【qatar sc】Nhìn lại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014: Cải tiến sao vẫn nhiều áp lực!
Thí sinh thoải mái khi ra khỏi phòng thi (Ảnh minh họa)
Thuận lợi,ìnlạikỳthitốtnghiệpTHPTCảitiếnsaovẫnnhiềuáplựqatar sc ưu việt nhất nghiêng về thí sinh
Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học đã kết thúc. Về cơ bản, kỳ thi đã thành công, không có sự cố đặc biệt nào xảy ra, cho thấy sự cố gắng rất lớn của Bộ GD & ĐT, của các địa phương, các bộ, ngành cùng chung tay góp sức tổ chức sao cho kỳ thi diễn ra suôn sẻ nhất.
Tuy nhiên, dư âm của kỳ thi đến nay vẫn còn bởi đây là năm Bộ GD- ĐT có những cải cách mạnh mẽ về kỳ thi với mục đích lớn nhất là làm sao để thi cử bớt căng thẳng, giảm áp lực thi cử lên đôi vai học trò. Một kỳ thi tích hợp nhiều giải pháp: rút môn thi, giảm thời gian làm bài thi, rút bớt ngày thi. Rõ ràng, một kỳ thi mà số đông thí sinh đỡ vất vả hơn, người nhà cũng đỡ căng thẳng hơn, “số dương” và hiệu ứng xã hội mà nó mang lại chắc chắn không nhỏ. Chính vì vậy, tại rất nhiều hội đồng thi, các thầy Chủ tịch hội đồng còn nói đùa với phóng viên rằng, những gì thuận lợi nhất, ưu việt nhất đã nghiêng hết về thí sinh rồi!
Nói như vậy, tức là các thầy gián tiếp muốn chia sẻ, họ vất vả quá, vất vả nhất trong các kỳ thi tốt nghiệp nhiều năm trở lại đây. Thí sinh thi 4 môn, nhưng hội đồng phải làm việc cả 8 môn thi (trong đó có 2 môn bắt buộc và 6 môn tự chọn). Vì có mặt cả 8 môn thi nên số lượng giám thị và đội ngũ phục vụ cũng phải huy động nhiều hơn. Nhưng cũng vì cho thí sinh chọn môn thi mà việc điều hành hội đồng, tổ chức giám thị ra sao đã khiến cho không ít chủ tịch hội đồng đau đầu.
Ai đi? Ai ở?
Thầy giáo Đỗ Đức Hòa, Chủ tịch Hội đồng thi THCS Nguyễn Trãi (Hà Đông) cho biết: Hội đồng thi này có 392 thí sinh, môn tự chọn phân hóa rất mạnh mẽ. Nếu môn Lý có 10 phòng thi thì như môn Hóa chỉ có 2 phòng thi, môn tiếng Anh 12 phòng thi thì môn Sinh cũng chỉ có 4 phòng thi. Nhưng vấn đề là, có 3 buổi thi có 2 ca thi, nhưng ca 1 thì có 10 phòng, ca 2 lại chỉ có 2 phòng (hoặc ngược lại), vậy giám thị ca 1 làm nhiệm vụ xong rồi có ở lại hay không? Ai đi, ai ở?. Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng lại không được phép điều động giám thị, mà phải do Sở GD & ĐT. Do đó, giải pháp an toàn được nhiều hội đồng chọn là: thi xong thì giám thị cứ ở cả trong trường.
Tuy nhiên, có hội đồng điều tiết bằng cách sẽ bố trí để mỗi giám thị chỉ phải làm việc tại 4 buổi thi. Nhưng lại có giám thị than phiền, nếu họ chỉ làm 4 buổi thi thì tiền bồi dưỡng thù lao chẳng được bao nhiêu. Do đó, một số Chủ tịch hội đồng đành để họ ở cả lại ca 2, dù ca thi đó chỉ điều động một vài giám thị làm nhiệm vụ. Đó là chưa kể, các hội đồng phải rất vất vả tìm địa điểm để tập kết học sinh chờ vào ca hai. Và theo khảo sát của phóng viên, rất nhiều trường đã không thể bố trí được phòng chờ, đành đề các em đứng chờ ngoài đường dưới cái nắng như đổ lửa.
Một số Chủ tịch hội đồng thi khác còn cho hay, các năm trước thí sinh sẽ ổn định 1 phòng thi trong cả 3 ngày thi. Nhưng năm nay do thi tự chọn nên thí sinh phải đến các phòng thi khác nhau. Điều này gây khó khăn cho việc đánh số báo danh, theo dõi thí sinh, buổi sáng nhỡ có thí sinh quên ghi số báo danh hay tờ ghi tên mà đến chiều các em chuyển phòng thi thì tìm lại thí sinh đó để hoàn thành thủ tục là vô cùng khó. Do đó, nhiều hội đồng cũng phải chọn giải pháp kỹ thuật là thu tờ ghi tên của thí sinh ngay sát trống báo hết giờ.
Có điểm thi 24 người phục vụ 1 thí sinh! (Ảnh minh họa)
“Con số biết nói”
Cũng liên quan đến cải tiến thi tốt nghiệp, còn câu chuyện mà báo chí đã tốn nhiều giấy mực: một hội đồng chỉ với 1 thí sinh. Hà Nội có khá nhiều hội đồng chỉ có 1 thí sinh thi Sử như THPT Quang Trung ( Đống Đa), THPT Trần Hưng Đạo (Hà Đông). Số hội đồng chỉ có 2, 3 thí sinh thi Địa, hay Sinh học, Ngoại ngữ cũng không phải là ít. Ở Hòa Bình, tại hội đồng thi THPT Nguyễn Trãi (Lương Sơn) chỉ có 1 thí sinh thi Vật lý. Hưng Yên có 15 hội đồng trắng thí sinh thi Sử…
Những “con số biết nói” này không thể không suy ngẫm, dù khi tổ chức cho học sinh chọn môn, Bộ GD- ĐT đã lường trước tình huống này. Nó cho thấy một tình trạng học không toàn diện, học thực dụng. Nó còn là một lời cảnh báo cho định hướng phân luồng nghề nghiệp và cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho cách dạy và học các môn khoa học xã hội. Vì sao Sử, Địa lại có ít thí sinh chọn thi như vậy?
Xã hội tạm yên lòng khi các hội đồng thi nhận khó khăn về mình, không kêu ca lãng phí, vất vả để tổ chức cho thí sinh làm bài tốt nhất, dù có hội đồng gồm 24 người chỉ phục vụ 1 thí sinh. Nhưng ở khía cạnh quản lý, chúng ta vẫn phải suy nghĩ về những “hệ lụy” này, để có thể tìm được những phương án thi thực sự ưu việt, không chỉ giảm căng thẳng với thí sinh mà còn phải giảm vất vả, giảm những áp lực mệt mỏi không cần thiết cho cả bộ máy phía sau.
(Theo Dân trí)
Đã tới lúc xét tuyển ĐH bằng điểm thi tốt nghiệp THPT?
(责任编辑:La liga)
- ·Sóc Bom Bo
- ·Tỷ giá hôm nay (17/4): USD trung tâm giảm mạnh phiên đầu tuần
- ·Trạm y tế xuống cấp, khám chữa bệnh ở Nam Đông gặp khó
- ·Nga hé lộ hình ảnh tên lửa đạn đạo Iskander khai hỏa ở Ukraine
- ·Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- ·Cứu bệnh nhân chấn thương sọ não nặng bằng tế bào gốc
- ·UAV của Ukraine phơi bày lỗ hổng hệ thống phòng không Nga
- ·PVcomBank lọt Top doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam
- ·ASEAN Cup 2024: HLV Kim Sang Sik muốn học trò giảm sai sót
- ·Dinh dưỡng cho ngày nắng nóng
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Dự báo giá cà phê ngày 24/5/2024: Giá cà phê còn "lập đỉnh" tăng vùn vụt?
- ·Hơn 450 người ở Phong Điền tham gia hiến máu tình nguyện
- ·Tiếp nhận hơn 220 đơn vị máu từ sinh viên Trường đại học Sư phạm
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Đám cưới kỳ diệu cứu mạng cả làng trong trận động đất Maroc
- ·Chống thuốc lá lậu: Cần những giải pháp đồng bộ và hiệu quả
- ·Bệnh viện Trung ương Huế diễn tập quy mô lớn phòng ngừa virus nCoV
- ·Tấn công mạng toàn cầu: Việt Nam đã có trường hợp bị nhiễm mã độc
- ·Nga triệu tập đại sứ Pháp vì động thái của ông Macron tại G20