【lịch bong dá】Lo con dậy thì sớm
Gần đây, nhiều phụ huynh rất lo lắng khi thấy con mình sớm thành người lớn. Dưới đây là tư vấn của bác sĩ Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Giám đốc Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh về vấn đề này.
Tuổi dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp để bé gái, bé trai trở thành người lớn. Tuổi dậy thì được đánh dấu bằng sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu ở bé gái và sự xuất tinh lần đầu ở bé trai.
Đối với bé gái, trước khi xuất hiện kinh nguyệt thì các đặc điểm sinh dục thứ phát (còn gọi đặc điểm giới tính) phát triển trước. Dấu hiệu thường thấy đầu tiên là phát triển ngực và xảy ra ở tuổi trung bình là 11 tuổi, theo sau hoặc cùng lúc là sự phát triển lông mu, lông nách. Kinh nguyệt xuất hiện sau đó khoảng 1 đến 2 năm. Đối với bé trai, là sự gia tăng kích thước tinh hoàn ở độ tuổi trung bình 11,5 tuổi, theo sau bởi sự phát triển lông vùng cơ quan sinh dục và dương vật. Sau đó mới có hiện tượng xuất tinh và thường xảy ra vào ban đêm.
Đa số các nghiên cứu, các mốc dậy thì có độ lệch chuẩn dao động xấp xỉ 1 năm. Như vậy, tuổi dậy thì đang được chấp nhận là 10 tuổi đối với bé gái và 12 tuổi đối với bé trai. Phát triển dậy thì sớm được xác định khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì sớm hơn 2,5- 3 độ lệch chuẩn so với tuổi trung bình. Như vậy, dậy thì sớm khi trẻ phát triển các đặc điểm giới tính phụ trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Hiện nay, các yếu tố tác động đến dậy thì sớm ở trẻ là do môi trường xã hội, “dẫn chất phtalate” tạo dẻo trong ngành nhựa, tạo đục trong ngành thực phẩm (nước ép trái cây, thạch trái cây), các loại thực phẩm chăn nuôi chứa nhiều chất hormone tăng trưởng, điều kiện sống trong gia đình… chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, trẻ sống thụ động dễ béo phì sẽ gây rối loạn chuyển hóa nội tiết tố. Vì vậy, cần chú ý các vấn đề sau: Tạo cho trẻ có lối sống năng động, tham gia các hoạt động lành mạnh của các tổ chức thanh thiếu niên giúp trẻ hạn chế bị tác động của phim ảnh xấu trên internet, hạn chế lối sống tĩnh tại, thụ động. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối. Tham gia luyện tập thể dục thể thao, hạn chế ăn thức ăn công nghiệp, chế biến sẵn,…
Cần theo dõi, phát hiện sớm các đặc điểm giới tính phụ như khi con gái có tuyến vú sớm trước 8 tuổi, con trai có tinh hoàn phát triển trước 9 tuổi; trẻ có chiều cao tăng nhanh, chung cho cả 2 giới là tốc độ tăng chiều cao nhanh từ 7 - 15cm/năm và mọc lông mu, lông nách. Về điều trị, cần khám chuyên khoa nội tiết xác định nguyên nhân để thầy thuốc mới có chỉ định cần hay không cần điều trị. Khi gia đình có con mắc chứng dậy thì sớm nên đưa trẻ đến bệnh viện nhi để được khám và điều trị sớm, giúp trẻ ổn định về mặt tâm sinh lý và phát triển thể chất bình thường.
Q.NHƯ
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tin tức mới nhất vụ sập giàn giáo khiến 11 người nhập viện ở Huế
- ·Xe số tự động sẽ sớm được đưa vào chương trình đào tạo lái xe
- ·Thời tiết ngày 2/6: Mưa dông chấm dứt, Bắc bộ xuất hiện nắng nóng
- ·Hà Nội sẽ có thêm 4 tuyến buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG
- ·Khuyến cáo doanh nghiệp hạn chế đưa hàng lên biên giới
- ·Chính phủ Canada chi 9 tỷ CAD hỗ trợ sinh viên vượt qua dịch COVID
- ·Phấn đấu thời gian XNK bằng mức trung bình của ASEAN
- ·Chí Trung giận Đỗ Thanh Hải vì Táo quân 2016
- ·Tuyển sinh năm 2018 của trường ĐH Lâm Nghiệp những điểm mới trong đề án
- ·Hoài Linh nói về chuyện giả gái
- ·'Quái vật hồ Loch Ness' có hình dáng giống khủng long thời tiền sử chết dạt bờ ở Mỹ
- ·Báo chí ngành Tài chính
- ·Tiết lộ sốc về đại gia bỏ nghìn tỷ mua tranh khỏa thân
- ·Yêu cầu thống nhất miễn, giảm phí dự án BOT Hòa Lạc
- ·Tết Mậu Tuất 2018: ‘Thủ phủ’ hoa Tây Tựu khoác ‘áo mới’ chờ giờ ‘lên sóng’
- ·Hơn 65.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 6 tháng đầu năm
- ·WB dự báo mức kiều hối toàn thế giới giảm kỷ lục trong năm 2020
- ·Đời giông bão của nghệ sĩ hài Trà My
- ·Khẩn trương thực hiện các biện pháp ngăn chặn TNGT do uống rượu, bia
- ·Triển lãm 'Sống chung với thiên tai