【ty so da banh】Áp thuế tiêu thụ đặc biệt nước giải khát có đường, không chắc giảm được tỷ lệ thừa cân béo phì
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần xem xét thận trọng,Ápthuếtiêuthụđặcbiệtnướcgiảikhátcóđườngkhôngchắcgiảmđượctỷlệthừacânbéophìty so da banh khách quan |
Trong phiên thảo luận tại hội trường vào chiều 27/11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần cân nhắc kỹ lưỡng việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường. Đại biểu lấy dẫn chứng, theo Báo cáo đánh giá tác động của Bộ Tài chính, những năm gần đây, tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có đường ở nước ta đã giảm mặc dù chưa cần phải áp dụng thuế…
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy - Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre. Ảnh: QH |
Đại biểu nhấn mạnh, thực tiễn cho thấy, không phải quốc gia nào áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường cũng đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì: như Brunei, Ấn độ, Chile, Phần Lan, Bỉ… là những quốc gia đã áp dụng thuế thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường nhiều năm nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tăng đều. Trong khi đó, các quốc gia không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường như Nhật Bản hay Singapore lại có tỷ lệ thừa cân, béo phì thấp nhất.
“Như nước dừa đóng hộp, không cần thêm đường, nước dừa tự nhiên đã có lượng đường tương đương 6-7g/100ml. Nếu chiếu theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), nước dừa đóng hộp có thể được liệt vào nhóm chịu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt”,đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy cho hay và phân tích, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước dừa không chỉ ảnh hưởng đến hàng trăm doanh nghiệp chế biến dừa đang kiệt quệ sau dịch Covid-19 của tỉnh Bến Tre; mà còn ảnh hưởng đến hơn 200.000 nông dân trồng dừa vì không tiêu thụ được trái dừa, nguy cơ phải đốn dừa trồng cây khác.
Bên cạnh đó, cây dừa là cây có thể thích ứng với biến đổi khí hậu, có thể chịu được hạn, chịu được ngập và rễ dừa chống xói lở đất. Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nước dừa tốt cho sức khỏe, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra uống nước dừa dẫn đến thừa cân, béo phì.
Đại biểu khẳng định: “Hiện chưa đủ cơ sở khẳng định việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước dừa sẽ làm giảm bệnh thừa cân, béo phì, nhưng nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước dừa có khả năng dẫn đến thất thu ngân sách của các địa phương có trồng dừa và thậm chí Trung ương còn phải hỗ trợ ngân sách cho các địa phương trồng dừa để khắc phục thiên tai do mất cây dừa”.
Vì vậy, đại biểu cho rằng, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường có thể làm giảm tiêu thụ đồ uống có đường nhưng không chắc có thể làm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm khác.
Do vậy, đề nghị cần đánh giá tác động kỹ lưỡng và toàn diện về tính hiệu quả của việc bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường theo TCVN vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để đảm bảo mục tiêu của chính sách là bảo vệ sức khỏe người dân.
Đại biểu Cầm Thị Mẫn – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: QH |
Cũng liên quan đến áp thuế tiêu thụ với nước giải khát có đường, đại biểu Cầm Thị Mẫn - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa quan tâm đến việc bổ sung nước giải khát theo TCVN có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất 10%.
Đại biểu thống nhất với việc bổ sung sản phẩm này vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để góp phần định hướng tiêu dùng, mở rộng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp và người tiêu dùng chuyển sang sản phẩm khác không có đường, góp phần hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh không lây nhiễm.
Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động có nêu, ngành nước giải khát chiếm 38% số lượng doanh nghiệp của ngành đồ uống. Đối với tác động về nguồn thu ngân sách, kết quả tính toán cho thấy, khi áp dụng thu thuế tiêu thụ đặc biệt 10% thì quy mô sản xuất của các doanh nghiệp bị co hẹp. Đồng thời việc áp thuế không chỉ tác động tới ngành nước giải khát, mà còn tác động tới 24 ngành khác trong quan hệ liên ngành. Hệ quả tác động tới toàn nền kinh tế, kéo theo sự sụt giảm về GDP.
Do đó, cần phải cân đối mục tiêu định hướng hành vi của người tiêu dùng với việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này. Chính phủ cần giải trình rõ hơn về mục tiêu đạt được chính sách này. Thực chất là bảo vệ sức khỏe người dân hay chỉ là tăng thu ngân sách.
Vì vậy, việc bổ sung chính sách cần cân nhắc kỹ lưỡng để triển khai thực hiện được thông suốt. Các doanh nghiệp có thời gian xây dựng chiến lược kinh doanh, kịp thời thích ứng.
Đóng góp ý kiến vào dự án Luật, đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đề nghị xem xét việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường theo lộ trình. Việc làm này nên được nghiên cứu trong bối cảnh các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh…
Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: QH |
Theo đại biểu Phạm Văn Hòa, nhiều loại hàng hóa khác cũng có hàm lượng cao, chứ không phải chỉ có nước giải khát có đường. Nếu áp thuế cao, có thể xuất hiện các loại nước ngọt, rượu bia được làm thủ công, nhập lậu rất khó kiểm soát vào Việt Nam.
Ngoài ra, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng đề xuất với Ban soạn thảo dự án Luật là không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng điều hòa nhiệt độ. Bởi vì đây là nhu cầu, mặt hàng thiết yếu của người dân.
Phát biểu tranh luận về vấn đề trên, đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh - cho rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt có một chức năng quan trọng là nhằm định hướng hành vi người tiêu dùng, để bảo vệ sức khỏe cho người dân. Thực tế cho thấy, việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên, chi phí y tế của nước ta tốn nhiều vào việc điều trị các loại bệnh tật, đặc biệt là bệnh tiểu đường và bệnh phổi.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: QH |
Do vậy, đại biểu đề nghị cần phải quyết liệt trong thực hiện áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá. Cần đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2045, Việt Nam có thể trở thành quốc gia không còn người hút thuốc lá.
Đối với việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, đại biểu đề xuất nên có một danh mục cụ thể liệt kê các loại đồ uống có đường cần áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt. Danh mục này có thể do Chính phủ điều chỉnh theo từng thời kỳ.
Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với máy điều hòa. Bởi đây là sản phẩm giúp người dân có được điều kiện sống tốt hơn, đặc biệt là cho sức khỏe của người già và trẻ em. Thay vì đánh thuế, đại biểu cho rằng, nên hướng dẫn người dân cách sử dụng máy điều hòa hợp lý.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá vàng hôm nay (6/1): Giá vàng dự báo sẽ gặp một số trở ngại trong tuần mới
- ·Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập chủ yếu mang tính cơ học
- ·Lạng Sơn: Tiếp nhận 62 công dân Việt Nam xuất cảnh trái phép do Trung Quốc trao trả
- ·Vì sao chậm giao đất cho đương sự ?
- ·Tạm giữ 17 con bạc
- ·Thủ tướng: Khắc phục tâm lý 'sợ sai, không làm, không sai' trong y tế
- ·Phạt 203 trường hợp không đeo khẩu trang, tổng số tiền 38 triệu đồng
- ·Từ vụ nợ thẻ tín dụng "lãi chồng lãi" lên 8,8 tỷ đồng: Cần minh bạch và tính tuân thủ
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Năm 2022, kinh tế
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Xây dựng tập đoàn kinh tế
- ·TP. Hồ Chí Minh
- ·Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Đặng Quốc Khánh, ông Chẩu Văn Lâm
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Xăng dầu đồng loạt tăng giá, mức cao nhất 741 đồng/lít
- ·Tăng cường hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia
- ·Công tác nhân sự của Đảng: Coi trọng cả tiền kiểm lẫn hậu kiểm
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Gìn giữ, bảo tồn di tích cách mạng Việt Nam tại Trung Quốc