【w2 kqbd】Chủ động ứng phó hạn, mặn
Trước mùa khô năm nay,ủđộngứngphhạnmặw2 kqbd tỉnh Hậu Giang đã lên phương án để chủ động ứng phó nguy cơ hạn hán, mặn xâm nhập. Cùng với hệ thống thủy lợi do Trung ương đầu tư được đưa vào khai thác, vận hành thời gian qua, địa phương quyết tâm đảm bảo sinh hoạt và sản xuất của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do hạn, mặn gây ra.
Đơn vị chuyên môn thường xuyên kiểm tra, duy tu, sửa chữa các cống để sẵn sàng ngăn mặn vào nội đồng.
Chủ động ngay từ đầu
Hàng năm, khi vào mùa khô, huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh là hai địa phương cuối nguồn của tỉnh Hậu Giang thường chịu ảnh hưởng do mặn xâm nhập theo triều Biển Tây. Trước dự báo năm nay, mặn sẽ xâm nhập sớm và sâu vào địa bàn, ngành chức năng cùng với người dân ở hai địa phương này đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm ứng phó xâm nhập mặn hiệu quả.
Ngay từ sớm, ngành nông nghiệp đã đưa ra khung lịch thời vụ xuống giống lúa Đông xuân 2021-2022 cho những vùng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. Nhờ vậy mà hiện nay khi mặn bắt đầu xâm nhập thì hầu hết các trà lúa Đông xuân đang trong giai đoạn chín, do đó không cần sử dụng nhiều nguồn nước. Ông Trang Chí Cường, Trưởng trạm Thủy lợi thành phố Vị Thanh, cho biết: Hiện nay tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn ở mức trung bình. Đối với cơ quan chuyên môn đang hàng ngày theo dõi tình hình xâm nhập mặn. Mặn đến đâu thì sẽ tiến hành vận hành đóng cống ở các khu vực, đảm bảo bảo vệ sản xuất nông nghiệp cho Nhân dân.
Ông Phạm Văn Nho, nông dân ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cho biết vùng đất ông đang ở trước đây phần lớn được trồng khóm do nhiễm phèn và hàng năm phải chống chọi với mặn xâm nhập. Vậy mà giờ đây không chỉ trồng lúa, người dân còn trồng được cây ăn trái cho thu nhập khá.
Kết quả này có được là nhờ sự chủ động của các ngành chức năng, các địa phương và người dân trong công tác phòng, chống hạn, mặn xâm nhập. Bên cạnh đó, phần lớn cũng nhờ các công trình thủy lợi do Trung ương đầu tư phát huy hiệu quả như công trình cống âu thuyền Ninh Quới, đặc biệt là hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé vừa đưa vào vận hành trong mùa khô năm nay.
Theo ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, hàng năm trước khi mùa khô đến, ngành chức năng tỉnh đã phối hợp với các địa phương rà soát các vùng có khả năng mặn xâm nhập và có kế hoạch duy tu, sửa chữa công trình thủy lợi; nạo vét các tuyến kênh tạo nguồn nước tưới, tiêu và trữ nước ngọt đảm bảo phục vụ tốt cho vụ lúa Đông xuân, Hè thu cùng diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản.
Trong năm nay, các giải pháp để chủ động ứng phó với hạn hán, mặn xâm nhập đã được tỉnh chuẩn bị sẵn sàng. Nơi nào dự báo có mặn xâm nhập thì địa phương nơi đó sẽ vận hành đóng cống và triển khai đắp các đập thời vụ. Ngoài hệ thống cống đã có sẵn thì năm nay huyện Vị Thủy dự kiến đắp thêm 37 đập thời vụ, huyện Long Mỹ đắp 87 đập thời vụ ở các tuyến kênh chưa có xây dựng cống trong trường hợp nồng độ mặn lên cao xâm nhập sâu vào địa bàn. Riêng thành phố Vị Thanh có hơn 110 cống, đập thời vụ đã được đầu tư, duy tu sẵn sàng để thực hiện tốt công tác ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Ngoài kiểm soát kỹ nguồn nước mặn xâm nhập từ triều Biển Tây, năm nay Hậu Giang cũng tập trung theo dõi tình hình mặn xâm nhập từ triều Biển Đông.
Trước khi mùa khô đến, các địa phương trong tỉnh đã tiến hành nạo vét các tuyến kênh, rạch nội đồng để trữ nước ngọt.
Nỗ lực phòng, chống hạn, mặn
Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, cho biết: Triều Biển Đông thì diễn biến cũng khá phức tạp, vì năm nay lưu lượng nước đầu nguồn sông Mekong đổ về Hậu Giang rất thấp, dự báo là mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội đồng. Trên cơ sở đó tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo bộ phận chuyên môn theo dõi diễn biến tình hình xâm nhập mặn, có khuyến cáo người dân trong việc lấy nước phục vụ sản xuất cũng như sinh hoạt, đồng thời kết hợp những trạm đo mặn tự động trong thời gian qua, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân biết chủ động theo dõi trên hệ thống trạm đo mặn tự động này.
Năm nay, mặn xâm nhập vào tỉnh Hậu Giang sớm so với cùng kỳ. Từ đầu tháng 2 đến nay, qua kiểm tra nồng độ mặn tại nhiều điểm ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, có nơi nồng độ mặn đã ở mức 6%o. Theo dự báo từ ngành chức năng Hậu Giang, toàn tỉnh có khoảng 90.000-100.000ha lúa Đông xuân 2021-2022, lúa Hè thu 2022 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Vị Thủy, thị xã Long Mỹ và thành phố Ngã Bảy có nguy cơ hạn. Ngoài ra, toàn tỉnh cũng có khoảng 50.000-60.000ha lúa Đông xuân 2021-2022, lúa Hè thu 2022 và diện tích cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản ở huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh có nguy cơ bị xâm nhập mặn. Vùng có khả năng bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt cho người dân chủ yếu ở huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh.
Tuy nhiên, với sự chủ động ứng phó có hiệu quả bằng các giải pháp phi công trình và công trình, Hậu Giang quyết tâm hạn chế những thiệt hại do hạn, xâm nhập mặn gây ra, đảm bảo đủ nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trong mùa khô này. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên đã đề nghị chính quyền địa phương tuyên truyền vận động người dân dùng mọi biện pháp, dụng cụ tích trữ nước ngọt, đảm bảo đủ nước sinh hoạt trong mùa hạn, mặn năm 2022. Tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, huyện, thị xã, thành phố. Tập trung các nguồn lực, chỉ đạo các đoàn thể tuyên truyền vận động người dân ra sức phòng, chống hạn và xâm nhập mặn có hiệu quả. Các đơn vị và cán bộ chuyên môn triển khai công tác khảo sát, quan trắc các vùng bị hạn, mặn, thường xuyên cập nhật số liệu hạn, mặn kịp thời báo cáo cho lãnh đạo chỉ đạo tốt công tác phòng, chống hạn, mặn. Kiểm tra, rà soát và có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp ngay tất cả các hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn, mặn, đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho người dân.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên đề nghị các địa phương rà soát, kiểm tra hệ thống đê bao, cống bọng, các trạm bơm, có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa nhằm trữ nước ngọt trên đồng, ngăn nước mặn xâm nhập lên đồng, bảo vệ tốt vụ lúa Đông xuân 2021-2022 và Hè thu 2022. Xây dựng các đập thời vụ, cải tiến đập kiên cố đối với các kênh rạch chưa có cống khi độ mặn ngoài sông, kênh chính đạt mức 1,5%o và phải phù hợp với điều kiện của địa phương như giao thông thủy, môi trường, sản xuất, sinh hoạt…; ngăn tất cả các dòng kênh vào đồng ở các khu vực bị nhiễm mặn, không cho nước mặn lên đồng…
Để đảm bảo công tác phòng, chống hạn và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh năm 2022 có hiệu quả, tỉnh sẽ tập trung các công trình cấp bách với kinh phí khoảng 58 tỉ đồng. Trong đó, đắp đập thời vụ và nâng cấp, sửa chữa cống ngăn mặn là 363 công trình, với kinh phí khoảng 22,5 tỉ đồng. Nạo vét kênh cấp 2, cấp 3 ở vùng bị hạn và xâm nhập mặn với 71 công trình với kinh phí khoảng 35,5 tỉ đồng |
Bài, ảnh: HOÀI THU
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Vụ cháy ở KCN Hải Yên: Huy động hơn 800 người, 40 xe cùng chữa cháy
- ·Cần Thơ: “Chơi dại” để tìm cảm giác lạ, người đàn ông suýt mất “của quý”
- ·Sưng một bên chân không rõ lý do: Đến bệnh viện ngay
- ·Nhiều trẻ nhìn khỏe mạnh nhưng vẫn thiếu chất
- ·Nhiều bộ, cơ quan Trung ương chưa tuân thủ quy định công khai ngân sách
- ·Chăn gối vợ chồng: “Vòng vo tam quốc” trên giường
- ·Sau cơn đau nhói vùng bụng, cô gái trẻ phải cắt bỏ buồng trứng
- ·Giám đốc Sở Y tế TPHCM: Đã có bệnh viện "thủng lưới", nợ nhiều mà không hay
- ·Chủ động phòng ngừa với phương châm 4 tại chỗ trong phòng chống thiên tai
- ·MC Hoàng Linh chia sẻ cách chọn thuốc ho bổ phế cho trẻ
- ·Tăng cường sản xuất và ưu tiên cung cấp trang thiết bị y tế phòng chống dịch virus corona cho nhu cầ
- ·Hoan TT phân phối độc quyền sản phẩm Wealthy Health của Úc
- ·6 học sinh ở TPHCM nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa: Nguồn gốc thức ăn thế nào?
- ·Ca bệnh rất hiếm: Thai phụ phình buồng trứng cực lớn sau tiêm 5 mũi thuốc
- ·Thủ tướng yêu cầu tăng tốc trong 2 tháng cuối năm
- ·Kỷ nguyên làm đẹp thời đại 4.0 với kem chống lão hóa hàng đầu Favita Plus
- ·'Tự sướng' liên tục 16 năm, chàng trai Hà Nội lãnh cảm với phụ nữ
- ·Ung thư phổi đã di căn có điều trị được không?
- ·Tăng cường ngăn chặn và đẩy lùi nạn buôn lậu, gian lận trong kinh doanh xăng dầu
- ·Ăn các loại rau quả này hằng ngày để ngừa ung thư