会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo bóng đá cúp liên đoàn anh】Tạo động lực, niềm tin cho doanh nhân tiến bước!

【kèo bóng đá cúp liên đoàn anh】Tạo động lực, niềm tin cho doanh nhân tiến bước

时间:2024-12-23 23:05:35 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:135次
Đội ngũ doanh nhân là nguồn “nhân lực đặc biệt” cho hiện đại hóa và hội nhập Chất "thép" ẩn chứa bên trong nữ doanh nhân xinh đẹp Trịnh Lý Thẩm Dương TPHCM vinh danh 10 doanh nhân truyền cảm hứng 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các doanh nhân tại buổi gặp mặt vào ngày 11/10/2023. Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các doanh nhân tại buổi gặp mặt vào ngày 11/10/2023. Ảnh: VGP

Vươn cao ý chí kinh doanh

Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết 41) được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành thay cho Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá XI.

Nghị quyết 41 nêu quan điểm, đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu tổng quát của Nghị quyết 41 là phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng. Cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng. Năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến. Tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc. Có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.

Thế hệ doanh nhân Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với rất nhiều “cánh cửa” mở ra thị trường quốc tế, nhưng để gặt hái được thành quả thì luôn là những câu chuyện rất gian nan và cần động lực để thúc đẩy. Câu chuyện về doanh nhân Hoàng Hữu Thắng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam (Intech Group) đã truyền nhiều cảm hứng cho giới trẻ về con đường khởi nghiệp. Bởi ít ai ngờ, với một người sinh ra tại một vùng quê nghèo, 5 lần thi trượt đại học nhưng có thể từng bước tạo nên một hệ sinh thái trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa, công nghệ và năng lượng. Intech Group của doanh nhân Hoàng Hữu Thắng hiện đã có 2 nhà máy, tạo công ăn việc làm cho gần 400 nhân sự, sản phẩm đã vươn ra thế giới và chinh phục các quốc gia, thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico...

Doanh nhân Hoàng Hữu Thắng cho rằng, chỉ có kiên trì đứng lên, liên tục làm việc miệt mài suốt 12 năm cùng những lý tưởng lớn lao thì mới có thể được đền đáp. “Dù có đầy đủ yếu tố về tài chính, kinh nghiệm, khách hàng nhưng cũng không chắc để khởi nghiệp thành công, bởi khởi nghiệp không phải dành cho tất cả mọi người mà chỉ dành cho số ít và cho những ai đủ ý chí, đủ bản lĩnh”, doanh nhân Hoàng Hữu Thắng chia sẻ.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Luôn sát cánh, chia sẻ, động viên đội ngũ doanh nhân

Đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân phát triển; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược (thể chế, hạ tầng và nhân lực), giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, lành mạnh, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Tinh thần là "hạ tầng thông suốt, chính sách thông thoáng, điều hành thông minh".

Thời gian tới, Chính phủ sẽ tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, vươn tầm khu vực và quốc tế; phát huy hơn nữa tính chủ động, năng động sáng tạo, tăng cường liên kết hợp tác để tạo nên sức mạnh tổng hợp, nâng tầm vị thế của doanh nghiệp Việt Nam.

Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn là điểm tựa và luôn tin tưởng đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cam kết luôn sát cánh, chia sẻ, động viên, tiếp thu tối đa các ý kiến của các tổ chức hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân hùng mạnh và đoàn kết. Tinh thần là không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm, đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện và đã làm, đã thực hiện phải có hiệu quả cụ thể.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn: Tiếp tục chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Bộ Tài chính đánh giá rất cao vai trò quan trọng của doanh nghiệp và doanh nhân trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển của quốc gia. Vì thế, nhiều giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất với giá trị hỗ trợ lớn và phạm vi hỗ trợ rộng đã và đang tiếp tục được triển khai.

Bộ Tài chính đã và đang tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu đề xuất các giải pháp áp dụng cho năm 2024. Bộ Tài chính đang rà soát và báo cáo Chính phủ tiếp tục xem xét giảm thuế giá trị gia tăng như đã áp dụng cho năm 2023, áp dụng giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu, hỗ trợ sản xuất kinh doanh trong nước, giảm mức thu một số phí, lệ phí, khuyến khích sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Bộ Tài chính sẽ tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; tiếp tục đẩy mạnh lành mạnh hóa các lĩnh vực tài chính đặc biệt trong lĩnh vực thuế, hải quan nhằm tạo thuận lợi và tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Thu Dịu (ghi)

Ông Nguyễn Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn N&G, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội: Ban hành chính sách kịp thời hơn

Việt Nam không chỉ có nhiều cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mà còn đón nhận làn sóng đầu tư về công nghệ cao, trong đó có lĩnh vực bán dẫn. Hơn nữa, cộng đồng doanh nhân còn nhận được nhiều sự hỗ trợ, động viên từ Đảng, Nhà nước nên có niềm tin để vươn lên, chiến lĩnh thị trường, mạnh dạn hợp tác quốc tế và tham gia vào chuỗi cung ứng.

Thời gian tới, doanh nhân, doanh nghiệp kỳ vọng các chính sách được ban hành nhanh hơn, thiết thực hơn. Với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, Chính phủ nên sớm trình Luật Công nghiệp hoặc có chính sách thí điểm liên quan đến công nghiệp hỗ trợ, bán dẫn… để tận dụng cơ hội từ đầu tư nước ngoài.

Thu Dịu (thực hiện)

Thật vậy, trong bối cảnh hiện nay, vấn đề về bản lĩnh, tinh thần kinh doanh của mỗi doanh nhân càng quan trọng hơn bao giờ hết. Theo các doanh nhân, không có ý chí và tinh thần kinh doanh thì sẽ không thể nhìn thấy cơ hội để bứt phá, có tinh thần kinh doanh thì trong thử thách cũng sẽ tìm thấy cơ hội.

Đại diện cho cộng đồng doanh nhân nữ, bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, Chủ tịch Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam cho biết, những biến động từ đại dịch và đứt gãy chuỗi cung ứng không làm các nữ doanh nhân nản lòng. Cộng đồng doanh nhân nữ vẫn chèo lái, giữ vững doanh nghiệp để đảm bảo sinh kế cho hàng triệu lao động cùng nhiều hoạt động thiện nguyện, thực hiện trách nhiệm xã hội. Không chỉ trên thương trường, nữ doanh nhân vẫn luôn gìn giữ, phát huy, xây dựng hình ảnh người phụ nữ thời đại mới, với thiên chức của người phụ nữ, người mẹ, người vợ trong xây dựng gia đình, chăm sóc thế hệ trước và nuôi dạy thế hệ sau.

uất hiện những doanh nhân, doanh nghiệp vươn tầm khu vực và thế giới

Theo thông tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đến nay, khu vực kinh tế tư nhân chính thức đã có tới gần 900.000 doanh nghiệp, cùng với các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các hợp tác xã... đã tạo thành lực lượng hùng hậu thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển. VCCI ước tính, với số lượng doanh nghiệp chính thức, đội ngũ doanh nhân là lãnh đạo doanh nghiệp đã đạt con số 2 tới 3 triệu người, còn nếu tính tất cả người làm kinh doanh, những hộ kinh doanh cá thể thì đội ngũ doanh nhân có thể đạt tới 10 triệu người.

Các chuyên gia đánh giá, cùng với việc tăng nhanh về quy mô số lượng, năng lực quản trị, trình độ kiến thức, kỹ năng kinh doanh và chuyên môn của doanh nhân Việt Nam ngày càng nâng cao, năng lực và khả năng hội nhập quốc tế cũng có bước tiến rõ nét. Đã xuất hiện những doanh nhân, doanh nghiệp lớn với thương hiệu vươn tầm khu vực và thế giới, đang thể hiện vai trò quan trọng trong phát triển các ngành, địa phương, dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp trong ngành phát triển. Bên cạnh đó, doanh nhân Việt Nam ngày càng ý thức và quan tâm xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, thực hiện trách nhiệm xã hội.

Tuy nhiên, cộng đồng doanh nhân luôn kỳ vọng sẽ tiếp tục nhận được sự động viên, định hướng của cơ quan quản lý cùng nhiều chính sách hỗ trợ trong giai đoạn hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn Sovico mong muốn tiếp tục nhận được sự định hướng, các chương trình cơ chế chính sách mở ra tạo điều kiện hỗ trợ, tạo thêm động lực, tạo thêm niềm tin cho doanh nhân Việt Nam vững bước tiến lên phía trước với tinh thần đổi mới, sáng tạo.

Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đề nghị cần tạo sự bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước.

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam chia sẻ mong muốn Chính phủ luôn là điểm tựa cho doanh nghiệp, doanh nhân lúc "huyết áp tụt" hoặc lao đao. “Chúng tôi không dựa dẫm mà sẽ nỗ lực hết mình, đồng hành với Chính phủ để trở lại trạng thái bình thường, vươn lên phát triển”, bà Nga nhấn mạnh.

Đặc biệt, cộng đồng doanh nhân hết sức phấn khởi khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41/NQ-TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Trường Hải (Thaco) bày tỏ tâm đắc với các nội dung trong Nghị quyết, đồng thời thể hiện cam kết sẽ nghiên cứu và phát huy tinh thần của Nghị quyết vào đời sống doanh nhân, hoạt động doanh nghiệp, để doanh nghiệp giữ được vai trò dẫn dắt một số lĩnh vực trọng yếu, hướng đến vị thế quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Chấn hưng khí thế kinh doanh, tạo sức bật cho tăng trưởng

Ông Phạm Tấn Công (ảnh), Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, Việt Nam cần giải pháp mạnh để chấn hưng khí thế, khơi dậy tinh thần kinh doanh trong giới doanh nhân.

Tạo động lực, niềm tin cho doanh nhân tiến bước

Ông đánh giá như thế nào về những nỗ lực của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong những tháng đã qua của năm 2023 và thời gian tới?

Chúng ta đều thấy, bức tranh kinh tế trên thế giới và trong nước những tháng vừa qua của năm 2023 là vô cùng khó khăn. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, thì những bất định này sẽ phản ánh vào trong hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, các doanh nhân đã phải hết sức nỗ lực vượt khó trong bối cảnh thị trường đầy thử thách.

Điều đáng mừng là cùng với những nỗ lực của doanh nhân còn có sự động viên từ Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Rất nhiều quyết sách đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành kịp thời để hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Gần đây nhất, vào những ngày đầu tháng 10/2023, Chính phủ đã có quyết định về giảm 30% tiền thuê đất cho các doanh nghiệp. Quyết định này sẽ giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, thêm nguồn lực để tiếp tục phục hồi và phát triển.

Những tháng cuối năm nay đã bắt đầu có những tín hiệu phục hồi từ thị trường trong nước cũng như quốc tế nên cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đều đang hy vọng đón chào năm 2024 với những diễn biến tốt hơn, nhưng vẫn sẵn sàng ứng phó với những diễn biến khó khăn trong thời gian tới.

Cùng với cơ hội từ nền kinh tế, làm thế nào để các doanh nhân Việt Nam tiếp tục vươn lên, thưa ông?

Để nắm bắt cơ hội, tạo cú bật mới về tăng trưởng kinh tế, Đảng, Chính phủ cần quan tâm có các giải pháp mạnh, kịp thời để chấn hưng khí thế, tinh thần kinh doanh trong doanh nhân; đồng thời khơi dậy tinh thần năng động, dám nghĩ, dám làm, dám quyết của đội ngũ cán bộ công chức.

Sức mạnh tinh thần luôn là nguồn lực vô tận, một thế mạnh truyền thống của con người Việt Nam. Nếu chúng ta giải phóng được sức mạnh tinh thần lúc này, tạo ra sự hưng phấn kinh doanh trong doanh nhân, hưng phấn dám nghĩ, dám làm trong cán bộ, chúng ta sẽ chớp được những cơ hội mà thế giới đang tạo ra cho Việt Nam và chắc chắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế cùng khát vọng trở thành quốc gia phát triển sẽ thực hiện được.

Một niềm vui và niềm động viên rất lớn đối với các doanh nhân trong dịp kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam năm 2023 là được đón chào Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới (Nghị quyết số 41-NQ/TW).

Xin ông chia sẻ về ý nghĩa và những kỳ vọng mà Nghị quyết 41 sẽ mang đến cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam?

Có thể gọi đội ngũ doanh nhân hiện nay là các doanh nhân thời kỳ đổi mới. Quá trình hình thành đội ngũ doanh nhân thời kỳ đổi mới đến nay có thể chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn hình thành sau đổi mới, kéo dài 20 năm từ khi đổi mới đến năm 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO. Tiếp theo là giai đoạn hội nhập quốc tế, kéo dài từ năm 2007 đến nay. Hiện nay, giới doanh nhân đang bước vào giai đoạn 3, hướng tới mục tiêu đưa nền kinh tế Việt Nam gia nhập nhóm quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, tức cũng kéo dài khoảng 20 năm.

Do đó, Nghị quyết 41 như một luồng gió mới để tạo sự phấn chấn cho doanh nghiệp, doanh nhân. Nghị quyết với những nội dung mới trong quan điểm, định hướng và giải pháp rất đúng và trúng với thực tiễn để phát triển, phát huy đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

Chẳng hạn, Nghị quyết 41 đưa ra nội dung rất mới và rất quan trọng là doanh nhân Việt Nam không những chỉ có vai trò quan trọng như các thành phần trước đây của nền kinh tế mà còn là một trong những lực lượng nòng cốt để đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Rõ ràng, vai trò và trách nhiệm của các doanh nhân đã được đặt lên rất cao.

Nghị quyết 41 cũng đặt ra nhiệm vụ về xây dựng Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân, khuyến khích doanh nhân ở tất cả các thành phần kinh tế tham gia; đưa ra giải pháp về tăng cường bổ sung các chế tài kinh tế để xử lý vi phạm, đây là điều doanh nhân rất mong đợi khi thể hiện đúng quan điểm không hình sự hóa các quan hệ kinh tế…

Những mục tiêu và giải pháp mà Nghị quyết đặt ra chắc chắn sẽ mở đầu cho một giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiếp theo của các doanh nhân nước ta, góp phần để xây dựng đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, đủ sức gánh vác nhiệm vụ tiên phong thực hiện mục tiêu và khát vọng đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

Trong ngắn hạn, theo ông, các doanh nhân, doanh nghiệp cần thực hiện ngay những giải pháp nào để tăng trưởng?

Điều các doanh nghiệp mong muốn và đề xuất làm ngay lúc này là tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng thuận lợi, chấn chỉnh và phục hồi thị trường bất động sản. Cùng với đó, Chính phủ nên tiếp tục thực hiện hiệu quả những hỗ trợ về tài chính với thời gian đủ dài cho doanh nghiệp phục hồi…

Doanh nghiệp cũng kiến nghị tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của các địa phương với trọng tâm là cải cách về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, VCCI với vai trò là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, chúng tôi sẽ có trách nhiệm phản ánh những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để cùng tháo gỡ, giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

Xin cảm ơn ông!

Hương Dịu (ghi)

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Xe điện và xe không người lái sẽ được đưa vào khung pháp lý như thế nào?
  • Hơn 131 triệu đồng chắp cánh ước mơ cho sinh viên nghèo
  • Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, hòa nhập với cộng đồng
  • Hướng đến thị trường nông sản thực phẩm sạch
  • Đáp án môn Lý các mã đề 221, 222, 223, 224 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
  • Góc nhìn đa chiều về nữ làm báo
  • Hơn 55% người nhận lương hưu ở mức 75%
  • Bình Long: ‘Trâu điên’ sổng chuồng, húc nhiều người đi đường
推荐内容
  • Dự báo thời tiết hôm nay 30/5: Mưa rào và dông nhiều nơi
  • Xe tải va chạm xe máy, nam thanh niên tử vong tại chỗ
  • Nâng bước con yêu
  • Ông Nguyễn Văn Lập khá lên từ nuôi tôm công nghiệp
  • Petrovietnam sáng tạo trong bảo dưỡng các công trình dầu khí
  • Gỡ rối hoàn thuế giá trị gia tăng