【asonvila】Chậm cải cách thủ tục sẽ níu chân môi trường kinh doanh
Nếu không đẩy nhanh tốc độ thực hiện thủ tục,ậmcảicáchthủtụcsẽníuchânmôitrườasonvila nhất là thủ tục thuế, hải quan, thì sẽ khó có bứt phá trong cải cách môi trường kinh doanh. |
Việt Nam xếp thứ 69/190 quốc gia về Chỉ số Môi trường kinh doanh (Doing Business 2020 - EoDB) của WB, tụt 1 bậc so với năm trước. Theo đánh giá của ông Ywert Visser, Phó chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam, một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam tụt hạng là việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính còn chậm, trong khi nhiều nước tăng tốc khâu này.
Ông Visser cho biết, tại tọa đàm về thách thức và giải pháp cho môi trường kinh doanh Việt Nam do EuroCham tổ chức ngày 8/1, các đại biểu lo ngại rằng, một trong những điểm nghẽn lớn của môi trường kinh doanh là việc các doanh nghiệpmất quá nhiều thời gian cho khâu nộp thuế, bởi thời gian nộp thuế tại Việt Nam dài hơn nhiều so với một số nước trong khu vực như Indonesia và Malaysia.
Ngoài ra, khâu giải quyết thủ tục liên quan đến việc doanh nghiệp tuyên bố đóng cửa và phá sản cũng phức tạp, kéo dài. Bên cạnh đó là khoảng vênh trong phối hợp và giải quyết các thủ tục giữa cơ quan trung ương, bộ, ngành với địa phương, khiến doanh nghiệp gặp khó trong tiếp cận và đáp ứng các yêu cầu về thủ tục.
Bà Virginia Foote, Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) cho rằng, Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác để thu hút nhà đầu tư, thu hút nguồn lực cho phát triển. Để tăng được sức cạnh tranh, Việt Nam buộc phải cải thiện cơ chế.
“Nếu Việt Nam đảm bảo chính sách thuế rõ ràng và những thay đổi về thuế có thể dự báo được hay thông báo trước, thì AmCham có thể cập nhật những thay đổi đó tới các doanh nghiệp Mỹ để điều chỉnh”, bà Foote nói.
Phó chủ tịch AmCham Hanoi khuyến nghị, các thủ tục thuế, hải quan cần được đảm bảo minh bạch, công bằng, nhất quán và nếu có điều chỉnh thì phải được thông báo trước theo lộ trình rõ ràng.
“Hệ thống thuế là điều rất quan trọng trong môi trường kinh doanh. Vấn đề chính không nằm ở chỗ cắt bỏ dòng thuế, mà là cơ cấu đánh thuế sao cho cạnh tranh, công bằng”, bà Foote nhấn mạnh.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương (CIEM), nếu soi Chỉ số Môi trường kinh doanh của WB với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 là tăng 5 - 7 bậc, thì Việt Nam không thực hiện được.
Về xếp hạng, trong báo cáo EoDB năm 2020, Việt Nam tăng hạng ở 3 chỉ số: tiếp cận tín dụng, nộp thuế và phá sản, nhưng lại tụt hạng ở 6 chỉ số và giữ nguyên hạng ở 1 chỉ số.
(责任编辑:World Cup)
- ·Xuất khẩu thanh long: Mở rộng thị trường, chuyển hướng đi đường biển
- ·Những “lần đầu tiên” của ngành Thống kê
- ·Phú Thọ có Bí thư Tỉnh uỷ mới
- ·Phê chuẩn Phó chủ tịch tỉnh Khánh Hòa
- ·Bám sát thực tiễn, làm đúng quy luật, lắng nghe nhân dân
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới
- ·Đẩy nhanh các vụ án tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản trong năm 2019
- ·Quốc vương Campuchia thăm nghỉ dưỡng tại Việt Nam
- ·Doanh nghiệp Việt thắng lớn tại Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á
- ·Thủ tướng ký quyết định nhân sự Bộ Ngoại giao
- ·Môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh liên tục tăng điểm và thứ hạng
- ·Tạo niềm tin vào số liệu thống kê: Đừng để chỉ số thành chỉ tiêu
- ·LHQ kêu gọi ngừng bắn ở Gaza do lo ngại bùng phát dịch bại liệt
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải cải cách mạnh mẽ hơn để đất nước tiến lên
- ·Siết chặt quản lý chất lượng vật tư, an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp
- ·Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Putin thống nhất hàng loạt vấn đề quan trọng
- ·Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca nhận quyết định nghỉ hưu
- ·Bộ Y tế bãi bỏ 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực giám định y khoa
- ·Khai trương Ngân hàng tự động Autobank đầu tiên tại huyện Đức Huệ
- ·Mỹ khó giải bài toán quản lý súng đạn