【tỉ số uae】Smarthome: Thực tế không như quảng cáo
Thực tế không như quảng cáo
Từ khi chiếc máy tính đầu tiên tiến vào các văn phòng,ựctếkhôngnhưquảngcátỉ số uae ứng dụng công nghệ thông tin đã thay đổi ngành công nghiệp chuyển đổi chỗ ở. Ngày nay, một lần nữa cuộc cách mạng 4.0 tiếp tục định hình lại các ngành nghề, trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Sự xuất hiện của những chiếc smartphone và máy tính bảng, cùng với sự phát triển của mạng kết nối vạn vật (IoT) đã thay đổi cách quản lý cuộc sống thường ngày, trong đó có quản lý, vận hành dự ánbất động sản. Tuy nhiên, sự mở rộng sang di động chỉ là biến động mới nhất trong bộ công cụ bất động sản luôn không ngừng phát triển.
Nếu cách đây 10 năm, ngành kinh doanh chỗ ở chủ yếu dựa trên giấy tờ, thì hiện nay, không ít doanh nghiệpđã chuyển đổi hẳn sang mô hình kinh doanh dựa trên các nền tảng công nghệ trực tuyến, nhằm hướng tới tiếp cận và phục vụ các khách hàng mục tiêu dễ dàng hơn.
Một trong những sản phẩm đang được nhắc tới nhiều nhất trên thị trường bất động sản hiện nay có thể kể đến là nhà thông minh (smarthome). Thực tế, smarthome không phải khái niệm mới, bởi tại nhiều quốc gia, sản phẩm này đã phát triển khá mạnh với mục đích chính giúp biến cuộc sống trở nên dễ chịu và tốt đẹp hơn.
Theo mô tả trong quảng cáo các chủ đầu tư, với sự phát triển của IoT, smarthome là nơi các thiết bị điện, điện tử có khả năng tự động hoàn toàn hoặc bán tự động, giúp chủ nhân của ngôi nhà dễ dàng điều khiển các trang thiết bị qua các thao tác đơn giản, tiện lợi, thậm chí có thể vận hành, kiểm soát hoạt động của ngôi nhà từ xa. Chủ nhân ngôi nhà sẽ giao tiếp với hệ thống điện tử qua các bảng điều khiển, các ứng dụng được cài đặt trên điện thoại, máy tính bảng hoặc giao diện website.
Điều này giúp chủ nhân sống thoái mái trong ngôi nhà của mình mà không phải lo lắng về quá nhiều thứ, đặc biệt là không tốn nhiều thời gian cho các công việc lặt vặt như nấu nướng, pha cafe, giặt đồ..., thậm chí, nguy cơ hao hụt điện nước cũng bị loại trừ, bởi mọi thứ đều được tự động hóa. Tuy nhiên, theo chia sẻ của khá nhiều người sử dụng, sự thật đôi khi không như quảng cáo.
Chị Mai Thanh, quận Cầu Giấy (Hà Nội), từng lắp đặt một hệ thống đèn thông minh lên tới cả hơn chục triệu cho căn chung cư của mình cho biết, việc thiết lập rất tốn thời gian, nhất là khi để đảm bảo mọi thứ hoạt động trơn tru và ổn định.
Bên cạnh đó, việc học điều khiển thiết bị thông minh cũng là vấn đề không dễ dàng, đặc biệt với người già và trẻ con. Rất nhiều lần chị Thanh đã phải bỏ dở công việc chạy về chỉ vì bà giúp việc không biết cách sử dụng và vận hành hệ thống smarthome. Đó là chưa kể tới việc chạy ứng dụng riêng cho hàng chục thiết bị thông minh trong nhà với một ứng dụng điều khiển riêng trong giao diện điều khiển của phần lớn thiết bị thông minh không được trực quan cho lắm.
Tương tự, chị Trúc, đang sinh sống tại Minh Khai (Hà Nội) cho biết, việc đầu tư vào các thiết bị smarthome là hướng tới việc tiết kiệm năng lượng tối đa, nhưng trên thị trường hiện nay, có những thiết bị sở hữu những tính năng không xứng với số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra.
“Chẳng hạn, loại robot lau nhà Roomba có giá tới 300 - 1.000 USD, trong khi máy hút bụi truyền thống chỉ khoảng 30 - 100 USD. Vậy có hợp lý khi bạn phải trả gấp 10 lần cho sự tiện nghi?”, chị Trúc đặt vấn đề.
Theo chị Trúc, rất nhiều sản phẩm thông minh được các chủ đầu tư quảng cáo có thể làm tất cả, nhưng thực tế chúng không xuất sắc ở tính năng cụ thể nào.
“Tại sao bạn phải trả thêm hàng trăm USD cho chiếc tủ lạnh thông minh có thể lướt web trong khi bạn đã có trong tay smartphone, tablet hoặc máy tính có thể vào web hiệu quả hơn rất nhiều?”, chị Trúc nói và cho biết, rất nhiều thiết bị thông minh ra mắt và đưa vào danh mục sản phẩm cho người sử dụng rất bắt mắt, rất hấp dẫn, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn là hỏng hóc, mất thời gian và tiền bạc để thay mới.
"Khi báo lỗi và muốn thay thế, thì các nhân viên lại tư vấn chuyển đổi sang một sản phẩm khác, do các sản phẩm ban đầu đã lỗi thời và không còn sử dụng được nũa. Vì thế, người dùng chỉ có cách thay thế hoặc không dùng nữa", chị Trúc cho biết.
Tính an toàn của những căn hộ smarthome
Bên cạnh sự nhanh lỗi thời là vấn đề lớn trong ngành công nghệ, một vấn đề nữa cũng khiến nhiều người tiêu dùng e ngại khi sử dụng các sản phẩm smarthome là tính an toàn và bảo mật.
Chẳng hạn, camera thông minh có chức năng upload video tự động lên dịch vụ lưu trữ đám mây của nhà sản xuất. Tuy nhiên, khi dịch vụ này không hoạt động nữa, khách hàng sẽ mất đi một trong những tính năng thú vị nhất của sản phẩm, chưa kể việc không thể lấy lại các đoạn video đã quay. Không những vậy, việc dịch vụ không hoạt động còn khiến khách hàng lo lắng về việc liệu có ai đó nghe lén, hoặc quay lén các hoạt động riêng tư của mình.
Theo thống kê của Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tháng 4/2018, hàng loạt cuộc tấn công mạng ở nhiều quốc gia trên thế giới lợi dụng lỗ hổng trên các thiết bị router/switch đã gây ảnh hưởng tới khoảng 1.000 thiết bị ở Việt Nam. Việt Nam hiện có hơn 310.000 camera giám sát đang kết nối internet, nhưng gần một nửa số thiết bị này có lỗ hổng bảo mật, có thể bị tấn công, theo dõi và chiếm quyền điều khiển bất cứ lúc nào.
Riêng trong quý I/2018, trên 9 triệu lượt địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma, khoảng 1.400 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin. Trước đó, tháng 12/2017, đã xảy ra vụ lọt dữ liệu liên quan đến các địa chỉ thư điện tử, trong đó có gần 1.100 địa chỉ thư điện tử có tên miền ".gov.vn" và hơn 800 địa chỉ thư điện tử của các ngân hàng...
Hay câu chuyện Việt Nam có 427.446 tài khoản Facebook cá nhân bị lộ thông tin, đứng thứ 9 trong bảng xếp hạng Top 10 quốc gia lộ thông tin nhiều nhất từ Facebook. Đó chính là những con số cần được xem xét, nhất là hầu hết các thiết bị smarthome hiện nay có thể kết nối với internet.
Thử hỏi, một ngày nào đó, thiết bị smartphone của khách hàng dùng để điều khiển các thiết bị trong nhà, kể cả khóa cửa bị hack và lọt vào tay những kẻ gian, hậu quả của nó sẽ như thế nào?
Theo chia sẻ từ lãnh đạo một tập đoàn bất động sản lớn có trụ sở tại Cầu Giấy cho biết, để giải quyết vấn đề này, đồng thời đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng, nhiều chủ đầu tư phải chi khá mạnh tay vào hạ tầng công nghệ, cũng như hệ thống bảo mật thông tin. Tuy nhiên, việc này làm tăng chi phí, khiến giá bán các căn nhà đội lên khá nhiều, qua đó làm giảm khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
(责任编辑:La liga)
- ·Triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm 2020 với quyết tâm cao và khí thế mới
- ·[Infographic] Ngành giao thông vận tải dự báo có mức tăng nhu cầu năng lượng cao nhất
- ·Dự án chậm tiến độ, lo hiệu quả đầu tư công
- ·Tìm nguồn lo 18.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng Dự án Sân bay Long Thành
- ·Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi
- ·Tập đoàn IHI (Nhật Bản) muốn tham gia các dự án giao thông tại Hải Phòng
- ·Căn cứ để tính giảm giá gói thầu
- ·Đầu tư dự án năng lượng sạch: Tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
- ·Hà Nội đã cơ bản kiểm soát được tình hình dịch Covid
- ·TP.HCM muốn đầu tư hơn 143 triệu USD làm tuyến BRT số 1 vòng xoay An Lạc
- ·Đáp án đề thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2018 – 2019 tại Hà Nội
- ·Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp có thể được giảm tới 70% tiền sử dụng đất
- ·Đầu tư nước ngoài có thể đạt 28 tỷ USD
- ·Phó thủ tướng đốc thúc hoàn thiện phương án kiến trúc sân bay Long Thành
- ·Lần đầu tiên Diễn đàn an toàn thực phẩm quốc tế được tổ chức tại Việt Nam
- ·[Infographic] 12 dự án thua lỗ, yếu kém thuộc ngành Công thương
- ·Trạm trung chuyển rác ở khu dân cư: Khẩn trương khắc phục ô nhiễm môi trường
- ·Dự án nước sạch và môi trường lọt mắt nhà đầu tư ngoại
- ·Thủ tướng thăm Bộ Ngoại giao và chỉ đạo công tác đối ngoại năm 2018
- ·“Khẩu vị” mới của nhà đầu tư Singapore