. Đây là vụ việc phức tạp, có dấu hiệu tham nhũng, chiếm đoạt tài sản nhà nước; vu khống, xâm phạm danh dự nhân phẩm của lãnh đạo Bộ GD-ĐT và báo. Quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm của Cơ quan CSĐT Công an quận Hải Châu có nhiều vi phạm, có biểu hiện không khách quan; Nếu Công an Hải Châu không nhanh chóng khắc phục, báo đề nghị Giám đốc yêu cầu chuyển hồ sơ để Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố để đảm bảo sự khách quan, nghiêm minh của pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm. |
Bất ngờ, nữ trưởng phòng Ái Sa không phải tên thật Ngọc Thảo
Người chị đang công tác tại bệnh viện (BV) ở Lâm Đồng khẳng định không có người em nào tên Ngọc Thảo và cũng không cho mượn bằng cấp 3.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thay đổi cách tính lương với người nghỉ hưu từ 1/1/2018
- ·Giao dịch rút tiền mặt ATM qua hệ thống NAPAS lần đầu tiên giảm 5%
- ·Thương vụ Twitter của Elon Musk đang ‘âm’ hơn 50%
- ·Vinamilk thưởng 1 tỷ đồng cho đội bóng đá nữ
- ·Tạm giữ hơn 27.000 cuốn sách giáo khoa không rõ nguồn gốc
- ·Hòa Phát lần đầu cán mốc lợi nhuận sau thuế 34.520 tỷ đồng
- ·Apple bị tố ăn cắp ý tưởng của các hãng công nghệ nhỏ
- ·Sản xuất, kinh doanh hồi phục tích cực
- ·Quảng Ninh: Tóm gọn 3 đối tượng đang vận chuyển pháo bằng ôtô
- ·Việt Nam đã và đang tích hợp chatbot vào các website chính phủ
- ·Bộ Y tế lý giải việc thu 1.000 đồng/phút gọi đường dây nóng
- ·Doanh nghiệp chung sức trồng 250.000 cây xanh tại Ba Vì
- ·Microsoft tích hợp công cụ tạo ảnh từ văn bản Dall
- ·Đối thủ BYD từ Trung Quốc gây 'sốc' cho Tesla của Elon Musk
- ·Quyết toán thuế thu nhập cá nhân: Mức giảm trừ cho người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng
- ·Nhà Trắng ra hạn chót cấm TikTok
- ·Tính năng mới của Viber giúp người dùng chặn cuộc gọi rác
- ·Viettel vận hành Trung tâm giám sát hoạt động tòa án nhân dân
- ·Cao tốc ‘chi chít ổ gà’ 34.000 tỷ Đà Nẵng
- ·Trị giá thương hiệu Viettel chiếm 33% tổng giá trị 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam