【thứ hạng của indian super league】Bà mẹ ở Hà Nội kể chuyện nuôi con một năm tốn 150 triệu đồng
Những ngày qua,àmẹởHàNộikểchuyệnnuôiconmộtnămtốntriệuđồthứ hạng của indian super league cộng đồng các mẹ bỉm sữa trên mạng xã hội liên tiếp chia sẻ bảng chi tiêu nuôi con 10 tháng tốn 100 triệu đồng của một bà mẹ trẻ. Nhiều người cảm thấy khá "choáng" với mức chi trung bình 10 triệu đồng/tháng cho một em bé ở thành thị.
Một số bạn trẻ chưa lập gia đình băn khoăn đặt câu hỏi: "Nuôi con tốn kém thế sao?", "Lương của một nhân viên văn phòng liệu có nuôi nổi con trong khi còn gánh trên vai nhiều nhu cầu khác như mua nhà, chi tiêu ăn uống, sinh hoạt hàng tháng?".
Nhiều ý kiến lại cho rằng, đây là mức chi tiêu "hoang phí", không tính toán. Từ câu chuyện trên mạng xã hội, chị Vũ Thị Linh Trang (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng thử đặt bút thống kê lại chi phí nuôi con một năm đầu của mình.
Bảng thống kê lên tới 150 triệu đồng đã khiến người phụ nữ này giật mình. "Tôi chưa từng tính kỹ các khoản nuôi con. Nhân thấy mạng xã hội xôn xao, tôi mới xem lại và thấy rằng chi phí nuôi con một năm quá tốn kém", chị Linh Trang chia sẻ.
Chị Trang chia sẻ cụ thể các khoản chi tiêu khi nuôi con như sau:
- Tiêm phòng: 17 triệu đồng.
- Mua bình sữa, máy hút sữa và các phụ kiện đi kèm khoảng 15 triệu đồng.
"Con chỉ chịu ti mẹ ban đêm nên ban ngày tôi buộc phải hút sữa cho vào bình để cho con uống dần.
Chính vì vậy, số tiền chi phí cho công tác nuôi con bằng sữa mẹ không hề nhỏ: Máy hút sữa hai bộ (không dây và có dây) là 5 triệu đồng, máy tiệt trùng bình sữa 3,6 triệu đồng, bình sữa thủy tinh 300-380 nghìn/bình (3 tháng đổi 1 lần), núm ti 2 tháng đổi 1 lần, nước rửa bình sữa 250 nghìn 1 chai/tháng, túi trữ sữa 190 nghìn (loại 25 túi), tủ lạnh đựng sữa riêng… Các khoản đều nhân với 12 tháng", chị Linh Trang giải thích.
Tiền xe, ghế: 6,5 triệu đồng (trong đó xe đẩy 2 triệu đồng, ghế ngồi ô tô 3,5 triệu đồng, ghế ăn dặm 1 triệu đồng).
Tiền bỉm: 12 triệu đồng.Mỗi bịch bỉm giá khoảng 350 nghìn đồng. Vì lo con bị hăm, ngứa, khó chịu nên chị Trang luôn mua các loại bỉm có thương hiệu, bán ở các cửa hàng uy tín.
Tiền sữa bột khoảng 8 triệu đồng.6 tháng đầu con trai uống sữa mẹ hoàn toàn nhưng từ tháng thứ 6 trở đi, cậu bé uống thêm sữa bột giá khoảng 650 nghìn 1 hộp, trung bình mỗi tháng từ 2-3 hộp.
Tiền thuê giúp việc 52 triệu đồng. Chị Trang đi làm từ khi con 4 tháng tuổi nên phải thuê giúp việc với mức lương 6,5 triệu đồng/tháng, bao ăn ở.
Tiền bảo hiểm 20 triệu đồng (gói bảo hiểm nhân thọ 18 triệu đồng và 2 triệu đồng thẻ sức khỏe). Khoản bảo hiểm này chị mua khi con trai được 10 tháng tuổi.
Ngoài ra, chị Trang còn chi rất nhiều khoản khác như tiền tắm cho bé khoảng thời gian đầu, tiền mua quần áo, tiền khám chữa bệnh khi con ốm đau, thuốc bổ, thực phẩm ăn dặm, giấy vệ sinh… Các khoản này chắc chắn không dưới 20 triệu đồng.
Chị Trang cho biết, trước khi sinh con, chị đã chuẩn bị mức tài chính 70 triệu đồng. Khi sinh con, chị cũng chỉ sinh ở bệnh viện công, chi phí hết 1,1 triệu đồng vì muốn tiết kiệm để lo cho con. Tuy nhiên, số tiền chị chuẩn bị chỉ đáp ứng đủ một nửa nhu cầu chi tiêu sau này.
"Quá trình nuôi con, tôi may mắn được bố mẹ đôi bên hỗ trợ rất nhiều. Nếu không, hai vợ chồng "gánh" còng lưng cũng không đủ", bà mẹ trẻ cho hay.
Các chi phí chị Trang tính toán đều là khoản dành cho em bé. Chị còn chưa tính các khoản tiền chi cho bản thân trong giai đoạn nuôi con nhỏ: Tiền thông tia sữa, massage cho mẹ (do chị Trang bị tắc tia sữa); tiền nằm viện điều trị 10 ngày do bị áp-xe vú…
"Thật sự nuôi con kiểu hút sữa tốn hơn khi con ti trực tiếp rất nhiều lần. May mắn bố mẹ chồng tôi có tư tưởng hiện đại nên rất hiểu và thông cảm. Nếu ai không hiểu sẽ bảo chúng tôi là thừa tiền", chị Trang cho hay.
Chị Trang thừa nhận đôi khi bản thân sa đà vào việc mua sắm quần áo, đồ chơi cho con. Tuy nhiên, những khoản này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tiền cần lo cho em bé.
Hầu hết mọi người sẽ cho rằng, điều kiện đến đâu thì nuôi con tới đó. Tuy nhiên, bà mẹ trẻ cho rằng, những ai làm mẹ rồi sẽ hiểu họ luôn muốn điều tốt nhất cho con.
Dù đã chuẩn bị tinh thần và tài chính nhưng chị Trang không ngờ việc một đứa trẻ lại tốn kém như vậy. Hiện tại, chị chưa nghĩ tới việc sinh con thứ hai vì muốn có thời gian chuẩn bị kinh tế tốt nhất.
Chi phí nuôi con nhỏ luôn là bài toán khó đối với các gia đình, đặc biệt khi họ sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Tại đây dịch các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục khá đắt đỏ.
Từ câu chuyện của mình, chị Linh Trang cho rằng, để chào đón thành viên mới, các cặp vợ chồng cần tính toán bài toán kinh tế, lên kế hoạch chi tiêu, tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân có con nhỏ để vạch ra dự kiến chi tiêu trong 1 năm đầu. Khi mua sắm nên tham khảo kinh nghiệm của người đi trước để tránh lãng phí. Ngoài ra, nên có một quỹ dự phòng ít nhất 10 triệu đồng để đề phòng khi con ốm đau.
Theo Dân trí
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cần quản lý kiểm tra chuyên ngành theo quy chuẩn
- ·Gà mái không đầu, không chân siêu rẻ 40.000 đồng có an toàn?
- ·ADB hỗ trợ 100 triệu USD cải thiện cung cấp dịch vụ y tế
- ·Khởi tố vụ án gian lận khiến điểm thi cao bất thường tại Hòa Bình
- ·Chính phủ chỉ đạo xử lý doanh nghiệp, dự án kém hiệu quả của ngành Công Thương
- ·Quyết vượt qua tư duy cũ, chống lợi ích nhóm
- ·Sốc với số tiền một người dân phải trả nếu muốn chuyển lên sao Hỏa sinh sống
- ·Vietnam Airlines: Máy bay hỏng điều hòa, hành khách phải quạt tay cả tiếng đồng hồ
- ·9 tháng năm 2022: Long An thu ngân sách từ thuế đạt 97,4% dự toán phấn đấu
- ·Thủ tướng yêu cầu làm tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm cuối năm 2018
- ·Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai tạm thời ngừng hoạt động xuất khẩu hàng hoá
- ·Bộ GTVT: Đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Tết và Lễ hội Xuân 2019
- ·Đại học Luật TP.HCM bất ngờ công bố điểm chuẩn lên tới 24,5 điểm
- ·Phát hiện mới: Bánh mì kẹp xúc xích, thịt chế biến có thể khiến bạn bị “tâm thần”
- ·Chủ tịch nước gặp 100 chuyên gia nghe hiến kế tiếp cận 4.0
- ·Những bí mật kinh hoàng tại 'thủ phủ' hô biến mỹ phẩm giả thành hàng xách tay
- ·Lợi thế và thách thức đối với doanh nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam
- ·Tuyến metro số 2 TP.HCM: Đội vốn 800 triệu USD, xin giãn tiến độ hoàn thành
- ·Cần có cơ chế thúc đẩy liên kết chuỗi trong ngành dệt may
- ·Đến bao giờ mới hết nắng hanh trong kì nghỉ Tết