【lịch bóng đá ngoại hang anh】Chính sách thuế không phân biệt giữa đại lý du lịch trực tuyến Việt Nam hay nước ngoài
Hà Nội: Quản lý thuế chặt hộ kinh doanh nhà nghỉ,ínhsáchthuếkhôngphânbiệtgiữađạilýdulịchtrựctuyếnViệtNamhaynướcngoàlịch bóng đá ngoại hang anh tránh để người nước ngoài lưu trú không khai báo | |
Herbalife Việt Nam cùng Ủy ban Olympic Việt Nam tổ chức huấn luyện dinh dưỡng thể thao trực tuyến | |
Thứ trưởng Bộ Y tế: Không cấm chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam |
Chính sách thuế hiện hành không có quy định phân biệt về thuế đối với đại lý du lịch trực tuyến Việt Nam hay nước ngoài. Ảnh: Internet. |
Có hay không sự bình đẳng về vấn đề thuế?
Theo phản ánh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, hiện đang tồn tại sự bất bình đẳng về vấn đề thuế giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành trong nước và các đại lý du lịch trực tuyến (Online Travel Agent -OTA) nước ngoài.
Cụ thể, pháp luật Việt Nam quy định áp dụng kê khai và nộp thuế đối với những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam có cơ sở kinh doanh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam có thực hiện đăng ký thuế và được cơ quan Thuế cấp mã số thuế. Do đó, với những đơn vị OTA nước ngoài không hoạt động theo Luật Việt Nam, không đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, không có văn phòng đại diện tại Việt Nam thì không có cơ sở quy trách nhiệm kê khai và nộp thuế.
Tuy nhiên, theo quy định tại công văn số 848/BTC-TCT ngày 18/1/2017 của Bộ Tài chính về việc chính sách thuế và quản lý thuế liên quan đến hoạt động kinh doanh của dịch vụ đặt phòng trực tuyến, các doanh nghiệp tại Việt Nam (có hợp tác với các kênh OTA nước ngoài) sẽ là bên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
Lúc này, nếu doanh nghiệp Việt Nam nâng giá phòng hoặc giá dịch vụ để thu thêm của khách sẽ không được vì giá đã được niêm yết, còn nếu khấu trừ theo đúng quy định sẽ đối diện với nguy cơ bị đối tác dừng hợp tác.
Hiện các doanh nghiệp du lịch Việt Nam vẫn đang phải phụ thuộc rất nhiều vào lượng khách đặt dịch vụ qua các OTA nước ngoài nổi tiếng nên phải chấp nhận tự bỏ tiền ra nộp thuế thay.
Mặt khác, các doanh nghiệp cũng chỉ ra rằng có sự khác nhau trong vấn đề xuất hóa đơn giữa OTA nội địa và OTA nước ngoài. Cụ thể, khi khách hàng đặt dịch vụ thông qua OTA nội địa OTA nội địa sẽ xuất hóa đơn trực tiếp cho khách hàng, còn khách sạn/đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ xuất hóa đơn cho OTA nội địa. Chính vì vậy, ngoài việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, OTA nội địa phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế VAT 10%.
Trong khi đó, với khách hàng đặt dịch vụ thông qua OTA nước ngoài sẽ chỉ cung cấp hóa đơn xác nhận thanh toán chứ không xuất hóa đơn VAT tại Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh việc không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, OTA nước ngoài cũng không phải nộp thuế VAT 10%. Điều này dẫn đến việc các OTA nội địa không thể cạnh tranh giá với các OTA nước ngoài, gây mất bình đẳng cho môi trường kinh doanh. Thậm chí, nhiều OTA nội địa đã có kế hoạch chuyển sang đăng ký kinh doanh tại các quốc gia khác như Singapore để tránh nghĩa vụ nộp thuế, từ đó có thể cạnh tranh giá với các OTA nước ngoài.
Trước những phản ánh của doanh nghiệp, Tổng cục Thuế khẳng định, theo quy định tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Đối với việc khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thì nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế, ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật thuế đối với từng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà người mua là cá nhân ở Việt Nam thanh toán cho nhà cung cấp ở nước ngoài liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số.
Hiện Tổng cục Thuế đang phối hợp với cơ quan có liên quan xác định, công bố tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế mà người mua hàng hóa, dịch vụ có thực hiện giao dịch. Trên cơ sở đó, Tổng cục Thuế thông báo tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài cho ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để các đơn vị này xác định tài khoản giao dịch của nhà cung cấp ở nước ngoài và thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch của người mua là cá nhân ở Việt Nam thanh toán cho tài khoản giao dịch của nhà cung cấp ở nước ngoài.
Tổng cục Thuế nhấn mạnh, chính sách thuế hiện hành không có quy định phân biệt về thuế đối với đại lý du lịch trực tuyến Việt Nam hay nước ngoài.
Sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký thuế, khai, nộp thuế
Do vậy, để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các đại lý du lịch trực tuyến nước ngoài nói riêng cũng như các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mai điện tử nói chung, hiện nay, Luật Quản lý thuế số 38 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước (Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông), các tổ chức tín dụng phối hợp với Bộ Tài chính trong quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử, đồng thời cũng đã hướng dẫn các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế.
Theo đó, đại lý du lịch trực tuyến nước ngoài không có cơ sở thường trú ở Việt Nam nhưng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (OTA nước ngoài) được xác định là nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam có trách nhiệm đăng ký thuế trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam.
Tổng cục Thuế cũng cho biết, hiện nay, Bộ Tài chính đang triển khai xây dựng Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế. Trong đó, dự thảo Thông tư dự kiến sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký thuế, khai, nộp thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác có phát sinh thu nhập tại Việt Nam.
Đồng thời cũng quy định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam có liên quan trong trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài không thực hiện đăng ký, khai thuế, nộp thuế trên Cổng thông tin hệ thống quản lý của Tổng cục Thuế.
Dự thảo Thông tư được xây dựng trên cơ sở quy định tại Luật Quản lý thuế và các Luật về chính sách thuế đảm bảo phù hợp với mô hình kinh doanh của các tổ chức nước ngoài, phù hợp với thông lệ quốc tế và nhằm hạn chế việc tránh và trốn thuế.
(责任编辑:World Cup)
- ·Lễ phát động Tháng Nhân đạo cấp quốc gia năm 2024
- ·Thêm 11 địa phương chính thức thí điểm hoàn thuế điện tử
- ·Khởi công “siêu” dự án điện Mông Dương 2
- ·Xuất khẩu hàng dệt may: khó dài sang năm 2012
- ·Giá vàng trong nước giảm sâu khi giá thế giới tăng
- ·EVN: Đảm bảo cung ứng điện đến cuối năm
- ·Ấn tượng phần mềm RiskProfiler
- ·Thêm một kho ngoại quan mới tại Cao Bằng
- ·Xuất siêu của cả nước ước đạt 10,6 tỷ USD trong 11 tháng năm 2022
- ·Hải quan An Giang thu vượt chỉ tiêu phấn đấu
- ·Tích cực triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8 phát triển tối đa năng lượng tái tạo
- ·Giải bóng đá U15 quốc gia 2024: HAGL, SLNA văng khỏi bán kết
- ·Kết quả bóng chuyền nữ Việt Nam 0
- ·Giải futsal nữ VĐQG 2024: Thái Sơn Nam TPHCM sớm vô địch
- ·TP.HCM: Hai học sinh nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa tại trường
- ·Lịch thi đấu vòng 1 V
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/9: MU vs Liverpool
- ·Ngành Hải quan thu ngân sách đạt 272.167 tỷ đồng
- ·Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
- ·Đầu tháng 8 sẽ có phương án vận chuyển bauxite