【kqbd giai tbn】Hiểm họa khôn lường từ thị trường vũ khí chợ đen
Mới đây,ểmhọakhônlườngtừthịtrườngvũkhíchợđkqbd giai tbn Đại học Manchester và Viện Nghiên cứu phi lợi nhuận (RAND) của châu Âu, có trụ sở tại Anh, đã tiến hành nghiên cứu quy mô giao dịch bất hợp pháp các loại súng đạn và chất nổ trên chợ đen trực tuyến. Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu về vấn đề này trên thế giới. Nghiên cứu trên thu thập số liệu từ năm 2016 đối với hơn 12 cryptomarket - một loại chợ đen hội tụ nhiều đối tượng buôn bán, cho thấy có đến 60% vũ khí được mua bán trên chợ đen trực tuyến có xuất xứ từ Mỹ. Bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào chợ đen trực tuyến và chỉ trong vài phút có thể tiếp cận với nhiều người bán hàng, trong đó chủ yếu hoạt động phi pháp. Các website này có đặc điểm nổi bật là cho phép giao dịch ở phạm vi toàn cầu và bảo mật thông tin cá nhân, do đó, đây là địa chỉ hấp dẫn đối với những người buôn bán các mặt hàng bất hợp pháp. Bên cạnh đó, các trang web đen mua bán vũ khí vốn không thuộc danh mục cho phép của các nước sở tại nên khó có thể tìm kiếm các trang này trên Google hay các công cụ tìm kiếm khác. Nếu muốn sở hữu vũ khí, khách hàng phải tải những phần mềm giúp đăng nhập cũng như dễ dàng “vượt tường” để tham gia các trang web đen. Nhằm tránh để bị phát hiện, giao dịch trên các trang web đen có mua bán vũ khí thường sử dụng tiền ảo Bitcoin hoặc là một loại tiền ảo không thuộc sự phát hành của bất cứ tổ chức tín dụng hay ngân hàng nhà nước nước nào. Với các khe hở trên, hoạt động giao dịch này hoàn toàn có thể trở thành nguồn cung cấp vũ khí cho các tổ chức tội phạm, hoặc các đối tượng khủng bố hoạt động theo hình thức “con sói đơn độc”. Còn nhớ chính đối tượng khủng bố trong vụ xả súng tại Munich, Đức, hồi cuối năm 2016 đã sử dụng vũ khí được mua từ chợ đen trực tuyến.
Do tính chất nguy hiểm của các trang web này, giới chức các nước ở châu Âu và Mỹ đã tiến hành một loạt biện pháp nhằm rà soát và triệt phá các trang web buôn bán hàng cấm trong đó có ma túy, vũ khí và thông tin cá nhân nhạy cảm. Điển hình là các vụ đóng cửa AlphaBay và Hansa - 2 thị trường bất hợp pháp khổng lồ trên web đen hồi cuối tháng 7/2017. Thống kê cho thấy, kể từ khi trang web Silk Road bị đóng cửa vào năm 2013, AlphaBay đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, phát triển gấp 10 lần quy mô của “người anh”, cung cấp hơn 250.000 danh sách các loại thuốc bất hợp pháp và chất độc hóa học; hơn 100.000 quảng cáo về súng ống, các dữ liệu cá nhân bị đánh cắp, hàng giả, phần mềm độc hại và các công cụ tấn công máy tính. Tính riêng từ tháng 5/2015 đến 2/2017, đã có tới 450 triệu USD được giao dịch thông qua AlphaBay.
Không chỉ vậy, giới chức châu Âu còn siết chặt các quy định về mua bán vũ khí nhất là sau những vụ tấn công khủng bố kinh hoàng và xả súng hàng loạt. Theo đó, người dân châu Âu giờ đây phải qua kiểm tra y tế mới được cấp phép mua vũ khí. Bên cạnh đó, các nước trong châu lục cũng tăng cường chia sẻ thông tin nhằm đảm bảo những người chưa thực hiện các cuộc kiểm tra tại một nước thành viên sẽ không thể mua súng ở nơi khác trong Liên minh châu Âu (EU).
Trước thực trạng, vũ khí trái phép tuồn vào EU hầu hết xuất phát từ các quốc gia vùng Balkan. Sau khi giao dịch, vũ khí thường được tháo rời từng bộ phận và vận chuyển thành nhiều đợt vào châu Âu. Khi vũ khí đã xâm nhập được trót lọt, gần như chẳng gì có thể ngăn cản chúng được chuyển tới những địa điểm như Paris (Pháp) hoặc Brussels (Bỉ). Do đó, châu Âu cũng đang nỗ lực tìm giải pháp nhằm giảm nguy cơ vũ khí lọt vào tay bọn khủng bố, đặc biệt là gây sức ép buộc các trang mạng xã hội phải đưa ra các biện pháp ngăn chặn hoạt động quảng cáo. Đây cũng là lý do khiến Facebook mới đây đã phải đưa ra một lệnh cấm các tổ chức buôn bán vũ khí trái phép trên mạng trá hình thành các nhóm xã hội để thực hiện giao dịch. Đại diện Facebook tuyên bố dỡ bỏ các bài đăng liên quan đến buôn bán vũ khí nếu như nhận được báo cáo từ phía người sử dụng. Tại trang chủ của một nhóm, đều có nút “report” (báo cáo), người sử dụng có thể ấn nút, sau đó thông báo sẽ được chuyển đến ban quản trị mạng. Dựa vào nội dung các bài viết đăng tải, ban quản trị sẽ quyết định phương thức xử lý thích hợp, ngăn chặn hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, lệnh cấm này có thể sẽ không phát huy được hiệu quả bởi nếu xóa được các trang web đen trên Facebook cũng không thể ngăn chặn việc các nhóm tội phạm, các tay súng thánh chiến tạo nhóm và rao hàng trực tiếp trên ứng dụng Messenger bởi thực tế nhiều hoạt động buôn bán kiểu này đã xuất hiện tại các khu vực xảy ra giao tranh như ở Iraq và Syria.
Rõ ràng, chỉ có thể tìm được đáp án cho “bài toán khó” kiểm soát các thương vụ vũ khí trên “chợ đen” khi có sự hợp tác và phối hợp giữa các quốc gia không chỉ trong châu lục mà phải trên toàn thế giới. Có như vậy, an ninh và hòa bình mới thực sự được duy trì một cách hiệu quả.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hơn 182 tỷ đồng nâng cấp loạt bến đỗ sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Nhận định bóng đá Hà Lan hôm nay
- ·Soi kèo góc Tottenham vs Fulham, 20h30 ngày 1/12
- ·Nhận định bóng đá Hà Lan hôm nay
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Nhận định, soi kèo Urartu vs Alashkert, 21h00 ngày 03/12: Không thương tiếc đối thủ
- ·Soi kèo góc Napoli vs AS Roma, 00h00 ngày 25/11
- ·Soi kèo góc Ipswich vs MU, 23h30 ngày 24/11
- ·Trong quý I/2025 phải hoàn thành phê duyệt Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- ·Soi kèo phạt góc Wellington Phoenix vs Melbourne Victory, 09h30 ngày 24/11
- ·Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- ·Soi kèo phạt góc Crystal Palace vs Newcastle, 22h00 ngày 30/11
- ·Soi kèo góc Triều Tiên vs Uzbekistan, 19h00 ngày 19/11
- ·Soi kèo phạt góc Brighton vs Southampton, 3h00 ngày 30/11
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·Soi kèo phạt góc Liverpool vs Man City, 23h00 ngày 1/12
- ·Soi kèo phạt góc West Ham vs Arsenal, 0h30 ngày 1/12
- ·Soi kèo góc Trung Quốc vs Nhật Bản, 19h00 ngày 19/11: Đội khách áp đảo
- ·Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- ·Soi kèo góc Palestine vs Hàn Quốc, 21h00 ngày 19/11