【cách chơi đề miền nam】Cần tạm dừng phát triển các dự án tại bán đảo Sơn Trà
TheầntạmdừngpháttriểncácdựántạibánđảoSơnTràcách chơi đề miền namo nhóm nghiên cứu, từng là một trong 10 khu rừng cấm của Việt Nam từ năm 1977, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có tổng diện tích 4.439 ha. Tuy nhiên, theo Quyết định 6758/QĐ-UBND ngày 20/8/2008 của UBND TP. Đà Nẵng về việc phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn TP. Đà Nẵng giai đoạn 2008 – 2020 thì diện tích rừng ưu tiên bảo vệ hay rừng đặc dụng Sơn Trà chỉ còn 2.591,1 ha bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trống và đồi núi trọc. Như vậy, theo Quyết định này, rừng đa dạng sinh học tại tại bán đảo Sơn Trà đã giảm tới 1.847,9 ha, tương đương 41% so với diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà được công nhận năm 1992.
Tính riêng ở bán đảo Sơn Trà, đến 2016, TP. Đà Nẵng đã cấp phép đầu tư và giao đất rừng cho 14 DN xây dựng các khu du lịch, biệt thự, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp… với tổng diện tích khoảng 1.225,45 ha, chiếm gần 30% tổng diện tích toàn khu bảo tồn. Phần lớn các dự án này được cấp phép đầu tư từ những năm 2000 -2010.
Tiếp tục, cuối năm 2016, bán đảo Sơn Trà được quy hoạch thành khu du lịch cấp quốc gia với diện tích ưu tiên tập trung phục vụ du lịch lên tới 1.056ha và phát triển ở đai độ cao dưới 200m so với mực nước biển, vốn là một phần sinh cảnh sống của loài Voọc chà vá chân nâu và nhiều loài động, thực vật khác. Như vậy, từ rừng cấm hay khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà với hơn 4.000 ha, diện tích bảo tồn của Sơn Trà ngày càng bị thu hẹp dần để nhường cho các dự án phát triển.
Tuy nhiên, theo phân tích của nhóm nghiên cứu, hiện vẫn còn nhiều bất cập xung quanh những vấn đề pháp lý liên quan đến sự thu hẹp của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà.
Đơn cử như về thẩm quyền cấp phép đầu tư và giao đất rừng cho các DN tại bán đảo Sơn Trà. Là một trong 10 khu rừng cấm theo Quyết định 41/TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 1977, đến năm 1992 khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà được Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phê duyệt Luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật xây dựng Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, TP. Đà Nẵng.
Do đó, theo nhóm nghiên cứu, nếu Bộ Lâm nghiệp xây dựng luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật thì thẩm quyền xác lập Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà là của Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ chứ không phải UBND Thành phố Đà Nẵng.
Nếu đúng Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà được Thủ tướng Chính phủ xác lập thì việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng của Khu bảo tồn này phải thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, việc UBND TTP. Đà Nẵng cấp phép đầu tư và giao đất rừng cho 14 DN như nêu trên xây dựng các khu du lịch, biệt thự, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp… ở bán đảo Sơn Trà trong giai đoạn 2000 – 2010 là chưa phù hợp về thẩm quyền.
Tuy nhiên, các dự án này được TP. Đà Nẵng hợp thức hóa thông các các Quy hoạch được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo đó, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) của TP. Đà Nẵng được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 12/9/2013 cho phép chuyển 1.906 ha đất rừng đặc dụng, trong đó phần lớn diện tích thuộc bán đảo Sơn Trà, sang đất phi nông nghiệp.
Tiếp theo, Đà Nẵng tổ chức lập đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung đến 2030, tầm nhìn 2050 với định hướng phát triển du lịch trên Sơn Trà phù hợp với quy hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 105/NQ-CP đã được Chính phủ phê duyệt. Quy hoạch chung này lại tiếp tục được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2347/QĐ-TTg ngày 4/12/2013. Kết quả là các dự án du lịch, đô thị, khách sạn, resort… đã được Thành phố Đà Nẵng cấp phép từ lâu được chính thức hợp thức hóa.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra các đề xuất, khuyến nghị liên quan đến vấn đề này. Theo đó, thứ nhất cần tạm dừng phát triển các dự án tại bán đảo Sơn Trà để rà soát tổng thể. Thứ hai, cần rà soát lại toàn bộ các Quy hoạch liên quan đến bán đảo đã được phê duyệt nhằm thống nhất con số về diện tích rừng đặc dụng ở khu BTTN Sơn Trà. Hiện nay số liệu về diện tích Sơn Trà còn mâu thuẫn dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý của các cơ quan liên quan. Thứ ba, nhóm nghiên cứu đề xuất cần rà soát và chấn chỉnh lại việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Sơn Trà, đặc biệt là chuyển đổi đất rừng đặc dụng/Khu bảo tồn thiên nhiên sang “đất khác”.
Nhóm cũng khuyến nghị tổ chức điều tra và thẩm định lại Đánh giá Môi trường Chiến lược đối với Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà do phần đánh giá tác động môi trường rất sơ sài, các tác động đến hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học, an ninh nguồn nước lại gần như chưa được đề cập.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đề xuất thay đổi cách tiếp cận của Quy hoạch tổng thể du lịch quốc gia Sơn Trà từ du lịch nghỉ dưỡng sang du lịch sinh thái. Theo đó, xem xét quy hoạch hợp nhất Sơn Trà và vùng biển xung quanh đến Nam Hải Vân để hình thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới trình UNESCO công nhận như mô hình Khu dữ trữ sinh quyển Cù Lao Chàm của Hội An nhằm mục đích bảo tồn cả hệ sinh thái trên cạn lẫn dưới nước.
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá vàng hôm nay 2/12: Vàng nhẫn tăng vọt lên đỉnh mới
- ·Bất cập trong phân giao kinh phí hoạt động: Trường học “thắt lưng buộc bụng”
- ·Để nghề bảo hiểm không còn bị mang tiếng xấu
- ·Gieo niềm tin cuộc sống
- ·Việt Thanh Music Center
- ·Bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng
- ·Bù Đăng 850 người khuyết tật được hưởng bảo trợ xã hội
- ·40 y, bác sĩ học điện tâm đồ
- ·Thị trường sách giáo khoa nhộn nhịp trước thềm năm học mới
- ·Nhếch nhác trước trụ sở UBND xã
- ·Long An hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng trang thiết bị vào sản xuất đồ trang trí nội thất
- ·Tập trung phòng, chống sốt xuất huyết
- ·Triển vọng từ trồng nấm linh chi đỏ
- ·Đồng Phú mở phiên giao dịch việc làm
- ·Sáng 29/4, giá vàng miếng SJC có giá bán từ 84,8
- ·Nhiều “kênh” trợ giúp người khuyết tật ở Phú Riềng
- ·1.515 phần quà tặng người yếu thế, hộ nghèo
- ·Húc đuôi xe ba gác, 1 người tử vong
- ·Cùng hành động, chung tay bảo vệ môi trường
- ·Gian nan tìm chữ