【ket qua bong da euro 2024】Báo cáo Quốc hội 16 vấn đề chưa chốt được phương án của Luật Đất đai sửa đổi
Quốc hội nghe báo cáo trước khi thảo luận,áocáoQuốchộivấnđềchưachốtđượcphươngáncủaLuậtĐấtđaisửađổket qua bong da euro 2024 140 vị đại biểu đã đăng ký phát biểu ngay từ đầu giờ. |
Tiếp tục Kỳ họp thứ sáu, cả ngày hôm nay (3/11) Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Dự thảo).
Báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếVũ Hồng Thanh đề cập 5 nội dung đã thống nhất 1 phương án, 16 vấn đề vẫn đang thiết kế từ 2- 3 phương án.
"Mở" quyền cho Việt Kiều
Trong đó, nhiều phương án mới là do Chính phủ đề xuất tại Báo cáo số 598/BC-CP ngày 23/10/2023 về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo.
Điểm rất mới là lần này có thêm phương án về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Chính phủ đề xuất. Phương án này thiết kế theo hướng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam thì có đầy đủ các quyền liên quan đến đất đai (không chỉ riêng quyền đối với đất ở) như công dân Việt Nam ở trong nước (cá nhân trong nước) và giữ chính sách như pháp luật hiện hành đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài (không có quốc tịch Việt Nam).
Về thực hiện dự ánnhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ, Phương án 1 (trên cơ sở Báo cáo số 598/BC-CP), dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tưcó sử dụng đất.
Phương án 2: quy định dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ gắn với tiêu chí, điều kiện cụ thể thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Về tổ chức phát triển quỹ đất, ông Vũ Hồng Thanh cho biết quan điểm của Chính phủ là về dài hạn có thể xem xét học hỏi kinh nghiệm của một số nước phát triển như Hàn Quốc về việc cho thí điểm thành lập doanh nghiệpphát triển quỹ đất do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ở một số địa phương có điều kiện.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) báo cáo Quốc hội không quy định Tổ chức phát triển quỹ đất tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, do chưa phù hợp với chức năng của Tổ chức phát triển quỹ đất có tính chất công.
Về mối quan hệ giữa các trường hợp thu hồi đất và thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với dự án phát triển kinh tế - xã hội không sử dụng vốn ngân sách nhà nước (riêng dự án nhà ở thương mại phải đáp ứng thêm điều kiện về loại đất), ông Thanh cho biết cũng có hai phương án.
Phương án 1: Sửa đổi theo hướng ưu tiên thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với dự án đầu tư (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước) thuộc trường hợp thu hồi đất. Chính phủ đề xuất theo hướng này tại Báo cáo số 598/BC-CP.
Phương án 2: Không quy định về ưu tiên thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với dự án đầu tư tư (không sử dụng vốn ngân sách nhà nước) thuộc trường hợp thu hồi đất.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến Quốc hội về nội dung này mà không thể hiện chính kiến là nhất trí phương án nào.
Về mối quan hệ giữa các trường hợp thu hồi đất và đang có quyền sử dụng đất đối với dự án phát triển kinh tế - xã hội (riêng dự án nhà ở thương mại phải đáp ứng thêm điều kiện về loại đất).
Phương án 1: giữ như dự thảo Luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5
“Đối với trường hợp đang có quyền sử dụng đất thì nhà đầu tư thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội”.
Phương án 2: sửa đổi theo hướng ưu tiên người đang có quyền sử dụng đất.
“Người sử dụng đất đang có quyền sử dụng đất có đề xuất dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch sử dụng đất có đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất mà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì được sử dụng đất để thực hiện dự án mà Nhà nước không thực hiện thu hồi đất theo quy định tại Điều 79 của Luật này”. Chính phủ đề xuất theo hướng này tại Báo cáo số 598/BC-CP.
Đa số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Phương án 2 và xin ý kiến Quốc hội về nội dung này.
Về thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc sử dụng quyền sử dụng đất đang có để thực hiện dự án nhà ở thương mại.
Phương án 1: Giữ quy định về các loại đất được làm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất như Luật Nhà ở hiện hành: chỉ được thực hiện dự án nhà ở thương mại đối với trường hợp đang có quyền sử dụng đất nếu đó là (1) đất ở hoặc (2) đất ở và đất khác (không phải đất ở, bao gồm cả đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp); chỉ được thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất đối với đất ở.
Phương án 2: Đề nghị mở rộng về các loại đất được làm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất điều kiện được nhận chuyển nhượng không giới hạn về các loại đất. Chính phủ đề xuất theo hướng này tại Báo cáo số 598/BC-CP.
Đa số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Phương án 1 và xin ý kiến Quốc hội về nội dung này.
Ngoài các nội dung trên, các nội dung còn có hai phương án là cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai, không thuộc trường hợp giao đất trái thẩm quyền; phương pháp định giá đất và các trường hợp, điều kiện áp dụng; về hoạt động lấn biển; về phạm vi nhận chuyển quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…
Vẫn còn nội dung có ba phương án
Được thiết kế ba phương án là điều kiện đối với cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.
Phương án 1: Phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa trong mọi trường hợp.
Phương án 2: Không giới hạn về điều kiện (Chính phủ đề xuất theo hướng này tại Báo cáo số 589/BC-CP).
Phương án 3: Phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa khi cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhận chuyển nhượng đất trồng lúa quá hạn mức theo quy định tại khoản 1 Điều 177.
Cũng có ba phương án là nguyên tắc lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các cấp.
Phương án 1: Cho phép các quy hoạch sử dụng đất được lập đồng thời nhưng quy hoạch cấp cao hơn phải được phê duyệt, quyết định trước quy hoạch thấp hơn. Khi kết thúc thời kỳ quy hoạch sử dụng đất mà quy hoạch thời kỳ mới chưa được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thì tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu chưa thực hiện hết đến khi quy hoạch sử dụng đất thời kỳ tiếp theo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Phương án 2: Các quy hoạch sử dụng đất được lập đồng thời; quy hoạch được lập, thẩm định xong trước được quyết định hoặc phê duyệt trước. Sau khi quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, nếu có mâu thuẫn thì quy hoạch thấp hơn phải điều chỉnh phù hợp quy hoạch cao hơn. Chính phủ đề xuất theo hướng này tại Báo cáo số 598/BC-CP.
Phương án 3: Quy hoạch sử dụng đất các cấp được lập, quyết định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Đa số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Phương án 1 và xin ý kiến Quốc hội về nội dung này.
Nhận định chung, ông Vũ Hồng Thanh nêu rõ, cho đến nay, nhiều chính sách quan trọng chưa thiết kế được phương án tối ưu; trong quá trình rà soát tiếp tục phát sinh các vấn đề chính sách mới có ý kiến khác nhau do phạm vi của dự án Luật Đất đai rất rộng, liên quan mật thiết, chặt chẽ với nhiều quy định tại các luật khác.
Bên cạnh đó, các quy định có tính kế thừa về mặt lịch sử, ghi nhận chính sách của Nhà nước qua các thời kỳ, một số nội dung tuy là trình tự, thủ tục nhưng được luật định do tác động trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất; vì vậy, công tác hoàn thiện các quy định đòi hỏi hết sức kỹ lưỡng, thận trọng.
Trên cơ sở tiếp thu, giải trình ý kiến ĐBQH thảo luận tại kỳ họp thứ 6 về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), UBTVQH sẽ báo cáo, xin ý kiến Quốc hội về phương án xem xét, thông qua dự án Luật này trên tinh thần bảo đảm chất lượng dự án Luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và khả thi, ông Thanh báo cáo Quốc hội.
(责任编辑:La liga)
- ·Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- ·Nhan sắc á hậu thấp nhất lịch sử thi nhan sắc Việt với chiều cao 1m45
- ·Hoa hậu Nguyễn Ngọc Hiếu xúc động tại lễ cưới tập thể của 51 cặp đôi khuyết tật
- ·Trực tiếp chung kết Hoa hậu Quốc tế
- ·Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình ‘Mùa xuân cho em’ lần thứ 18
- ·Trọn bộ ảnh cưới tại Pháp đẹp như mơ của Á hậu Phương Anh và chồng doanh nhân
- ·Tỷ phú chuyển giới lên tiếng việc Miss Universe 2023 bị hủy bỏ vì vỡ nợ
- ·Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa: Thi 3 lần mới đăng quang, có loạt thành tích ấn tượng
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Trực tiếp Hoa hậu Hoà bình Quốc tế: Lê Hoàng Phương so tài 70 người đẹp thế giới
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Hoa khôi Đỗ Hà Trang rạng ngời trong sự kiện hỗ trợ trẻ em khó khăn
- ·Hoa hậu Khánh Vân khoe tủ đồ hàng hiệu, fan trầm trồ, xuýt xoa
- ·Hoa hậu Bùi Quỳnh Hoa ân hận vì từng hít bóng cười
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Hoa hậu Ngân Anh kể quá trình chinh phục trái tim chồng MC
- ·Hoa hậu Việt nào 13 năm qua vẫn chưa có người kế nhiệm?
- ·Á hậu Anh Sa tích cực tham dự các sự kiện văn hóa
- ·Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- ·Cuộc sống sau 21 năm đăng quang của 'Hoa hậu Việt Nam bí ẩn nhất showbiz'