【kq bongda】Cổ phiếu ngành nào sẽ "ngược dòng" trước tác động từ cuộc xung đột Nga – Ukraine?
Áp lực tâm lý còn khiến thị trường biến động phức tạp ngắn hạn
Thông tin xung đột Nga – Ukraine đã nhấn chìm nỗ lực kiểm tra đỉnh kỷ lục của chỉ số VN-Index. TheổphiếungànhnàosẽngượcdòngtrướctácđộngtừcuộcxungđộtNga–kq bongdao các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), diễn biến xung đột Nga – Ukraine đang là thông tin thu hút sự chú ý và thị trường rất khó kỳ vọng có nhịp tăng mạnh trong ngắn hạn. Thị trường tiếp tục dự báo vận động trong khoảng 1.485 – 1.515 điểm trong tuần này và không loại trừ còn những nhịp rung lắc mạnh.
Xung đột Nga – Ukraine vẫn là thông tin chi phối tâm lý trên thị trường. Ảnh: Duy Dũng. |
Tuy nhiên, báo cáo BSC mới đây cho thấy, trong một chiến dịch quân sự tương tự của Nga trong quá khứ, thị trường chứng khoán Việt Nam gần như đứng ngoài ảnh hưởng của diễn biến này.
Cụ thể, ngày 22/2/2014, Nga đã phát động chiến dịch quân sự trên bán đảo Crimea, chiến dịch kết thúc ngày 27/3/2014. Thị trường tài chính và hàng hóa thế giới đã phản ứng tức thì.
Thị trường chứng khoán Nga giảm 10,47% kể từ khi sự kiện bắt đầu cho đến khi kết thúc, sau đó hồi phục trở lại sau 3 tháng. Thị trường chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong suốt giai đoạn diễn ra sự kiện và bước vào giai đoạn tăng điểm sau 3 tháng.
Trong khi đó thị trường chứng khoán Việt Nam hầu như không chịu tác động từ sự kiện này. Giá dầu có xu hướng đi ngang và tăng nhẹ (từ 1 - 3 tháng) do đang ở mức nền giá cao, trong khi một số giá hàng hóa khác lại có xu hướng giảm. Ở chiều ngược lại giá nhôm, lúa mì, lúa mạch phản ứng tương đối tiêu cực với diễn biến.
Những nhóm ngành nào được hưởng lợi?
Diễn biến căng thăng leo thang giữa Nga - Ukraine sẽ tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa trên thế giới, từ đó sẽ tác động đến một số ngành và doanh nghiệp ở Việt Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia đã phân tích một số ngành được hưởng lợi chính trong các báo cáo, bao gồm dầu khí, phân bón và thép.
Theo đó, đối với nhóm dầu khí sẽ được hưởng lợi với dự báo giá dầu tiếp tục neo ở mức cao. Nga là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới sau Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) và Ả-rập Xê-út, với tổng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ đạt khoảng 10 triệu thùng/ngày. Sự gián đoạn trong các chuyến dầu từ Nga tới các đường ống ở châu Âu sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung năng lượng toàn cầu.
Phía Mỹ đang lên kế hoạch ứng phó bằng cách xả kho dự trữ dầu, nhằm khắc phục nguồn cung trong ngắn hạn. Mặc dù vậy, đây chỉ là biện pháp tạm thời, và khó có thể duy trì trong thời gian dài. Do đó, giá dầu sẽ khó có thể điều chỉnh giảm và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới.
Với dự báo giá dầu duy trì ở mức cao, nhìn chung sẽ tác động khả quan lên nhóm ngành dầu khí. Theo đó, đối với nhóm thượng nguồn, các chuyên gia của BSC kỳ vọng các dự án thăm dò, khai thác sẽ sôi động trở lại nhờ nhu cầu khai thác tăng, và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khoan, xây lắp giàn khoan, kho nổi như PVS và PVD dự kiến có được các hợp đồng mới với giá trị cao hơn.
Đối với nhóm trung nguồn, nhu cầu vận tải dầu năm 2022 dự kiến sẽ gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hóa dầu từ các dự án Dung Quất, Nghi Sơn hồi phục. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu LNG sẽ tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng hệ thống kho chứa. PVT hiện chiếm toàn bộ thị phần vận tải dầu thô và LPG trong nước, còn GAS đang đầu tư vào các dự án LNG Thị Vải giai đoạn 2 và LNG Sơn Mỹ giai đoạn 1 nhiều tiềm năng trong thời gian tới.
Còn đối với nhóm hạ nguồn, BSC khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu PLX, OIL nhờ kỳ vọng sản lượng xăng dầu phục hồi cùng giá bán tăng, triển vọng thoái vốn tại PGBank. Bên cạnh đó, BSR cũng sẽ được hưởng lợi nhờ chênh lệch giữa giá sản phẩm và giá dầu thô nguyên liệu tăng, giúp cải thiện lợi nhuận.
Đối với ngành phân bón, động thái cấm xuất khẩu Amoni nitrat (NH4NO3) của Nga có thể đẩy giá phân đạm trên toàn cầu tiếp tục tăng. Hiện nay, sản lượng Amoni nitrat xuất khẩu của Nga đạt khoảng 15 triệu tấn/năm, chiếm 75% nguồn cung toàn thế giới.
Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn duy trì chính sách hạn chế xuất khẩu phân bón nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa, trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng và chi phí nguyên liệu đầu vào (khí, than) tăng cao. Điều này sẽ khiến tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng thêm, đẩy giá các loại phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao.
Do đó, BSC khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu DPM và DCM, nhờ kỳ vọng sản lượng xuất khẩu phân bón tăng cùng giá bán tiếp tục duy trì ở mức cao.
Đối với ngành thép, Nga đang xếp thứ 2 về xuất khẩu thép vào EU (Sau Thổ Nhĩ Kỳ), chiếm tỷ trọng khoảng 14,1% đối với thép dẹt và 19% đối với thép dài. Tỷ trọng xuất khẩu vào EU của một số bên liên quan như Ukraine là 8% thép dẹt và 7,4% thép dài, với Belarus là 14,4% thép dài, với Trung Quốc là 5,7% thép dẹt và 5,8% thép dài.
Nếu lượng xuất khẩu này bị cắt giảm do cấm vận thì sẽ tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu khác vào thị trường này, đặc biệt với nhóm tôn mạ hiện đang xuất nhiều sang thị trường này (NKG, HSG). Hiện tại HPG không xuất nhiều thép xây dựng sang EU.
BSC có quan điểm khả quan đối với cổ phiếu của các công ty xuất khẩu thép lớn, đặc biệt là nhóm tôn mạ có xuất khẩu vào EU như NKG, HSG, do có thể hưởng lợi nếu EU cắt giảm nhập khẩu thép từ Nga và Belarus, Ukraine không duy trì sản xuất được do chiến tranh.
“Điểm cần lưu ý là EU vẫn áp hạn ngạch nhập khẩu (>3% sẽ tăng bước thuế) lên các quốc gia xuất khẩu vào đây, hiện Việt Nam đang chiếm tỷ trọng 2% nhập khẩu thép dẹt của khối này” – các chuyên gia của BSC cho hay./.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Vietnamese PM meets with top leader of Laos ahead of ASEAN Summits
- ·Việt Nam takes part in dialogue on war legacies, peace in US
- ·NA urges capital market revitalisation
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·PM delivers speeches at East Asia, ASEAN
- ·Việt Nam, China issue joint statement
- ·Việt Nam, China pledge to strengthen trust, trade and enhance cooperation
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·Chinese Premier wraps up official visit to Việt Nam
- ·Tạm giữ nam thanh niên ở Quảng Trị nghi hiếp dâm bé gái 5 tuổi
- ·Second Việt Nam
- ·PM Chính praised Australia as 'sincere friend, reliable partner' in relations with ASEAN
- ·Việt Nam, France solidify parliament
- ·Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- ·Vietnamese NA supports Laos’s chairmanship of ASEAN, AIPA: Official
- ·NA Chairman welcomes new Japanese Ambassador
- ·Deputy PM delivers keynote speech at Hamburg Sustainability Conference
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Việt Nam views Japan as leading important, trusted partner: PM