【soi kèo giải úc】“Siêu thực phẩm”: 30% quảng cáo sai
Một bệnh nhân bị hội chứng Stevens Johnson sau khi dùng lọ thực phẩm chức năng “xách tay”. Ảnh: Ngọc Hà |
Phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết, hai sai phạm thường gặp nhất với quảng cáo thực phẩm chức năng là quảng cáo khi chưa xin phép và quảng cáo không đúng với nội dung được thẩm định. Số này chiếm đến 30% trên tổng số sản phẩm thực phẩm chức năng có quảng cáo hiện nay.
Bổ sung không đúng, người dùng lãnh đủ
Hiện khoảng 3.700 loại thực phẩm chức năng được công bố tiêu chuẩn và được lưu hành trên thị trường, hỗ trợ điều chỉnh 26 chức năng của cơ thể như tiêu hóa, thần kinh, gan, hỗ trợ giấc ngủ, bổ sung vitamin..., 50% thực phẩm chức năng lưu hành trên thị trường là sản phẩm nội địa.
Một số chuyên gia về dược phẩm đánh giá tiêu chuẩn công bố lưu hành thực phẩm chức năng dễ hơn nhiều so với thuốc (không cần đưa nghiên cứu lâm sàng về tác dụng sản phẩm). Nhưng khi lưu hành trên thị trường, các nhà sản xuất thực phẩm chức năng có xu hướng quảng cáo sản phẩm như thuốc, cho sản phẩm của mình có tác dụng “điều trị” bệnh nọ bệnh kia, đặc biệt là hình thức quảng cáo truyền miệng, quảng cáo bằng tờ rơi, bán hàng đa cấp...
“Nhiều doanh nghiệp đã thổi phồng, nói thực phẩm chức năng chữa được bệnh nọ bệnh kia như là thần dược. Chúng tôi đã phạt nặng như rút giấy phép, thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, nhưng vì lợi nhuận họ vẫn bất chấp”, ông Nguyễn Thanh Phong cho hay.
Theo TS. Lương Chí Thành - Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin - thư viện y học trung ương (Bộ Y tế), người từng công tác với vai trò bác sĩ chuyên khoa nội tiết tại bệnh viện của Singapore, nhiều sản phẩm có khả năng điều trị cho người bệnh thực chất là thuốc, nhưng lại không được đối xử như thuốc, có thể gây ra những nguy cơ lớn cho sức khỏe người dùng.
“Các sản phẩm chứa nội tiết tố (cũng chính là hoóc-môn) là sản phẩm đặc trưng và được gọi là thuốc, không thể dùng bừa bãi. Hoóc-môn được dùng trong y học để điều trị. Chỉ định sử dụng các thuốc này rất ngặt nghèo, nếu bổ sung không đúng, bệnh nhân sẽ lãnh đủ hậu quả mà việc điều trị biến chứng rất khó khăn”.
Không thể bày bán như rau
Chủ tịch tập đoàn sản xuất thực phẩm chức năng T (tập đoàn mẹ ở Trung Quốc, có nhà máy ở Việt Nam) đã thông báo chuẩn bị tung ra sản phẩm “gạo dinh dưỡng” vào thị trường Việt Nam. Vị chủ tịch này đưa ra một số túi nilông to bằng ngón tay chứa các viên hình thức giống hạt gạo, màu đỏ gạch và xanh cốm, cho hay mỗi nồi cơm chỉ cần một gói hạt đỏ hoặc xanh này là các thành viên trong gia đình đã có đủ vi chất dinh dưỡng như vitamin E, B1, sắt, kẽm... cho cả ngày.
Sản phẩm được sản xuất bằng cách nghiền nhỏ gạo, sau khi được bổ sung các vi chất dinh dưỡng kể trên sẽ được “tái tạo” thành hình như hạt gạo, loại màu xanh phù hợp với trẻ em, loại màu đỏ hợp với cả gia đình, dùng cho mọi lứa tuổi.
Song, một chuyên gia dinh dưỡng phân tích: “Phải mất nhiều năm các chuyên gia đầu ngành của Viện Dinh dưỡng quốc gia mới nghiên cứu ứng dụng đưa được vi chất sắt vào nước mắm. Còn hiện tại, để thực hiện kế hoạch bổ sung vi chất sắt vào một số thực phẩm từ bột mì, Việt Nam còn kết hợp với các chuyên gia nước ngoài tính toán để tìm giải pháp kỹ thuật. Cùng lúc “nhồi” được đủ loại vi chất nào sắt, kẽm, vitamin... vào một vài hạt gạo và để cân bằng với các loại thực phẩm khác thì có thể là hoang đường”.
Trao đổi với chúng tôi, Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam Phạm Hưng Củng cho hay, ăn uống lành mạnh, khoa học, đủ chất là cách giữ sức khỏe tốt nhất. Người dân nên cảnh giác với các siêu thực phẩm được quảng cáo có tác dụng trên trời.
Theo ông Củng, về nguyên tắc khi bổ sung vi chất, người có nhu cầu nên đi khám tổng thể xem mình thiếu vi chất gì, cần bổ sung bao nhiêu, không tùy tiện tẩm bổ, nhất là với người có chế độ ăn giàu dinh dưỡng.“Đúng là ở các nước phát triển, thực phẩm chức năng được bày bán đơn giản trong các cửa hàng thực phẩm như rau. Nhưng ở Việt Nam, cứ quản lý theo cách này thì bệnh nhân sẽ gặp họa. Cơ quan quản lý nên siết chặt quảng cáo, đừng để người dùng mãi bị lừa bởi những xảo thuật “không phải thuốc chữa bệnh” nhưng lại như chữa được bách bệnh, của vô vàn loại thực phẩm chức năng trên thị trường”, TS. Tạ Văn Bình - Nguyên giám đốc Bệnh viện nội tiết Trung ương, nói.
Người tiêu dùng Việt Nam đang bị nhiễu giữa một rừng thông tin giới thiệu và quảng cáo về thực phẩm chức năng, mỹ phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bộ Y tế đã có ba định nghĩa rõ ràng: Thuốc: là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc-xin, sinh phẩm y tế. Thuốc tây (tân dược) hay thuốc nam (đông dược) đều phải được sản xuất tại các nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (thực hành tốt sản xuất thuốc - theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới). Thuốc không phải là thực phẩm, phải cẩn trọng khi dùng, phải đúng liều đúng lượng. Mỹ phẩm: một chất hoặc chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt. Mỹ phẩm không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc chữa bệnh và không được phép kê đơn cho người bệnh. Thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người. Thực phẩm chức năng có tác dụng dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe người sử dụng. Cũng như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ và hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc, không được phép kê đơn cho người bệnh. Rắc rối trong thực tế là việc phân chia không thể rạch ròi vì có nhiều chất khó phân ranh giữa thuốc và thực phẩm. Bản thân thực phẩm chức năng hoặc có chứa yếu tố có lợi với hàm lượng cao hoặc được “cải tạo” để có nhiều tác dụng sinh học hơn (như sữa có thêm canxi, sữa chuyên cho người đái tháo đường...), những thực phẩm chức năng này còn được gọi là thực phẩm thuốc hay dược phẩm dinh dưỡng. Ngoài ra, một số mỹ phẩm cũng có tác dụng chữa bệnh: kem chống nắng, kem chống khô da, bột hút ẩm... rất hữu ích trong điều trị bệnh ngoài da. TS.BS Trần Bá Thoại |
Theo Tuổi trẻ
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam 2025 qua góc nhìn của chuyên gia
- ·3 thanh thiếu niên trộm hơn 200 gốc sâm Ngọc Linh
- ·Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs MU, 3h15 ngày 5/12
- ·Điểm chuẩn Học viện Tài chính 2024
- ·6 quyển sách của các nhà báo
- ·Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al Okhdood, 22h15 ngày 5/12: Thất vọng cửa trên
- ·Bắt giữ nghi can sát hại người phụ nữ ở Bình Chánh sau 3 giờ lẩn trốn
- ·Nhận định, soi kèo Al Khaldiya vs Altyn Asyr, 21h00 ngày 04/12: Tự quyết định số phận
- ·Deputy PM urges specific roadmap for EV shift, as air pollution worsens
- ·25 năm đóng BHXH được hưởng bao nhiêu tiền lương hưu?
- ·Bình Thuận: Chặng nước rút giải ngân vốn đầu tư công
- ·Nhận định, soi kèo Sydney FC vs Kaya FC, 15h00 ngày 5/12: Tưng bừng bắn phá
- ·Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội 2024, cao nhất ngành Tâm lý 28,83 điểm
- ·Điểm chuẩn ngành Ngân hàng các trường đại học 2024 đồng loạt tăng
- ·Bệnh viện mắt Hà Nội ăn tiền bệnh nhân?
- ·Bắt giam 2 tài xế xe đầu kéo rượt đuổi nhau trên cao tốc TP.HCM – Trung Lương
- ·Nhận định, soi kèo Al Quwa Al Jawiya vs Al Taawoun, 21h00 ngày 04/12: Hy vọng mong manh
- ·Gần 7 điểm/môn đỗ vào Đại học Kiến trúc Hà Nội 2024
- ·Công an đồng loạt kiểm tra chuỗi cửa hàng thuốc lá điện tử lớn nhất Đà Nẵng
- ·Soi kèo góc Arsenal vs MU, 3h15 ngày 5/12