【kết quả cúp c1 đêm nay】Hàng dệt may, nội thất Việt có nhiều lợi thế bứt phá trên thị trường toàn cầu
Cơ hội xuất khẩu toàn cầu cho đồ gỗ và nội thất qua thương mại điện tử Xuất khẩu vào thị trường Canada: Cơ hội bứt phá Thủy sản xuất khẩu có nhiều thuận lợi nếu Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường Nhiều dư địa xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ tới thị trường Anh |
Các sản phẩm nội thất thiết kế của Việt Nam tạo dấu ấn tại hội chợ Milan Design |
Lấy lại đà tăng trưởng
Bà Dương Thị Minh Tuệ, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) cho biết, từ đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ đã có đơn hàng đến cuối năm. Nhờ đó, doanh số xuất khẩu của ngành gỗ đang tiệm cận về mức của năm 2022 với kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đạt 6,1 tỷ USD. Trong đó, các thị trường chính của đồ gỗ Việt Nam là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc đều ghi nhận tăng trưởng.
Bà Tuệ cũng nêu lên một tín hiệu tích cực nữa là nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu của ngành gỗ đã ghi nhận tăng trưởng 21% trong 4 tháng đầu năm 2024. Điều này cho thấy tín hiệu phục hồi của hoạt động sản xuất, xuất khẩu gỗ và đồ gỗ trong những tháng tới.
Ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cũng cho biết, những khó khăn của năm 2023 gần như đã kết thúc, thay vào đó là những tín hiệu tích cực kể từ đầu năm 2024. Trong 5 tháng đầu năm 2024, tình hình đơn hàng đã cải thiện tốt hơn, hầu hết DN trong ngành đều có đơn hàng.
Công ty CP Dệt may Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) mới đây đã công bố doanh thu tháng 4/2024 đạt gần 12 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 907.047 USD, gấp 5 lần so với tháng 4/2023. Lũy kế 4 tháng, TCM đạt 51,7 triệu USD doanh thu, tăng trưởng 8% và lợi nhuận sau thuế đạt 3,4 triệu USD, tăng trưởng 38%. TCM cho biết, hiện đã nhận khoảng 88% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý 2/2024 và khoảng 83% kế hoạch doanh thu đơn hàng quý 3/2024.
Dù đã có nhiều cải thiện về đơn hàng song ông Tùng cho biết, giá vẫn là khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt. “Chi phí lương càng ngày càng tăng, các chi phí khác cũng không có xu hướng giảm nhưng khách hàng ngày càng thông minh hơn khi đặt hàng và họ so sánh Việt Nam với các quốc gia khác, đặc biệt là Bangladesh - quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu dệt may” – ông Tùng chia sẻ.
Cụ thể, lương tối thiểu của Bangladesh chỉ ở mức 80-90 USD, trong khi Việt Nam hiện đã là 200 USD. Các nhãn hàng lấy chi phí lao động của Bangladesh để đặt hàng với Việt Nam, gây khó khăn rất lớn cho DN. Ngay cả ở trong nước, vấn đề giá cả cũng có sự cạnh tranh gay gắt. Do chênh lệch về chi phí lao động giữa các vùng miền, có những đơn hàng phía Nam không thể nhận nhưng phía Bắc nhận được. Thêm vào đó, trong năm 2023, đồng tiền Bangladesh đã mất giả khoảng 25%, khiến giá cả của Việt Nam tăng lên so với Bangladesh.
Nhiều lợi thế cạnh tranh
Ông Trần Phú Lữ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) đánh giá, nhóm ngành thời trang, nội thất và đồ gia dụng của Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng vẫn có nhiều lợi thế xuất khẩu, đặc biệt là về chất lượng sản phẩm, trình độ kỹ thuật, khả năng đáp ứng các yêu cầu khắt khe về lao động, môi trường, nhất là các ưu đãi thuế quan của từng thị trường.
Nói rõ thêm về điều này, ông Trần Như Tùng cho biết, trong 12 tiêu chí của các nhãn hàng quốc tế đánh giá các nước xuất khẩu dệt may lớn là Trung Quốc, Bangladesh và Việt Nam, thì Bangladesh chỉ hơn Việt Nam 2 tiêu chí là chi phí thấp và chính sách thuế. Do Bangladesh phát triển chậm hơn Việt Nam, nên các quốc gia khác có chính sách ưu đãi để khuyến khích nước này phát triển. Bên cạnh đó, ngành dệt may đóng góp tới 80% GDP của Bangladesh, nên Chính phủ nước này có nhiều chính sách bảo vệ ngành.
Do đó, ông Tùng đánh giá, về lâu dài, Bangladesh không phải là đối thủ cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam. Bởi nếu chỉ căn cứ vào tiêu chí giá thì không đủ, mà cần thêm rất nhiều tiêu chí khác. Gần đây, tại Bangladesh đã xảy ra tình trạng người lao động đình công đòi tăng lương và Chính phủ đã phải chấp thuận. Điều này sẽ gây khó khăn trong tương lai bởi chi phí lao động sẽ không còn là điểm mạnh của quốc gia này. Ngoài ra, Bangladesh còn có bất lợi khi không có nhiều cảng biển như Việt Nam, không có cảng nước sâu.
Theo ông Tùng, ngành dệt may Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế cạnh tranh trong 15 năm tới, ngay cả khi chi phí lao động ngày càng cao. Ông Tùng dẫn chứng câu chuyện của Trung Quốc khi vẫn đứng đầu thế giới trong nhiều ngành sản xuất, dù chi phí lao động của nước này rất cao. Theo đó, các DN đang nỗ lực đáp ứng các tiêu chí về sản xuất xanh để có lợi thế trong việc thu hút đơn hàng. Cùng với đó là việc chuyển dịch sang các sản phẩm có giá trị cao hơn, đầu tư máy móc, thiết bị để tăng năng suất, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm…
Đối với ngành gỗ, bà Dương Minh Tuệ cho biết, các hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại đang được tích cực triển khai để mở rộng cơ hội bán hàng, kết nối với bạn hàng mới cho các DN. Nổi bật là hội chợ Hawa Expo tổ chức vào tháng 3 vừa qua đã mang lại kết quả rất khả quan. Hội chợ đã thu hút 20.000 khách tham quan, qua đó có 75% DN ký kết được hợp đồng MOU và tổng trị giá đơn hàng thống kê sơ bộ khoảng 115 triệu USD. Theo đó, đã có 72% DN đăng ký tham gia triển lãm vào năm sau.
HAWA cũng phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đăng ký tham gia 4 kỳ liên tiếp tại hội chợ High Point - một trong những hội chợ lớn nhất tại Mỹ, nhằm tạo sự ghi nhớ với khách hàng về thương hiệu đồ gỗ Việt Nam. Trong đó, qua 2 kỳ tham gia vào tháng 10/2023 và tháng 4/2024, có 3 DN đã có đơn hàng trực tiếp tại hội chợ và 10 DN khác đang thực hiện báo giá cho khách hàng.
Bà Tuệ cũng cho biết, ngành gỗ Việt Nam đang nỗ lực vươn lên phân khúc cao hơn trong thị trường gỗ thế giới với việc đầu tư cho thiết kế, thương hiệu. Mới đây, HAWA cũng phối hợp ITPC đưa 30 DN đồ gỗ, mỹ nghệ tham gia hội chợ Milan Design - một trong những hội chợ tiên phong về thiết kế trên thế giới. “Việc đưa đồ gỗ Việt Nam xuất hiện tại hội chợ với một hình ảnh chỉn chu, đúng tầm với hội chợ này là cơ hội để ngành gỗ Việt Nam khẳng định năng lực về thiết kế” – bà Dương Minh Tuệ cho biết. Với các hoạt động đang được tích cực triển khai, dự báo tình hình xuất khẩu của ngành gỗ sẽ lấy lại đà tăng trưởng, thậm chí có sự bứt phá, đặc biệt ở phân khúc giá trị gia tăng cao.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Điều tra việc hút cát, chặt phá cây tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy
- ·Bắt nhóm tổ chức đua xe trên cầu Cần Thơ
- ·Việt Nam nỗ lực góp phần thắt chặt, củng cố tinh thần đoàn kết ASEAN
- ·Việt Nam ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác Nga
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·Cần quan tâm nhân rộng các mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu
- ·Tổ chức giao thông nút giao đường Nguyễn Văn Linh
- ·Cà Mau tổ chức nhiều hoạt động chào mừng ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·Kỳ họp thứ 8: Quốc hội tiến hành quy trình bầu nhân sự mới
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Hợp tác quốc tế về biển đi vào chiều sâu và phong phú
- ·Xây dựng giai cấp công nhân xứng tầm với nhiệm vụ cách mạng
- ·Chưa đưa ra được giải pháp xử lý rác thải
- ·Party chief works with Bình Dương Military Command
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 35
- ·Phát huy truyền thống “Trung thành
- ·Đạt và vượt 12/12 chỉ tiêu kinh tế
- ·Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- ·Tự hào địa danh lịch sử