【kqbd hom nay dem qua】Góp ý sửa Luật Đất đai: Chưa có cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả
GS.TS Trần Ngọc Đường phát biểu tại hội nghị. |
Chiều ngày 20/2,ópýsửaLuậtĐấtđaiChưacócơchếkiểmsoátquyềnlựchiệuquảkqbd hom nay dem qua Hội đồng Tư vấn Dân chủ và Pháp luật (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) tổ chức Hội nghị lấy ý kiến các vị ủy viên Hội đồng, các chuyên gia, nhà khoa học vào Dự ánLuật Đất đai sửa đổi (Dự thảo).
Theo GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng này, Dự thảo chưa hình thành được một cơ chế kiểm soát có hiệu lực và hiệu quả theo Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết số 18- NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban chấp hành Trung ương.
Theo đó, cơ chế này bao gồm cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực, nhân dân với tư cách là công dân có quyền giám sát, kiến nghị, đề nghị, tố cáo, tham gia quản lý nhà nước,... trong các khâu của quá trình quản lý nhà nước về đất đai. Cơ chế này còn là tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp của công dân mà trước hết là Mặt trận tổ quốc các cấp và các thành viên của Mặt trận thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội (kiểm soát trước quá trình xây dựng và hình thành chính sách pháp luật về đất đai).
Đồng thời, sau khi chính sách pháp luật được hình thành thì giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật trong thực tế.
Mặc dầu, Dự thảo đã chú trọng đến vai trò của Mặt trận tổ quốc các cấp, nhưng các quy định chưa đầy đủ và chưa bao quát hết tất cả các khâu của quá trình quản lý nhà nước về đất đai, ông Đường nhìn nhận.
Ông Đường nêu rõ, tất cả các khâu của quản lý nhà nước về đất đai - từ khâu sử dụng của người sử dụng; điều tra đánh giá đất đai; quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; đến thu hồi đất, trưng dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi; phát triển quỹ đất: đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tài chínhvề giá đất đai... đều phải có mặt của cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013.
Theo đó, trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận không nên quy định chỉ 1 điều (Điều 20) như Dự thảo mà nên quy định trong tất cả các chương. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên không những cho ý kiến về quy hoạch, kế hoạch đất (điểm b khoản 2 Điều 20); tham gia ý kiến về trường hợp cần thiết về thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, trường hợp cưỡng chế khi thực hiện thu hồi đất (điểm c khoản 2 Điều 20) mà còn phải thực hiện quyền và trách nhiệm giám sát xã hội đối với việc thực hiện các công việc này.
Vấn đề tiếp theo được ông Đường đề cập là cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước bên trong mỗi quyền và kiểm soát lẫn nhau giữa các quyền quy định chưa đầy đủ và đủ mạnh để việc quản lý và sử dụng đất đai có hiệu lực và hiệu quả, khắc phục được tình trạng tiêu cực tham nhũng về đất đai.
Theo ông Đường, Chương XV của Dự thảo không nên quy định về giám sát, thanh tra, kiểm tra, mà nên đưa nội dung này vào các chương, trở thành một nội dung của từng chương với những quy định cụ thể quy định cơ chế kiểm soát theo nội dung của chương. Trong đó, quy định mỗi cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm soát như thế nào; cơ chế kiểm soát và nội dung kiểm soát gồm những vấn đề gì...
Đồng thời, cần tăng cường kiểm soát của quyền tư pháp đối với quyền hành pháp trong quản lý nhà nước về đất đai bằng việc không những xét xử hành vi hành chính và quyết định hành chính cá biệt, vi phạm pháp luật mà tiến tới có thể xét xử đối với văn bản quy phạm pháp luật dưới luật trong quản lý đất đai của Chính phủ, của bộ ngành và chính quyền địa phương mà cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân có thể khởi kiện do trái với Luật đất đai và các luật có liên quan về đất đai.
Ngoài kiểm soát quyền lực, một vấn đề khác trong Dự thảo khiến ông Đường băn khoăn là vấn để ủy quyền lập pháp.
Đành rằng, ủy quyền lập pháp là vấn đề không thể tránh khỏi, song ông Đường phát biểu, khi Quốc hội giao cho Chính phủ, các bộ ngành, hoặc chính quyền địa phương quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành trong các điều luật phải hết sức cần nhắc để không “dễ dãi” nhường quyền của mình cho các cơ quan khác dẫn đến luật khung luật ống, luật không được người dân tôn trọng mà chỉ quan tâm đến văn bản dưới luật.
"Đọc Dự thảo, tôi đếm được 54 điều luật có ủy quyền lập pháp cho Chính phủ và các bộ. Điều đáng lưu ý là trong Dự thảo đã ủy quyền cho Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết toàn bộ một điều luật, thậm chí là giao Chính phủ quy định cả những điều hạn chế quyền con người, quyền công dân mà Điều 14 Hiến pháp bắt buộc phải quy định bằng luật (ví dụ, khoản 5 Điều 66). Vì vậy, tôi đề nghị phải khắc phục tình trạng ủy quyền lập pháp quá nhiều trong một đạo luật. Việc ủy quyền chỉ giao quy định chi tiết một điểm hoặc nhiều lắm là một khoản trong một điều luật và phải xác định rõ phạm vi và nội dung ủy quyền, không nên viết Chính phủ hay bộ quy định chi tiết khoản này như dự án luật lâu nay, dẫn đến văn bản quy định chi tiết trái với luật", ông Đường góp ý.
Theo kế hoạch, chiều 21/2, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến các tổ chức thành viên, một số tổ chức xã hội khác, một số chuyên gia nhà khoa học và các cơ quan tổ chức có liên quan vào Dự thảo.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đáp án tất cả các mã đề thi môn Giáo dục công dân kỳ thi THPT Quốc gia 2018
- ·Kết quả bóng đá Shakhtar 1
- ·Một nhà đầu tư bị xử phạt do không đăng ký chào mua công khai cổ phiếu TTZ
- ·Dệt may Thành Công bị nhắc nhở chậm công bố thông tin vi phạm về thuế 3,5 triệu đồng
- ·WHO thừa nhận virus Corona có khả năng lây truyền qua không khí
- ·Cổ phiếu HRT và SRT tăng mạnh sau khi nhận tin về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam
- ·Petrosetco bị nhắc nhở vì chậm công bố thông tin
- ·Fuji Nutri Food chậm thanh toán gốc và lãi lô trái phiếu với tổng giá trị hơn 1.000 tỷ đồng
- ·Công bố “Ứng dụng bảo hiểm xã hội số” trên nền tảng thiết bị di động
- ·HLV Troussier: Tuyển Việt Nam sẵn sàng đối mặt với thử thách World Cup
- ·Người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc, chung tay chống đại dịch Covid
- ·Dòng tiền của khối ngoại có thể đảo chiều khi FED chính thức giảm lãi suất
- ·Ngành Hải quan khảo sát DN về thực hiện Tuyên ngôn phục vụ khách hàng
- ·Kết quả bóng đá Cup C1 hôm nay 9/11
- ·Món mỹ phẩm bình dân giúp U50 có 'làn da đẹp hơn lúc đôi mươi'
- ·MU đấu Copenhagen, Hojlund và niềm vui Cúp C1
- ·Hải quan Đồng Nai đã xử lý gần 3.000 hồ sơ qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến
- ·Làm sao để biết một trái phiếu doanh nghiệp “đắt” hay “rẻ”?
- ·Bộ Công Thương lên tiếng về chất lượng cột điện ở Huế bị gãy do mưa bão
- ·Hải quan Hà Tĩnh: Thực hiện nhiều giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ thu