【kết quả vietlott keno】Ngành lúa gạo hướng đến phát triển bền vững
Vụ lúa Đông xuân 2023-2024 ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nông dân thu lãi khá cao nhờ bán được giá. Tuy nhiên,ạohướngđếnphttriểnbềnvữkết quả vietlott keno gạo trên thị trường liên tục biến động khiến nhiều người lo lắng. Để phát triển bền vững thì bài toán tăng giá trị cho hạt gạo, tăng thu nhập cho nông dân đang được ngành nông nghiệp tính đến...
Nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa Đông xuân với năng suất khoảng 7,8 tấn/ha.Ảnh: H.THU
Lời nhiều nhưng vẫn còn lo
Nông dân các tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu là những nơi thu hoạch lúa Đông xuân 2023-2024 muộn nhất ở ĐBSCL. Bà Nguyễn Thị Chi, ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long (Bạc Liêu) cho hay, gia đình bà vừa bán lúa giống Đài Thơm 8 cho thương lái với giá 8.000 đồng/kg; trừ chi phí mỗi héc-ta còn lời hơn 40 triệu đồng. Vụ này bà canh tác 2,5ha, thu lãi khoảng 100 triệu đồng, cao nhất trong nhiều năm làm ruộng. Ông Phạm Văn Cồ, ở xã Vĩnh Phú Đông, tiết lộ: “Mấy ngày nay tình hình hạn mặn diễn ra gay gắt, nhưng nhờ chủ động các giải pháp ứng phó từ trước nên cánh đồng lúa Đông xuân không bị ảnh hưởng”. Theo ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, vụ Đông xuân 2023-2024, nông dân trong tỉnh sản xuất hơn 45.000ha, hầu hết diện tích thu hoạch đạt năng suất khoảng 8 tấn/ha, cộng với giá lúa năm nay cao hơn các năm trước; nhờ đó nông dân có lãi tốt.
Tại Sóc Trăng, nhiều nông dân thu hoạch lúa Đông xuân được năng suất cao. Bà Lê Thị Tâm, ở phường 2, thị xã Ngã Năm, tiết lộ: “Vụ này, bà con bán lúa dao động từ 7.200-8.400 đồng/kg tùy loại giống, mặc dù giá hiện thời có thấp hơn trước Tết Nguyên đán 2024 (giá từ 10.000-12.000 đồng/kg) nhưng về cơ bản vẫn “sống được”. Chỉ có điều luyến tiếc là lúc giá cao thì nông dân chưa có nhiều lúa để bán, đến khi vô vụ thu hoạch rộ - lúa nhiều lên thì giá giảm xuống. Vì vậy, lợi nhuận của nông dân bị ít lại”.
Tại Hậu Giang, đến thời điểm này nông dân đã thu hoạch dứt điểm diện tích lúa Đông xuân đã xuống giống gần 74.400ha, năng suất khoảng 7,8 tấn/ha. Anh Lê Minh, ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, vụ lúa Đông xuân này anh canh tác được 1,3ha lúa RVT, vừa rồi thu hoạch năng suất được 1,1 tấn/ha, lợi nhuận gần 70 triệu đồng/ha. Anh Minh cho biết đây là vụ lúa Đông xuân mà mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Mặc dù giá bán chỉ 8.100 đồng/kg, giảm 1.900 đồng/kg so với lúc lấy cọc từ cò lúa, nhưng anh cho rằng vụ lúa này cũng là một thắng lợi. Hiện tại, anh đang tiếp tục gieo sạ vụ lúa Hè thu với hy vọng thu được nguồn lợi nhuận cao.
Trong khi đó, tình hình xuất khẩu gạo cũng có những thay đổi. Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2024 với sản lượng 2,07 triệu tấn; kim ngạch 1,37 tỉ USD; tăng 12% về lượng và tăng 40% về kim ngạch so với 3 tháng đầu năm 2023. Việt Nam tiếp tục là một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn cầu, bên cạnh Ấn Độ và Thái Lan. Mặt được là vậy, tuy nhiên có những thời điểm như trong tháng 3-2024 giá gạo 5% tấm của Việt Nam xuất khẩu dưới mức 600 USD/tấn (giá chỉ 596 USD/tấn), thấp hơn so với gạo cùng chủng loại của Thái Lan là 607 USD/tấn và của Pakistan là 603 USD/tấn… Cũng do giá gạo xuất khẩu giảm nên các doanh nghiệp trong nước buộc lòng giảm giá thu mua lúa, trong khi thời điểm này vùng ĐBSCL thu hoạch rộ vụ Đông xuân khiến việc tiêu thụ bị chậm do một số thương lái “bỏ cọc” không lấy lúa của nông dân.
Lúa bán được giá cao nên nông dân thêm phấn khởi. Ảnh: H.THU
Cần đa giá trị cho lúa gạo
Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, thời gian qua ngành lúa gạo đã thu được nhiều thành công và góp phần khẳng định thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh ngày càng tác động của biến đổi khí hậu, biến động thị trường và chuyển biến xu thế tiêu dùng của thế giới; dẫn đến các yêu cầu của thị trường ngày càng cao, quy định từ các nước nhập khẩu ngày càng nghiêm ngặt. Vì vậy, chất lượng gạo phải được nâng cao, phải đảm bảo an toàn thực phẩm, tuân thủ trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu sử dụng đầu vào sản xuất có nguồn gốc hóa học, sản xuất giảm phát thải… Do đó, buộc chúng ta phải thay đổi. Để tăng sức cạnh tranh, tăng giá trị cho hạt gạo thì bài toán ứng dụng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm giá thành cần triển khai rộng rãi. Phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác để quy tụ nông dân vào sản xuất lớn; áp dụng “mua chung” vật tư đầu vào với giá ưu đãi và “bán chung” sản phẩm đầu ra với giá tốt.
“Cần thấy rằng, giá cả đầu ra luôn là cái mà chúng ta không quyết định được bởi quy luật cung cầu; tuy nhiên chúng ta có thể giảm được chi phí đầu vào bằng các hình thức liên kết, từ đó tăng được sức cạnh tranh, tăng thêm được giá trị thu về từ hạt gạo”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ. Theo ông Lê Minh Hoan, tới đây cần chuyển từ phát triển đơn giá trị sang đa giá trị trên một diện tích sản xuất lúa; thu nhập của nông dân cần có cách tiếp cận khác, không chỉ từ hạt lúa, hạt gạo, mà còn từ các hoạt động như chế biến, làm kinh tế, làm du lịch nông nghiệp và các nghề phi nông nghiệp... Các ngành chuyên môn sẽ hỗ trợ nông dân tham gia vào việc đa hoạt động, đa lĩnh vực nhằm tăng thu nhập trên cùng một diện tích. Khi đó đời sống nông dân sẽ thay đổi nhiều hơn.
Các nhà chuyên môn đề xuất để phát triển bền vững thì lúa gạo cần trở thành ngành kinh tế năng động và hiệu quả. Cần thấy rằng, hiện nay các thành phần trong chuỗi giá trị lúa gạo gồm nông dân, thương lái, hàng xáo (hiện thu gom tới 90% lúa trong vùng) cùng các nhà máy xay xát, doanh nghiệp xuất khẩu gạo… Tuy nhiên chưa được liên kết, hỗ trợ lẫn nhau một cách có hiệu quả, cùng có lợi. Đa số doanh nghiệp xuất khẩu đang thu mua gạo từ thương lái không liên kết với nông dân trong xây dựng cánh đồng lớn, dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu thấp, do doanh nghiệp thu gom từ nhiều nguồn khác nhau.
Về thị trường thì gạo Việt Nam xuất khẩu không có thương hiệu nên không tạo giá trị gia tăng; việc xúc tiến thương mại chưa được đầu tư tương xứng, thiếu quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường trong điều kiện cạnh tranh giữa các nước trên thế giới ngày càng gay gắt. Chính sách tích tụ ruộng đất, hạn điền, tín dụng, hỗ trợ liên kết, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào nông nghiệp… chưa đủ mạnh. Đây là những hạn chế cần thay đổi.
Theo Bộ NN&PTNT, trong hoàn cảnh mới, sản xuất lúa gạo đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới vẫn tiếp tục tăng trong khoảng 10 năm tới (với mức tăng bình quân 1,5%/năm); cơ hội mở rộng thị trường lúa gạo khi nước ta tham gia các hiệp định thương mại mới như TPP, liên minh thuế quan… Mục tiêu đến năm 2030, lúa gạo vẫn giữ vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt của Việt Nam; song ngành lúa gạo cần được tái cơ cấu để từ vai trò là một ngành sản xuất vì mục tiêu an ninh lương thực là chủ yếu, trở thành một ngành kinh tế năng động và hiệu quả, đem lại lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng trong nước và có tính cạnh tranh cao trong xuất khẩu.
Giải pháp tới đây là đất lúa cần được sử dụng linh hoạt để nâng cao hiệu quả như có thể chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, cây ăn trái hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản… Cơ bản đảm bảo quỹ đất lúa 3,8 triệu héc-ta đến năm 2025 và 3,5 triệu héc-ta vào năm 2030. Đặc biệt là thực hiện thành công đề án “Một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở ĐBSCL”, nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính… góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF tại Việt Nam (của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên), chia sẻ: WWF và đối tác đã và đang triển khai thí điểm một số giải pháp phát triển cây lúa bền vững như, mô hình lúa - cá, lúa - tôm, lúa - sen… đã cho kết quả về kinh tế và vẫn bảo tồn được đa dạng sinh học, môi trường sinh thái. Từ kết quả đạt được, WWF sẵn sàng chia sẻ về các mô hình này, để mở rộng nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ sinh thái, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo sức khỏe cho con người và thiên nhiên…”. |
H.TÂN - H.THU
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Chấn chỉnh công tác đào tạo, cấp bằng lái xe
- ·Giải thể thao truyền thống ngành giáo dục năm 2023: Các đội hoàn thành môn bóng chuyền
- ·Hải Phòng lần đầu tiên tổ chức xúc tiến đầu tư cấp huyện
- ·Vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội: Người dân bất lực hờ cứu hỏa
- ·Phát huy vai trò Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- ·Trường Tiểu học Mỹ Phước, TX.Bến Cát: Khai mạc lớp bơi lội phòng, chống đuối nước cho học sinh
- ·Đội bóng của bầu Đức đổi tên sau 22 năm lên chuyên nghiệp
- ·Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- ·Báo cáo Thủ tướng về việc chọn thầu cao tốc Bắc
- ·Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- ·Quảng Trị tạo quỹ đất sạch tại Đông Hà để thu hút đầu tư
- ·Asian Para Games: VĐV Khuyết tật Việt Nam nỗ lực vượt lên chính mình
- ·Tín hiệu cảnh báo đỏ cho Dự án đường tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột
- ·Vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần triển khai hiệu quả các quy hoạch đã duyệt
- ·Đến 2030, GRDP bình quân đầu người vùng Đông Nam Bộ khoảng 380 triệu đồng
- ·Bao Phương Vinh sẵn sàng cho giải World Cup Billiards carom cuối cùng trong năm 2023
- ·Đến với Quảng Ninh
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước giai đoạn 2022