【nhận định kèo arsenal hôm nay】Hậu quả cách ứng xử với môn Lịch sử
BP - Mấy ngày gần đây,ậuquảcaacutechứngxửvớimocircnLịchsửnhận định kèo arsenal hôm nay báo chí và mạng xã hội đồng loạt lên tiếng về kết quả điểm thi môn Lịch sử tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 quá thấp. Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT thì có tới 70% bài thi môn Lịch sử dưới điểm trung bình. Cho dù có nhỉnh hơn chút ít so với kỳ thi năm 2018, nhưng điểm thi môn Lịch sử vẫn rất thấp với phổ điểm trung bình là 4,3. Cùng tình trạng chung cả nước, điểm thi môn Lịch sử của học sinh Bình Phước tại kỳ thi năm nay cũng chỉ đạt mức bình quân 4,54 điểm.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, dù đề thi môn Lịch sử không khó, nhưng điểm thi lại thấp thê thảm với phổ điểm trung bình chỉ... 3,79 điểm. Ngay sau kỳ thi, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển GS.TS Phạm Hồng Tung, chủ biên chương trình môn Lịch sử mới đã phát biểu rằng: “Điểm thi môn Lịch sử quá thấp là nỗi đau của ngành giáo dục, nhưng tôi thấy mừng vì đó là thực chất, còn hơn “mưa” điểm 10 mà không đánh giá đúng năng lực thực tế”. Nhiều người nói, đây chỉ là cách tự an ủi về một sự thất bại theo kiểu “AQ” mà thôi!
Từ cách ứng xử với môn Lịch sử...
Còn nhớ năm 2015, khi thông tin môn Lịch sử không thuộc môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, trên mạng xã hội tràn ngập hình ảnh học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (quận 11, TP. Hồ Chí Minh) hò reo xé đề cương môn Lịch sử ném xuống sân trường. Nhiều thầy cô, chuyên gia giáo dục đã “choáng” khi chứng kiến màn “ăn mừng” của các em. Vào thời điểm ấy, rất nhiều nhà khoa học, sử học, quản lý giáo dục đã tranh luận về cái được, cái mất của việc không bắt buộc học sinh thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử. Đa phần ý kiến cho rằng nếu không đưa Lịch sử vào môn thi bắt buộc thì sẽ rất ít học sinh đăng ký thi môn này. Và như thế, các em sẽ dần rời xa môn học rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, bản lĩnh, năng lực tư duy. Nhưng đó là chuyện của mấy năm trước. Bây giờ, Lịch sử đã là môn tự chọn nên vị thế của nó còn kém hơn, bởi học sinh có quyền chối bỏ không học môn này khi bước vào bậc THPT!
Học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh lên lớp học môn Sử (Ảnh minh họa: Sỹ Hòa)
Hãy khoan mổ xẻ những hạn chế rất dễ nhìn thấy ở việc dạy và học môn Lịch sử ở nước ta. Nào là sách giáo khoa của ta còn dài và nặng tính hàn lâm, đưa ra nhiều định nghĩa, khái niệm, tính chất, sự kiện, con số. Cách dạy phổ biến vẫn là đọc chép. Câu hỏi của các cuộc thi thì thường bắt học sinh phải học thuộc những kiến thức khó nhớ lại mau quên. Nào là môn học “kén” cả người dạy và người học... Nhưng không thể vì tất cả những lý do đó mà đưa môn Lịch sử thành môn tự chọn. Tôi không phải là nhà sử học, cũng không phải nhà giáo dục, nhưng thực sự thấy bất an trước tình trạng học sinh chối bỏ môn Lịch sử.
Đến ứng xử với người dạy sử
Hai nhân vật mà tôi đề cập tới trong bài viết này đều là những người được đào tạo rất bài bản về Lịch sử và từng rất yêu môn học bị cho là khô, là khó này. Đó là em Cao Thị Thu, nhà ở xã Long Bình, huyện Phú Riềng. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh chuyên ngành Lịch sử năm 2015, Thu hào hứng cầm tấm bằng loại giỏi về Trường THPT Đồng Xoài - nơi em từng học với mong muốn được cùng thầy cô giáo của mình góp sức xây dựng ngành giáo dục tỉnh nhà. Tuy nhiên, trường không còn chỉ tiêu, các trường khác ở Đồng Xoài cũng không tuyển dụng, Thu đành về xã Long Bình với hy vọng xin vào Trường THCS Long Bình. Không được, em lại mang hồ sơ tới Trường THCS Long Hà, cách nhà 8km, vẫn không được nhận. Suốt 2 năm, cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng đã cạy cục nhờ vả, chạy vạy nhiều nơi với mong muốn Thu được toại nguyện đứng trên bục giảng, nhưng mọi cố gắng của Thu cùng gia đình đã không được đền đáp.
Trường hợp thứ hai là em Nguyễn Thị Trúc Linh, nhà ở thị trấn Tân Phú (Đồng Phú). Tốt nghiệp Khoa Sử K34 Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh năm 2012 với tấm bằng loại khá, Trúc Linh trở về Bình Phước với niềm tin sẽ được nhận vào dạy tại một trường THPT ở Đồng Xoài hoặc Đồng Phú. Nhưng không được, Linh trở lại Sài Gòn và thi cao học. Năm 2014, Linh tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới. Vẫn không có một cơ hội nào ở tỉnh, Linh đành xin dạy ở trường tư tại Sài Gòn. Rồi do hoàn cảnh riêng, gia đình muốn Linh về gần nhà để tiện chăm sóc ba. Từ đây, Linh bắt đầu một hành trình vất vả đi xin việc. Mãi đến tháng 2-2016, Linh mới được tuyển vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Đồng Phú với mức lương khởi điểm 2,8 triệu đồng/tháng. Rốt cuộc, một người tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử loại giỏi, một người tốt nghiệp cao học về Lịch sử đành ngậm ngùi cất tấm bằng của mình để làm những công việc khác. Hẳn sau này, họ sẽ không ủng hộ những người thân hay bạn bè theo học chuyên ngành mà họ từng phải “trả giá”.
Học Lịch sử không phải để sau này làm nhà sử học. Học Lịch sử không chỉ để bồi đắp kiến thức mà còn bồi đắp ý thức, niềm tự hào dân tộc. Cho dù sau này có trở thành doanh nhân, nghệ sĩ, nhà nghiên cứu, nhà khoa học... thì môn Lịch sử vẫn là môn học dung dưỡng tâm hồn. Bởi thế, việc có tới 70% bài thi môn Lịch sử dưới điểm trung bình, hay mức điểm trung bình chỉ... 3,79 của kỳ thi năm trước chỉ là hậu quả của cách ứng xử với môn Lịch sử, với những người dạy Lịch sử mà thôi!
Thảo Linh
(责任编辑:World Cup)
- ·Khởi nghiệp xanh
- ·Nhận định bóng đá Việt Nam vs Ulsan Citizen: HLV Kim Sang
- ·'Vua kungfu' thi triển nghịch lân cước hạ đẹp 'sát thủ' Trung Quốc
- ·Mẹ cầu thủ lao vào sân tát trọng tài
- ·Chủ tịch Hà Nội đề nghị không gửi đồ cho người thân tại khu cách ly
- ·Thủ môn Đà Nẵng vô tình đấm chảy máu mặt tiền đạo Thanh Hóa
- ·Hé lộ nhân tố bị HLV Kim Sang
- ·Nhận định bóng đá Ipswich Town vs Man Utd: Chiến thắng ra mắt của HLV Amorim
- ·Diễn đàn GS1 toàn cầu năm 2022
- ·Vô địch Đông Nam Á, tuyển futsal nữ Việt Nam được thưởng 600 triệu đồng
- ·Không bỏ phí bất kỳ liều vaccine COVID
- ·Bán online toàn bộ vé xem tuyển Việt Nam đá AFF Cup ở Phú Thọ
- ·Nữ cầu thủ sở hữu bảng thành tích độc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam
- ·Trực tiếp bóng đá Ipswich Town 1
- ·Viettel tăng năng lực hệ thống kê khai y tế lên 30% hỗ trợ phòng chống dịch Covid
- ·VFF biến động nhân sự trước thềm AFF Cup 2024
- ·Indonesia phủ nhận nhập tịch cựu cầu thủ Inter Milan
- ·Tuyển Việt Nam đón thêm nhân sự là chủ tịch đội bóng hạng Nhất
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Bỏ lỡ dòng vốn FDI là một khuyết điểm, sai lầm lớn'
- ·VFF đặt mục tiêu giành 2 suất dự World Cup trong năm 2025