【ltd bd cup c1】Luật Lưu trữ cần thống nhất với Luật Di sản văn hóa
VHO - Thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) tại phiên họp toàn thể hội trường vào cuối tuần qua,ậtLưutrữcầnthốngnhấtvớiLuậtDisảnvănhóltd bd cup c1 nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị điều chỉnh, bổ sung để Luật Lưu trữ (sửa đổi) thống nhất với Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cũng sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 lần này.
Góp ý vào dự thảo này, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) bày tỏ quan tâm đến những nội dung quy định về tài liệu lưu trữ đặc biệt, bởi có sự giao thoa và cả chồng chéo trong quy định về tài liệu lưu trữ đặc biệt là bảo vật quốc gia như Mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO ghi danh vào danh mục di sản tư liệu thế giới hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 và 4. Theo đại biểu, giữa dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) với Luật Di sản văn hóa hiện hành và cả dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 lần này có những điểm còn mâu thuẫn trong quy định về tài liệu lưu trữ đặc biệt là di sản văn hóa.
Mặc dù trong dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) trình Quốc hội lần này nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội về nội dung này đã được tiếp thu tương đối đầy đủ và hợp lý, tuy nhiên vẫn còn một số nội dung cần điều chỉnh. Thứ nhất, về khái niệm bản sao. Tại khoản 6 Điều 2, dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) quy định về bản sao là: “Bản sao tài liệu lưu trữ là bản chụp in số hóa, trích xuất nguyên văn toàn bộ hoặc một phần nội dung thông tin từ tài liệu lưu trữ”. Quy định này đúng với tài liệu lưu trữ thông thường nhưng chưa đúng với tài liệu lưu trữ là bản bảo vật quốc gia. Trong Luật Di sản văn hóa hiện hành và trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) bản sao là sản phẩm làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc trang trí và những đặc điểm khác. Do đó đại biểu Nga đề nghị bổ sung thêm khái niệm bản sao đối với tài liệu lưu trữ đặc biệt là di sản văn hóa vào dự thảo cho thống nhất với Luật Di sản văn hóa.
Thứ hai, về giá trị của bản sao tài liệu lưu trữ. Trong khoản 2 Điều 23 của dự thảo luật có quy định “bản sao tài liệu lưu trữ có xác thực của cơ quan, tổ chức lưu trữ lịch sử có giá trị như tài liệu lưu trữ gốc đang bảo quản lưu trữ tại lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử”. Đại biểu cho rằng quy định về giá trị bản sao tài liệu lưu trữ như vậy cũng chỉ đúng với tài liệu lưu trữ thông thường mà chưa đúng với tài liệu lưu trữ là di sản văn hóa và còn mâu thuẫn với những quy định của Luật Di sản văn hóa hiện hành cũng như dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Theo quy định của Luật Di sản văn hóa “bản sao là sản phẩm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước nhưng không có giá trị như bản gốc”. Bởi vậy đại biểu Nga đề nghị sửa quy định trong khoản 2 Điều 23 của dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) như sau: “Bản sao tài liệu lưu trữ có xác thực của cơ quan tổ chức lưu trữ lịch sử có giá trị về thông tin, tư liệu như tài liệu lưu trữ gốc đang bảo quản tại lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử”. Khi xác định giá trị thông tin, tư liệu của bản sao, tài liệu lưu trữ giống như bản gốc là đã loại trừ được sự mâu thuẫn giữa Luật Di sản văn hóa và Luật Lưu trữ, đại biểu bày tỏ.
Tương tự, đại biểu Lưu Bá Mạc (Lạng Sơn) cho rằng, tại khoản 3 Luật Lưu trữ (sửa đổi) quy định: “Trường hợp tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia hoặc công nhận, ghi danh hình thức khác theo quy định của Luật Di sản văn hóa và luật khác có liên quan ngoài việc thực hiện theo quy định của luật này còn phải thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa và luật khác có liên quan”. Đại biểu đề xuất cân nhắc sửa thành: “Trường hợp tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt được công nhận là bảo vật quốc gia hoặc được xác định là một trong các loại hình di sản văn hóa thì phải thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa”, nghĩa là áp dụng theo một luật.
“Lý do vì ta cần xác định, phân tách rõ ràng trong việc áp dụng quy định pháp luật đối với hai trường hợp khác nhau, khi còn là tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt thì thực hiện biện pháp bảo vệ, phát huy tài liệu lưu trữ lịch sử có giá trị đặc biệt theo quy định tại dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi) là hợp lý. Tuy nhiên, khi tài liệu lưu trữ đặc biệt được công nhận là bảo vật quốc gia hoặc di sản tư liệu thì cần phải thực hiện biện pháp bảo vệ, phát huy giá trị bảo vật quốc gia và di sản tư liệu theo quy định tại Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) mà dự thảo Luật Di sản văn hóa sắp tới đang thực hiện. Khi tài liệu lưu trữ đặc biệt đó được công nhận là bảo vật quốc gia, di sản tư liệu, nhưng cùng lúc phải áp dụng 2 quy định khác nhau về biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị trong 2 luật khác nhau sẽ có sự chồng chéo, vướng mắc, gây ra cách hiểu khác nhau khi áp dụng luật trong thực hiện sau này.
Theo đại biểu Lưu Bá Mạc, tại điểm a khoản 5 Điều 52, dự thảo Luật Lưu trữ có quy định “chủ sở hữu tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Nội vụ khi trao đổi, tặng, cho, mua, bán, để lại di sản thừa kế là tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt”. Trong khi đó tại điểm c khoản 1 Điều 41 dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) có quy định “bảo vật quốc gia thuộc sở hữu chung, sở hữu riêng chỉ được chuyển nhượng trong nước, đồng thời không được kinh doanh, khi chuyển quyền sở hữu bảo vật quốc gia, tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia phải thông báo bằng văn bản tới Sở VHTTDL nơi đã đăng ký về chủ sở hữu mới” và tại khoản 1 Điều 58 dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cũng có quy định “di sản tư liệu thuộc sở hữu toàn dân phải được quản lý trong cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ thích hợp, không được mua, bán, tặng, cho, còn di sản tư liệu thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng, cho để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật”. Như vậy, “nếu tài liệu lưu trữ đặc biệt được công nhận là bảo vật quốc gia hoặc di sản tư liệu nếu bị điều chỉnh theo cả 2 luật như trên thì vừa phức tạp trong thực tiễn lại có nhiều cách hiểu khác nhau. Do vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc có những điều chỉnh phù hợp để áp dụng trong thực tiễn thuận tiện”, đại biểu Lưu Bá Mạc đề nghị.
Về nội dung khoản 2 Điều 3 của Luật Lưu trữ (sửa đổi) quy định: “Trường hợp mang tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia ra nước ngoài phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ”, theo đại biểu Nguyễn Tuấn Thịnh, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, quy định này là không cần thiết, bởi vì ngay tại khoản 2 điều này đã quy định: “Trường hợp tài liệu lưu trữ được công nhận là bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa và luật khác có liên quan thì ngoài việc thực hiện theo quy định của luật này phải thực hiện theo quy định của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và luật khác có liên quan” và theo quy định của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại Điều 44 đã có quy định “việc đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài phải có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép”.
TUẦN LÀM VIỆC THỨ HAI, KỲ HỌP THỨ 7: Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng
Trong tuần làm việc thứ hai của kỳ họp thứ 7 (từ 27-31.5), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự. Cụ thể, trong tuần làm việc thứ hai, Quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo 4 Luật, bao gồm: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Luật Thủ đô (sửa đổi) và Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.
Trong ngày 29.5, các đại biểu sẽ thảo luận tại hội trường để đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024; Kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023; Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023. Quốc hội cũng sẽ thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025; dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024…
(责任编辑:Thể thao)
- ·Doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững
- ·Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu làm rõ việc giao hơn 80.000m2 đất tại dự án nghỉ dưỡng
- ·Mẫu nhà ống 2 tầng đẹp ở nông thôn, đảm bảo các yếu tố phong thủy
- ·Hơn 1.000 tỷ đồng thực hiện giai đoạn 2 'di dân lịch sử' khỏi Kinh thành Huế
- ·Thực hiện quyết liệt các giải pháp phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững
- ·Phí trước bạ mua bán nhà đất tại TP.HCM có thể lên đến 1 tỷ đồng
- ·Sun Property nâng tầm quỹ đất ven sông tại Đà Nẵng
- ·10 vụ phá huỷ nhà cao tầng nổi tiếng nhất thế giới
- ·Làm trắng bằng phương pháp lột da sinh học có an toàn không?
- ·Chuỗi lễ hội Vinhomes Grand Park sôi động suốt dịp cuối tuần
- ·Công ty Dược phẩm Hoa Linh Hà Nam quảng cáo thổi phồng công dụng, chất lượng sản phẩm
- ·Bình Dương: Phát triển các khu công nghiệp bền vững theo mô hình ‘3 trong 1’
- ·Bất ngờ lý do rao bán siêu biệt thự trăm tỷ cùng núi quà tặng
- ·Hà Nội sẽ trình kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 trong tháng 9
- ·BHXH Việt Nam mang Tết ấm đến với bệnh nhân BHYT nghèo
- ·Cách hóa giải với căn hộ chung cư có tầm nhìn xấu, ban công hướng ra nghĩa trang
- ·Vinhomes mở đại nhạc hội, khai trương vịnh biển bốn mùa Paradise Bay
- ·44 dự án vi phạm ôm đất vỡ tiến độ ở Bình Thuận
- ·Chủ động các kế hoạch để phòng chống dịch hiệu quả, phục hồi và phát triển KTXH
- ·Mô hình đột phá kích hoạt những làn sóng đầu tư trên thị trường bất động sản