【tỷ số bóng đá thế giới】Cần tiếp tục có các giải pháp đột phá, hiệu quả, khẩn trương hỗ trợ doanh nghiệp
Đạt mục tiêu tăng trưởng là một thách thức lớn
Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, đánh giá cao kết quả đạt được trong năm 2022. Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với những quyết sách đúng đắn, kịp thời của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, kinh tế nước ta ghi nhận sự phục hồi ấn tượng, tăng trưởng kinh tế đạt 8,02%, là mức tăng cao nhất trong khối các nước ASEAN và Trung Quốc. Mức GDP bình quân đầu người đạt 4.109 USD, tăng 393 USD so với năm 2021. Đặc biệt, những tháng cuối năm, nước ta vẫn giữ ổn định kinh vĩ mô, ổn định lạm phát, tỷ giá, các cân đối lớn của nền kinh tế nhìn chung được bảo đảm.
Các ĐBQH ghi nhận, trong bối cảnh nền kinh tế đối diện với nhiều thách thức, khó khăn, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực chỉ đạo, điều hành và đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Theo các ĐB, việc đạt 13/15 chỉ tiêu trong đó có rất nhiều chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách nhà nước (NSNN),... đã tạo nền tảng, nguồn lực cho phát triển.
Tuy nhiên, theo ĐB Trần Chí Cường (Đà Nẵng), ĐB Nguyễn Minh Sơn (Tiền Giang) và một số ĐBQH, báo cáo của Chính phủ cho thấy, có 2/15 chỉ tiêu chủ yếu không đạt mục tiêu đề ra. Ngoài chỉ tiêu tốc độ năng suất lao động đã báo cáo quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, có thêm chỉ tiêu tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP không đạt. Năng suất - nhân tố tổng hợp, tiếp tục sụt giảm, mặc dù tốc độ sụt giảm thấp hơn so với năm 2021, ở mức 0,2%.
“Điều này phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp. Do vậy, Chính phủ cần làm rõ hơn những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân khách quan, chủ quan” - ĐB Nguyễn Minh Sơn nhấn mạnh.
Theo ĐB Trần Chí Cường, từ cuối năm 2022 đến quý I/2023 đang có những dấu hiệu cần phải lưu tâm: thu NSNN có xu hướng giảm; đơn hàng của doanh nghiệp (DN) gặp nhiều khó khăn; số DN thành lập mới giảm, trong khi số DN rời khỏi thị trường tăng… Do đó, ĐB đề nghị Chính phủ cần có giải pháp để tháo gỡ.
Về giải pháp, nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2023, một số ĐBQH nhận định, kết quả quý I/2023 tăng trưởng GDP nước ta đạt 3,32% - mức thấp trong điều kiện nền kinh tế đã mở cửa sau khi kiểm soát dịch Covid -19 và thấp hơn nhiều so với kịch bản tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ (5,6%). Để hoàn thành chỉ tiêu theo kế hoạch thì các quý còn lại của năm 2023, các ĐB cho rằng, mức tăng trưởng GDP bình quân phải đạt từ 7,5 - 8%, đây là thách thức rất lớn trong điều hành, đòi hỏi Chính phủ cần phải có các giải pháp mạnh mẽ, tháo gỡ các nút thắt hiện nay đã được nhận diện.
Hiến kế một loạt các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nhiều ĐBQH cho rằng, cần phải tháo gỡ vướng mắc về giải ngân vốn đầu tư công, hỗ trợ sản xuất xuất khẩu và các giải pháp về tài chính - ngân sách.
Đồng tình giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp, người dân
Liên quan đến các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với các loại hàng hóa, dịch vụ (như thực hiện tại Nghị quyết số 43/2022/QH15). Các ĐBQH đều đồng tình với đề xuất này của Chính phủ và cho rằng, đây là giải pháp hết sức cần thiết trong bối cảnh người dân, doanh nghiệp còn khó khăn.
Theo ĐB Tạ Thị Yên (Điện Biên), việc giảm thuế GTGT 2% là hết sức cần thiết để hỗ trợ người dân và DN theo như Nghị quyết số 43. Tuy nhiên, Chính phủ cần có báo cáo rõ hơn về những khó khăn, vướng mắc đã nêu khi thực hiện chính sách này trong năm 2022, để tránh lặp lại khi thực hiện trong năm nay.
Thời gian dự kiến áp dụng 6 tháng cuối năm 2023, ĐB Tạ Thị Yên đặt câu hỏi liệu có ngắn hay không, bởi theo ĐB, trong trường hợp kinh tế phục hồi và phát triển thì việc giảm thuế 6 tháng cuối năm là phù hợp; trường hợp khó khăn có thể kéo dài sang năm 2024.
Quan điểm của ĐB Lê Kim Toàn (Bình Định) cho rằng: “Tôi đồng ý đề xuất giảm 2% thuế GTGT để giảm chi phí đầu vào cho sản xuất. Ngoài ra, Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu để có thể thực hiện các chính sách hỗ trợ, nếu ngân sách chịu đựng được, như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ DN vượt qua khó khăn trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ cho lao động bị giãn việc, mất việc. Có thể thông qua hỗ trợ lãi suất thấp, kích cầu tiêu dùng để phát triển sản xuất” - ĐB Lê Kim Toàn đề xuất.
Các ý kiến khác cũng đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục có các giải pháp đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân như: giãn, giảm thuế cho doanh nghiệp; thực hiện chính sách giảm thuế GTGT với thời gian áp dụng đủ dài nhằm giúp bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng; có chính sách tín dụng hỗ trợ ổn định đời sống cho người dân; chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội cho người lao động cần dễ tiếp cận hơn...
3 giải pháp đột phá cho tăng trưởng Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nghị gỡ khó về đầu tư công, trong đó, cần nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giải ngân đầu tư công; tổng hợp phương án cắt giảm vốn của các bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân thấp để điều chuyển cho các dự án quan trọng cần đẩy nhanh tiến độ, có khả năng giải ngân nhanh vốn đầu tư từ ngân sách trung ương và các dự án cấp bách. Về hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu, cần theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa để có chính sách, giải pháp kịp thời đảm bảo cân đối cung - cầu, điều hành, bình ổn giá phù hợp; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm các thị trường, đối tác mới, bên cạnh đó đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, kho bãi... Về chính sách tài chính, ngân sách, các ĐBQH đề nghị, cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm trên thị trường chứng khoán, bảo đảm thị trường hoạt động an toàn, minh bạch, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư; tăng cường đôn đốc, kịp thời nộp các khoản thu vào ngân sách nhà nước mà cơ quan thanh tra, kiểm toán đã có kết luận, kiến nghị; tăng cường quản lý các nguồn thu từ đất đai, nguồn thu từ cổ phần hóa, các khoản thu từ thuế, phí, chống thất thu, chống chuyển giá, trốn thuế. |
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Một luật sửa nhiều luật để tháo gỡ những rào cản
Phát biểu tại cuộc họp thảo luận tổ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc (Bình Định) đã khá thẳng thắn chia sẻ những vướng mắc hiện còn là rào cản cho phát triển hiện nay. Bộ trưởng cho rằng, với các vướng mắc như đại biểu Quốc hội chia sẻ (giải ngân vốn đầu tư công; việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng khi triển khai các dự án; sử dụng vốn đầu tư công cho sửa chữa, cải tạo nâng cấp các công trình…) cần phải được tháo gỡ. Muốn vậy, cần phải thực hiện một luật sửa nhiều luật, phải tập hợp những khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực, trên cơ sở căn cứ ý kiến của các địa phương, đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội để từ đó trình Chính phủ, trình Quốc hội sửa, tháo gỡ những nút thắt đang còn là rào cản cho phát triển hiện nay. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã chia sẻ về việc đề xuất sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có. Theo Bộ trưởng, không phải đến kỳ họp này mà tại kỳ họp trước của Quốc hội, Bộ Tài chính đã đề xuất để tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương trong việc cải tạo, nâng cấp các cơ sở, công trình, không phải chờ dùng vốn của đầu tư công mà có thể chi từ nguồn chi thường xuyên. Bộ Tài chính nhận được sự đồng thuận của 63/63 tỉnh, thành và 20/21 bộ, ngành. Đến thời điểm trước Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của NSNN để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có. Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất: cho phép thí điểm sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên NSNN thực hiện các dự án có tổng mức kinh phí dưới 15 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục trong các cơ sở, công trình đã có. Nếu được thực hiện, sẽ tháo gỡ hầu hết các vướng mắc hiện nay của các bộ, ngành, địa phương, bởi vì hiện nay, sửa chữa một cái hàng rào thì cũng chờ vốn đầu tư công, là không thể thực hiện được. Bộ Tài chính đã lấy ý kiến và được sự đồng thuận của tất cả các bộ, ngành, địa phương, song đến nay đề nghị này không được chấp thuận. "Về thẩm quyền, Bộ Tài chính đã tham mưu làm hết trách nhiệm của mình vì công việc chung" - người đứng đầu ngành Tài chính thẳng thắn chia sẻ. Bộ trưởng cũng đã nêu một số vấn đề mà trước đó một số đại biểu Quốc hội nêu, như việc bố trí dự toán kinh phí cho mua vắc-xin tiêm chủng cho trẻ em. Theo Bộ trưởng, trước năm 2020, Chính phủ quy định nguồn chi thường xuyên mua vắc-xin tiêm chủng, nhưng đến 28/11/2020, Chính phủ ban hành quy định đưa vào chi thường xuyên, phần nào của địa phương thì địa phương bố trí. Về phía mình, Bộ Tài chính đã bố trí dự toán cho Bộ Y tế bố trí mua vắc-xin tiêm chủng năm 2023. Liên quan đến vướng mắc trong giải ngân mà câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” nhưng vẫn chưa giải quyết được, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, cần phải sửa Luật Đầu tư công, bởi hiện nay các bộ, ngành, địa phương đều vướng với quy định, có vốn mới được lập dự án và phải có dự án mới có vốn, nếu như vậy thì sẽ không thể làm được. |
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP. Hồ Chí Minh): Tập trung gỡ khó về thể chế
Nhắc đến tình trạng lãng phí, người ta hay nói đến tiền, nhưng lãng phí cơ hội và thời gian mới là lớn, là sự khác biệt giữa nước này với nước kia. Mâu thuẫn xung đột giữa các siêu cường liên tục, thì ta phải quay về khai thác tiềm năng nội tại, tăng sức chống chịu của nền kinh tế. Phải chăng đến lúc chúng ta cần xem lại độ mở lớn của nền kinh tế, khi xuất khẩu, nhập khẩu đều phụ thuộc nhiều. Mấy chục năm làm gia công, nội địa hóa thấp, khi có biến động, sẽ tác động lớn đến nền kinh tế. Tôi lấy ví dụ, như thời gian qua nhiều DN đơn hàng giảm, người lao động không có việc làm. Nhưng Bangladesh, đơn hàng làm không kịp, do họ đã sớm chuyển sang tiêu chuẩn xanh theo chuẩn quốc tế. Về thuế tối thiểu toàn cầu, Việt Nam không thể không áp dụng, nhưng giải pháp là phải tăng thuế với nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ cần nêu giải pháp toàn diện, tổng thể, nếu không làm sớm để nhà đầu tư tiên liệu thì họ sẽ không đầu tư... |
Đại biểu Lê Kim Toàn (Bình Định): Phân cấp mạnh cho địa phương để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nhiều dự án dang dở, nhiều doanh nghiệp (DN) đang khó khăn. Những khó khăn của lĩnh vực này sẽ kéo theo khó khăn của lĩnh vực khác. Nhiều lĩnh vực dịch vụ sức mua giảm, tăng trưởng kinh tế thấp, dẫn đến thu ngân sách nhà nước (NSNN) sụt giảm. Dự báo tình hình khó khăn có thể hết năm nay và có thể kéo dài qua năm 2024. Một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế đó là đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công. Hiện nay, trong giải ngân có 2 khâu là yếu nhất đó là: chuẩn bị đầu tư và giải phóng mặt bằng. Quốc hội tại kỳ họp này cho ý kiến việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Đây là dự án không lớn, từ Quốc hội khóa 14 đã cho ý kiến, nay vẫn cho ý kiến điều chỉnh. Mấy năm vẫn chuẩn bị, nghĩa là công tác chuẩn bị chúng ta có vấn đề. Từ khi cho chủ trương đến thực hiện, chuẩn bị chưa chặt chẽ, hiệu quả, phải điều chỉnh, kéo dài thời gian, gây lãng phí. Một nguyên nhân cố hữu đó là giải phóng mặt bằng chậm trễ. Tôi đồng tình với ý kiến phát biểu của ĐBQH Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khi cho rằng, cần phân cấp cho chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trong khâu chuẩn bị đầu tư để chuẩn bị các dự án. Có quy định hợp lý hơn để giải bài toán “muốn có chủ trương đầu tư phải có vốn, muốn có vốn thì phải có chủ trương đầu tư”. |
Đại biểu Khuất Việt Dũng (Hà Nội): Vẫn còn tình trạng trên nóng dưới lạnh
Tôi đánh giá cao các kết quả kinh tế - xã hội đạt được vừa qua. Những kết quả đó là rất tích cực, với sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận lại, liệu kết quả đó đã thể hiện hết tiềm năng của chúng ta chưa? Báo cáo thẩm tra nêu nhiều vấn đề về khuyết điểm, bất cập. Trong đó có việc phản ứng chính sách và khâu thực hiện chưa hiệu quả, cả tầm vi mô và vĩ mô, cả ở trung ương và địa phương. Báo cáo của các ủy ban đã chỉ ra rất rõ. Năm 2022, có 2 chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng chưa đạt. Về đầu tư công, gói rất lớn mà chưa phát huy được vì tốc độ giải ngân chậm. Kích thích tiêu dùng, xuất khẩu chưa đạt hiệu quả mong muốn. Vì sao chúng ta đã có các phản ứng chính sách nhưng chính sách không hiệu quả, lần này Quốc hội phải bàn bạc kỹ để tìm nguyên nhân. Những tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng đầu tư công, mà lớn nhất là lãng phí về thời gian khi các dự án cứ đi vòng quanh, trình lên xuống, khiến doanh nghiệp kiệt sức. Nguyên nhân bất cập, hạn chế, tồn tại, tôi cho rằng, có sự e dè, đùn đẩy trong thực hiện nhiệm vụ. Nguyên nhân chủ quan là dự báo chưa sát, phản ứng chính sách của các bộ ngành chưa kịp thời, quyết liệt, chậm, vẫn còn trên nóng dưới lạnh. Một bộ phận cán bộ thiếu trách nhiệm, gây ách tắc, trì trệ. Thủ tướng, lãnh đạo bộ ngành lăn lộn ở công trình, cả lễ tết, nhưng chuyển biến rất chậm. Vậy phải đặt câu hỏi, trên nóng dưới lạnh, vì sao dưới lạnh?. |
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội): Ngân hàng chia sẻ thế nào với khó khăn của doanh nghiệp?
Tôi đánh giá cao những kết quả tích cực đạt được, trong bối cảnh thế giới bất ổn, Việt Nam vẫn giữ được ổn định, đây là điểm sáng. Tuy nhiên, về lãi suất ngân hàng, theo báo chí phản ánh, vốn tín dụng đang là nút thắt của doanh nghiệp (DN), DN gặp khó khăn với mức lãi suất cao. Với mức lãi suất này thì DN không thể nào phục hồi và tái đầu tư được. Tình hình kinh tế thế giới đang đi xuống, trong nước còn nhiều khó khăn, thì lãi suất cho vay trên 10% vẫn là mức cao đối với doanh nghiệp. Giữa lúc đó, báo chí cũng phản ánh, một loạt ngân hàng lãi rất cao. Lợi nhuận quý I của ACB tăng 24% so với cùng kỳ, SHB tăng 10%, VCB tăng 14%,… Lợi nhuận sau thuế của 10 ngân hàng quý I là tăng 17,8%, giữa lúc tất cả đang rất khó khăn, ngân hàng thản nhiên mang lợi nhuận về cho mình. Việc này, Thủ tướng đã có ý kiến, Ngân hàng Nhà nước đã có động thái hạ lãi suất song vẫn chưa có chuyển biến đáng kể. Câu hỏi của tôi cho buổi chất vấn là ngành Ngân hàng chia sẻ thế nào với khó khăn của đất nước, của các DN, khi ngân hàng phải tham gia điều tiết kinh tế - xã hội, là “bà đỡ” cho các DN tồn tại và phát triển. |
Nhóm PV (lược ghi)
(责任编辑:La liga)
- ·Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng tăng khoảng 2,52%
- ·PM Nguyễn Xuân Phúc arrives in Frankfurt, begins Germany tour
- ·NA passes Guard Force, arms bills
- ·VN, Cambodia ties an invaluable asset, says NA Chair
- ·Bộ Tài chính trình Chính phủ dự án Nghị định giảm 50% phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước
- ·PM to promote dynamic Việt Nam in Germany
- ·Grand ceremony marks 50 years of Việt Nam
- ·Top Lao lawmaker to visit Việt Nam
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Phóng viên phải nhạy bén chính trị, đưa thông tin khách quan'
- ·NA Vice Chair meets top Japan lawmakers
- ·Vogue khen show thời trang của Chung Thanh Phong
- ·Hà Nội voters laud NA session, express concerns
- ·PM to visit Germany, Netherlands, attend G20
- ·RoK affirms it cherishes relations with Việt Nam
- ·Vụ Con Cưng: Phó thủ tướng yêu cầu khẩn trương kết luận trước 1/9
- ·Condolences sent to Portugal over forest fires
- ·UN team assesses Việt Nam’s readiness for peacekeeping activities
- ·President heads to Belarus, Russia
- ·Cấm xe hợp đồng dưới 9 chỗ trên một số tuyến phố: Uber nói gì?
- ·Government’s regular meeting discusses socio