【kết quả kawasaki frontale】Nhiều công ty Nhật Bản không tăng tiền thưởng do khó khăn kinh tế
Tại Nhật Bản, các khoản tiền thưởng là “thước đo” niềm tin doanh nghiệp. Kết quả cuộc thăm dò do Reuters thực hiện trong các ngày 31/7 đến 14/8 chỉ ra rằng 48% số doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát dự kiến giữ nguyên các mức tiền thưởng trong năm 2019, trong khi 26% số doanh nghiệp dự kiến tăng và 24% dự tính giảm các khoản tiền thưởng, trong khi khoảng 2% không có chính sách tiền thưởng.
Đại diện một công ty vận tải Nhật Bản cho biết các khoản tiền thưởng mùa Hè 2019 của doanh nghiệp này được giữ nguyên như năm 2018, bởi họ không thể gia tăng doanh số bán hàng do thiếu hụt lao động.
Trong khi đó, cuộc thăm dò do Liên đoàn Kinh doanh Nhật Bản (Keidanren) thực hiện cách đây ít ngày cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đang cắt giảm 3,4% tổng tiền thưởng.
Chuyên gia kinh tế cấp cao Yusuke Shimoda, thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản cho biết, các khoản chi trả tiền thưởng tại Nhật Bản trong những năm gần đây là khá cao, song do sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu và đà tăng giá gần đây của đồng Yên, các doanh nghiệp tại Đất nước Mặt Trời mọc rất khó tăng các khoản thưởng này.
Lương tăng chậm và chi tiêu tiêu dùng ảm đạm thời gian gần đây đã cản trở nỗ lực của Nhật Bản trong việc thoát ra khỏi hai thập niên giảm phát và tăng trưởng kinh tế trì trệ.
Trong một tín hiệu khả quan, 2/3 số doanh nghiệp tham gia cuộc thăm dò nhất trí với ý định của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tăng lương tối thiểu lên 1.000 Yên (9,42 USD)/giờ từ mức 874 Yên/giờ như hiện tại.
Nhiều công ty cho rằng bằng cách tăng lương tối thiểu, Nhật Bản có thể ứng phó tốt hơn với thực trạng thiếu lao động, thúc đẩy nhu cầu nội địa và tăng năng suất lao động, hiện ở mức thấp nhất trong Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Trong khi đó, Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 19/8 cho biết Nhật Bản thâm hụt thương mại 249,6 tỷ Yên (tương đương 2,34 tỷ USD) trong tháng 7/2019. Đây là lần đầu tiên trong vòng hai tháng qua Nhật Bản bị thâm hụt thương mại.
Giới phân tích cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật Bản bị thâm hụt thương mại là do xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục giảm sút do tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.
Quan hệ căng thẳng với Hàn Quốc cũng tác động xấu đến xuất khẩu của Nhật Bản, nhất là khi Hàn Quốc đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật Bản ở châu Á./.
Theo TTXVN
(责任编辑:World Cup)
- ·Dùng thẻ ATM giả mạo chiếm đoạt tiền, 3 người Trung Quốc bị bắt
- ·Chăm sóc sức khỏe bằng DNA lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam
- ·Nhiều lưu ý quan trọng thực hiện hóa đơn điện tử
- ·TP. Hồ Chí Minh: Phổ biến về các FTA mà Việt Nam tham gia
- ·Thiếu nữ đi bơi nhặt được thỏi vàng nửa ký
- ·Phương Oanh: 'Chính bà Hương động viên Shark Bình cứ thoải mái yêu'
- ·Cơ hội lớn cho kinh tế khu vực
- ·TTCK từ 12
- ·Món mỹ phẩm bình dân giúp U50 có 'làn da đẹp hơn lúc đôi mươi'
- ·Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập: Niềm tự hào của người dân Đông Nam Á
- ·Thủ tướng: Quản lý làm sao để DNNN phát triển xứng tầm
- ·Sửa 3 thông tư về phí, lệ phí trong lĩnh vực nông nghiệp
- ·Trình diễn 'Cá chép hoá rồng' tại Hoàng thành Thăng Long
- ·Tối đa 900 khách được thám hiểm hang Sơn Đoòng năm 2018
- ·Xử lý và gỡ bỏ nhiều kênh YouTube có nội dung nhảm nhí, giật gân
- ·Giá gas tháng 3 giảm nhẹ sau 2 tháng tăng mạnh
- ·Lụa Vạn Phúc làm gì để cạnh tranh sau bê bối Khaisilk?
- ·Tập đoàn Viettel và SCIC sẽ thoái hết vốn tại Vinaconex
- ·Selena Gomez diện đầm sequin gần 200 triệu đồng của Công Trí
- ·Chống chuyển giá: Sao chỉ doanh nghiệp nội "kêu", doanh nghiệp FDI lại không?