【kết quả udinese】Gỡ vướng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7,ỡvướngtrongthựchiệnChươngtrìnhmụctiêuquốcgiavùngđồngbàodântộcthiểusốkết quả udinese sáng 22-5, Quốc hội nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trình bày Tờ trình về báo cáo đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, với sự đồng hành, vào cuộc quyết liệt trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, cùng với sự nỗ lực của các địa phương, kết quả giải ngân của Chương trình đã có nhiều chuyển biến tích cực thời gian qua.
So với các chương trình mục tiêu quốc gia, tỷ lệ giải ngân của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt kết quả tương đối khả quan. Tuy nhiên, về tổng thể kết quả giải ngân của Chương trình chưa được như mong muốn, đặc biệt là kết quả giải ngân nguồn vốn sự nghiệp còn tương đối thấp.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, vốn đầu tư công giải ngân đến hết tháng 3 năm 2024 (bao gồm cả vốn đầu tư kéo dài các năm trước chuyển sang năm 2024) của Chương trình ước đạt được khảng 2.110,772 tỷ đồng, đạt 14% kế hoạch; vốn sự nghiệp giải ngân thực hiện Chương trình ước chỉ đạt được khoảng 38,385 tỷ đồng, đạt 1% kế hoạch.
Theo Bộ trưởng Hầu A Lềnh, các nội dung điều chỉnh theo hướng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, không làm phát sinh đối tượng thụ hưởng chính sách và địa bàn đầu tư. Việc phê duyệt và đầu tư các dự án thuộc các nội dung điều chỉnh phải phù hợp với quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và định hướng phát triển ngành, lĩnh vực đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Chương trình được phê duyệt điều chỉnh sẽ có những tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần khắc phục khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo điều kiện giải ngân theo đúng quy định nguồn vốn của các dự án, tiểu dự án đã được Quốc hội quyết định, bố trí vốn cho các đối tượng nêu trên với tổng kinh phí dự kiến khoảng 4.142,805 tỷ đồng.
Việc điều chỉnh Chương trình là cần thiết để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn và phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình ở mức cao nhất theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, Nghị quyết số 120/2020/QH14, đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như cả nước.
Báo cáo thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, Hội đồng Dân tộc nhận thấy Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã nghiêm túc, khẩn trương tiếp thu đầy đủ nội dung Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc để hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội.
Đồng thời làm rõ sự cần thiết cần phải điều chỉnh chủ trương đầu tư; bổ sung chi tiết về danh mục đầu tư, vốn đầu tư, thực trạng hoạt động của các đơn vị được đầu tư nằm ngoài vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành nhưng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số; bổ sung về tính khả thi, khả năng hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình đến năm 2025; bổ sung báo cáo về thực trạng thực hiện các dự án, tiểu dự án về giải quyết những vấn đề bức xúc ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi như nhà ở, đất ở, đất sản xuất… Đây là những thông tin, cơ sở rất quan trọng để các đại biểu Quốc hội thảo luận, quyết định.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, một số ý kiến nhất trí với đề xuất của Chính phủ cho rằng việc điều chỉnh là cần thiết, bảo đảm tính rõ ràng, đầy đủ về nguồn vốn thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện trên thực tiễn.
Hội đồng Dân tộc thống nhất với nhiều ý kiến tham gia thẩm tra, thực tế qua giám sát, không có vướng mắc trong quá trình thực hiện và các Nghị quyết của Quốc hội đã giao, ghi rõ vốn đầu tư và vốn sự nghiệp cho các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm đủ cơ sở pháp lý. Nội dung đề nghị này sẽ được điều chỉnh cụ thể cho giai đoạn sau (2026-2030) trên cơ sở xem xét báo cáo tổng kết Chương trình giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ vào cuối năm 2025.
Cũng có ý kiến cho rằng, Chính phủ cân nhắc về sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư trong bối cảnh thời gian thực hiện Chương trình chỉ còn hơn 1 năm. Trong khi đó theo thẩm quyền, Chính phủ có thể xem xét điều chỉnh vốn đã bố trí cho các đối tượng này sang thực hiện cho các đối tượng khác ở vùng khó khăn hơn, nhất là địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, vùng cao, biên giới; các xã mới hoàn thành Chương trình nông thôn mới ở vùng dân tộc thiểu số; các trường phổ thông bán trú… và điều chỉnh, bổ sung các quyết định liên quan đến phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi cho phù hợp sẽ giải quyết cơ bản các vướng mắc này.
Hội đồng Dân tộc kiến nghị với Quốc hội thống nhất về nguyên tắc điều chỉnh một số nội dung liên quan chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giao Chính phủ chỉ đạo rà soát và quyết định ban hành danh mục đầu tư cụ thể về: các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc; các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; các trung tâm y tế huyện, bệnh viện tuyến huyện; các di tích, dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch, nằm trong và ngoài danh mục địa bàn xã, thôn (bản) vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành, ưu tiên địa bàn vùng khó khăn.
Kiến nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi các văn bản theo thẩm quyền. Trong đó ưu tiên việc phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi và Quyết định về phê duyệt Chương trình bảo đảm mục tiêu, nguyên tắc đã được Quốc hội giao tại Nghị quyết 120/2020/QH14; chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai đầy đủ kiến nghị được nêu trong Báo cáo số 550/BC-ĐGS ngày 21/10/2023 của Đoàn Giám sát và Nghị quyết số 108/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội về giám sát chuyên đề đối với các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo TTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cha mẹ nghèo, hai con mắc bệnh truyền máu suốt đời
- ·Nới “vòng kim cô” cho doanh nghiệp địa ốc
- ·TP.Thủ Dầu Một: Tiếp tục ra quân chấn chỉnh trật tự đô thị
- ·Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sẽ là “điểm tựa” cho các doanh nghiệp bất động sản
- ·Dùng tã quần Bobby fresh, con vẫn ướt cả đêm?
- ·Công ty Vinhomes: Thị trường bất động sản sẽ sớm hồi phục
- ·Cần sớm sửa chữa đường ĐH406
- ·Sau kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Bình Định xin gỡ vướng mắc nhà ở xã hội
- ·Vợ liệt, con dị tật, làm thế nào mới được hưởng trợ cấp khuyết tật?
- ·Nâng cao hiệu quả công tác giải tỏa chợ tự phát – Bài 2
- ·Có 40 triệu đồng con sẽ khỏi hẳn bệnh tim
- ·Dự kiến áp dụng bảng giá đất mới theo thị trường từ năm 2026
- ·“Mở đường” cho Tổng Liên đoàn làm nhà ở xã hội
- ·Bất động sản công nghiệp thích ứng với thuế tối thiểu toàn cầu
- ·Vợ chồng nghèo đau đớn nhìn con ung thư không tiền chữa
- ·Tập trung phát triển phân khúc đáp ứng nhu cầu thực
- ·Suất đầu tư bất động sản Fantasy Home: Cơ hội tốt cho nhà đầu tư “tay ngang”
- ·Cần xử nghiêm hành vi tiêu thụ xe gian
- ·Sùng sững hiên ngang những dáng hình
- ·Hố sâu giữa đường đã được xử lý