【nhận định cúp quốc gia đức】Điều trị F0 tại nhà: Mỗi gia đình trở thành một phòng y tế
TPHCM: Hơn 41.000 F0 đang điều trị tại nhà có tiến triển tốt | |
Sở Y tế TPHCM hướng dẫn toa thuốc điều trị Covid-19 tại nhà | |
Sẽ thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại nhà |
PGS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội đưa ra nhiệm vụ của cơ sở quản lý F0 tại nhà. |
Bộ Y tế sẽ triển khai thí điểm chương trình điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà ở TPHCM và một số tỉnh, thành phố khác khi có ca nhiễm tăng nhanh, vượt quá khả năng thu dung, điều trị của các cơ sở y tế. PGS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội cũng nhận định, điều trị F0 tại nhà sẽ giảm được quá tải bệnh viện, bệnh nhân nhanh phục hồi, giảm nguy cơ tử vong.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết: Trong thời gian qua, với sự lây lan nhanh của dịch bệnh, của biến chủng Delta, số ca mắc Covid-19 tại nước ta tăng rất nhanh. Qua phân tích dịch tễ, ca bệnh lâm sàng cho thấy khoảng 80% ca mắc là người không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ, còn lại 20% là những người có biểu hiện vừa, trung bình. Trong số 20% những trường hợp có biểu hiện vừa và trung bình thì có 5% chuyển biến nặng và 0,5-1% diễn tiến rất nặng.
Hiện nay, số lượng các ca bệnh tăng cao, vì thế cần sự thay đổi về chiến lược điều trị nhằm giảm tỷ lệ tử vong và đảm bảo tất cả người bệnh điều được tiếp cận y tế. Căn cứ từ kinh nghiệm các nước, mô hình về triệu chứng bệnh học, các chuyên gia nhận thấy, Việt Nam có thể áp dụng điều trị F0 tại nhà.
Bộ Y tế và Tập đoàn Vingroup sẽ triển khai thí điểm chương trình điều trị tại nhà (home-based care) có kiểm soát cho các trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng tại TPHCM với mô hình 3 tại chỗ: Xét nghiệm tại chỗ, điều trị tại chỗ và an sinh tại chỗ. Chương trình được bắt đầu triển khai thí điểm tại TPHCM từ 16/8/2021, với 3 hoạt động chính, gồm: Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, cộng đồng; cung cấp hộp thuốc home-based care cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe, đồng thời hỗ trợ tư vấn và quản lý sức khỏe trong phòng, chống dịch Covid-19; cung cấp gói thực phẩm bảo đảm an sinh xã hội cho người nhiễm và các thành viên trong gia đình ở tại nhà, không ra ngoài, tránh tiếp xúc, góp phần làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. |
Theo đó, việc chăm sóc, theo dõi, cách ly F0 tại nhà cũng sẽ như việc cách ly F1, F2 tại nhà trước đó; đảm bảo không lây nhiễm chéo cho người trong gia đình, ra ngoài cộng đồng.
"Mỗi gia đình trở thành "home care", phòng y tế ở đó. Chúng tôi đang xây dựng hướng dẫn thật kỹ như bệnh nhân khi ở nhà thì chăm sóc sức khỏe, cách ly như thế nào; khi diễn biến có sốt, ho, bắt đầu khó thở thì phải liên hệ với ai, đến đâu", PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.
Để việc điều trị F0 tại nhà đem lại hiệu quả, PGS Hiếu cho rằng, hướng dẫn điều trị F0 tại nhà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp và lực lượng y tế.
Trong đó, lực lượng y tế đảm nhận vai trò sau: Xác định các F0 có nguy cơ thấp; theo dõi và hướng dẫn chăm sóc/tự chăm sóc F0 tại nhà; can thiệp kịp thời khi có diễn biến xấu về sức khỏe F0 trong lúc chờ đưa đi bệnh viện; xác định các F0 đã khỏi bệnh.
Để triển khai việc thí điểm điều trị F0 tại nhà, Bộ Y tế đã có chiến lược cấp những “túi thuốc an sinh” cho các gia đình. Túi thuốc này gồm thuốc đông y, thuốc bồi bổ sức khoẻ và tăng khả năng miễn dịch... Cùng với đó, đội ngũ y tế cơ sở, bác sĩ gia đình, bác sĩ địa phương được giao phụ trách các khu vực có bệnh nhân F0 điều trị tại nhà. Từ đó, thiết lập mạng lưới bác sĩ tình nguyện để tư vấn sức khoẻ cho các cụm dân cư qua ứng dụng công nghệ. Người bệnh khi điều trị tại nhà cũng sẽ tăng cường tư vấn thông qua ứng dụng công nghệ thông tin như qua điện thoại, zoom, zalo, viber…
Thực tế, việc theo dõi, điều trị F0 tại TPHCM đang đem lại hiệu rõ rệt. Ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, tại TPHCM đang có hơn 41.000 đang điều trị tại nhà tiến triển tốt. Theo thống kê cho thấy, có đến 70-80% bệnh nhân F0 hồi phục tốt trong thời gian ngắn khi có điều kiện chăm sóc tốt.
PGS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội cho biết, trong quá trình quản lý F0 tại nhà cần đặc biệt lưu ý các dấu hiệu chuyển nặng sau của bệnh nhân để đưa bệnh nhân đi cấp cứu sớm, cụ thể: - Triệu chứng thần kinh: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt hoặc mệt lả - Hô hấp: Khó thở, thở hụt hơi, hoặc nhịp thở nhanh >25 lần/phút hoặc SpO2 ≤ 94%. - Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân - Da xanh, môi nhợt, lạnh đầu chi - Toàn thân: Bất kỳ tình trạng bất ổn nào mà mình nghĩ rằng cần cấp cứu ngay - Nhịp tim: >120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút - Huyết áp: HATT < 90 mmHg, HATTr < 60 mmHg. - Đau ngực: Đau thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. Dấu hiệu cấp cứu ở trẻ em, như sau: Tím tái; ho hoặc khó thở, thở nhanh: nhịp thở ≥ 60 lần/phút ở trẻ < 2 tháng; ≥ 50 lần/phút ở trẻ từ 2 - 11 tháng; ≥ 40 lần/phút ở trẻ từ 1 - 5 tuổi; toàn thân bất kỳ tình trạng bất ổn nào mà mình nghĩ rằng cần cấp cứu ngay; không thể uống, bú được; SpO2 ≤ 94%; thở rên, hoặc rút lõm lồng ngực. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cảm động câu chuyện 'chồng tàn nuôi vợ phế'
- ·Phát huy quyền giám sát của Nhân dân
- ·Phát huy vai trò tuyên truyền viên
- ·Giữ vững phẩm chất bộ đội Cụ Hồ
- ·Vợ mới của bố không chịu cho con thừa kế
- ·Cán bộ, công chức được vay vốn để xây nhà
- ·Bệnh vàng rụng lá, nấm hồng trên cây cao su có xu hướng tăng
- ·Đầm Dơi đưa Chỉ thị 01 vào cuộc sống
- ·Biểu diễn nghệ thuật ủng hộ người nghèo xã Mỹ Bằng
- ·Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Đằng thăm, tặng quà thương binh
- ·Xót cảnh cụ bà 75 tuổi nuôi 4 đứa cháu mồ côi
- ·Sống khá với bò viên chiên
- ·Xuất khẩu hồ tiêu hướng đến 1 tỷ USD
- ·Bạch Đằng giang oai hùng
- ·Bố mẹ muốn cho con gái đất làm tài sản riêng
- ·Không cắt đất bán lâu dài cho nước ngoài
- ·Nỗ lực phi thường của một thương binh
- ·Đảng viên đi trước
- ·Phụ nữ có dễ chấp nhận con riêng của chồng tương lai?
- ·Đề xuất 8 ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam