【tài 2.25 là sao】Kiếm tiền tỷ, các YouTuber đóng thuế bao nhiêu?
Kiếm tiền tỷ,ếmtiềntỷcácYouTuberđóngthuếbaonhiêtài 2.25 là sao các YouTuber đóng thuế bao nhiêu?
Các hoạt động kiếm thu nhập trên các nền tảng công nghệ như YouTube, Google Play... đang ngày càng gia tăng, những cá nhân kiếm bạc tỷ, thậm chí vài chục tỷ không thiếu nhưng số thuế nộp vẫn thấp.
Kênh YouTube kiếm tiền “khủng”
Google vừa công bố Top 10 nhà sáng tạo YouTube nổi bật nhất năm 2020 của Việt Nam. Trong đó, MixiGaming(Độ Mixi) đứng đầu với 4,27 triệu người đăng ký. Theo ước tính của trang Social Blade chuyên thống kê xếp hạng các tài khoản trên mạng xã hội gồm YouTube, Twitter, Twitch và Instagram..., với 4,45 triệu người đăng ký và có hơn 1,2 tỷ lượt xem, ước tính kênh Độ Mixi có thu nhập từ 145.700 - 2,3 triệu USD trong vòng 1 năm, tương đương 3,35 - 53 tỷ đồng.
Xếp thứ 2 trong danh sách là kênh Trấn Thành Town của MC Trấn Thànhhiện có 4,6 triệu người đăng ký theo dõi và tổng số lượt xem video đạt hơn 938,7 triệu. Kênh này được ước tính trong vòng 1 năm có thu nhập được từ 70.500 - 1,1 triệu USD, tương đương từ hơn 1,6 - 25,3 tỷ đồng.
Theo sau là kênh Hau Hoang hiện có 6,97 triệu người đăng ký và có hơn 2,16 tỷ lượt xem. Social Blade ước tính kênh nhạc chế này trong vòng 1 năm thu về từ 62.700 - 1 triệu USD, tương đương từ 1,44 - 23 tỷ đồng.
Đặc biệt, dù đứng thứ 5 trong Top 10 kênh YouTube sáng tạo nhất năm 2020, nhưng kênh Anh Thám Tử chuyên dựng những tình huống lừa đảo, tai nạn có thật xảy ra... có thu nhập cao nhất.
Anh Thám Tử hiện có 2,14 triệu lượt đăng ký với hơn 1 tỷ lượt xem và ước tính có mức thu nhập từ 334.500 - 5,4 triệu USD trong vòng 1 năm, tương đương từ 7,7 - 124 tỷ đồng. Còn kênh Cris Devil Gamer chuyên về các game mang về từ 101.600 - 1,6 triệu USD mỗi năm, tương đương 2,33 - 36,8 tỷ đồng.
Hay Di Di là kênh YouTube chính thức của cô gái với tính cách lầy lội, hài hước và là tác giả của những clip nhạc chế luôn được hàng triệu khán giả đón nhận có thu nhập từ 97.300 - 1,6 triệu USD trong vòng một năm, tương đương từ 2,23 - 36,8 tỷ đồng.
Trong khi đó, FAP TV là kênh của một nhóm hài cũng có thu nhập cao chót vót từ 217.900 - 3,5 triệu USD, tương đương từ 5 - 80,5 tỷ đồng. Cuối cùng là kênh Quynh Tran JP & Family - Cuộc sống ở Nhật được ước tính có thu nhập từ 86.500 - 1,4 triệu USD, tương đương gần 2 - 32,2 tỷ đồng.
Ngoài những kênh YouTube được xem là nổi bật dẫn đầu trong năm 2020 nêu trên, nhiều cá nhân, nghệ sĩ tại Việt Nam cũng là những gương mặt “hot” trên YouTube nhiều năm qua với số lượng người theo dõi rất đông. Điều này cũng giúp thu nhập của họ cao chót vót.
Chẳng hạn như ca sĩ Sơn Tùng M-TP luôn là một gương mặt quen thuộc trên YouTube. Theo Social Blade, kênh chính thức của Sơn Tùng M-TP hiện có 8,45 triệu người theo dõi và hơn 1,75 tỷ lượt xem. Ước tính thu nhập từ YouTube của Sơn Tùng M-TPtrong 1 năm từ 266.000 - 4,3 triệu USD, tương đương 16,1 - 99 tỷ đồng.
Hay kênh Bà Tân Vlog cũng có 4,04 triệu người theo dõi với tổng lượt xem đạt hơn 756 triệu. Ước tính 1 năm Bà Tân Vlog thu nhập từ 33.900 - 542.700 USD, tương đương từ 780 triệu - 12,5 tỷ đồng.
YouTuber cũng bộn tiền
Không chỉ các kênh YouTube, nhiều tài khoản YouTube cá nhân (YouTuber) cũng kiếm bộn. Theo chính sách công bố của YouTube, một YouTuber được trả trung bình từ 0,01 - 0,03 USD/lượt xem quảng cáo, một cá nhân có thể kiếm được khoảng 18 USD cho mỗi 1.000 lượt xem quảng cáo.
Ngoài số tiền từ lượt xem quảng cáo trong các video, YouTuber còn kiếm được tiền từ một số hoạt động khác như liên kết cộng tác viên để xem những liên kết nằm trong phần mô tả video và mua hàng. Những YouTuber có nhiều người theo dõi thường tạo thương hiệu ngoài kênh của họ và bán những thứ như áo sơ mi, túi xách, mũ và phụ kiện; hoặc nếu là một YouTuber lâu năm với lượng người theo dõi hùng hậu, các công ty sẽ muốn hợp tác với bạn.
Những YouTuber nổi tiếng cũng kiếm tiền thông qua tài trợ thương hiệu... Việc tạo ra thu nhập này không phải dễ nhưng cũng không quá khó với những kênh YouTube đã có nhiều người theo dõi.
Thông tin từ Tổng cục Thuế, dữ liệu của các ngân hàng thương mại cung cấp, riêng Hà Nội đã có 18.304 cá nhân, tổ chức đã nhận được số tiền từ Google, Facebook, YouTube là 1.462 tỷ đồng. Cục Thuế Hà Nội trong 3 năm (2017 - 2019) đã xác định 1.100 cá nhân nhận thu nhập 4.800 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh phần mềm, xây dựng cung cấp các trò chơi trên mạng, trong đó có người nhận được thu nhập lên đến 140 tỷ đồng...
Cục Thuế đã có danh sách 225 cá nhân hoạt động cung cấp sản phẩm ứng dụng, sản phẩm nội dung tại các kho ứng dụng Google Play, Apple Store..., thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế, với tổng doanh thu trên 1.161 tỷ đồng, số tiền thuế, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách nhà nước hơn 67,2 tỷ đồng.
Trong vài năm trở lại đây, TP.HCM liên tục phát hiện các trường hợp cá nhân nhận thu nhập “khủng” mà quên kê khai thuế. Chẳng hạn, Cục Thuế TP.HCM phát hiện chủ kênh YouTube có thu nhập lên 19 tỷ đồng từ năm 2016 - 2018; một trường hợp khác nhận thu nhập 41 tỷ đồng từ Google, Facebook, YouTube chỉ trong 2 năm 2016 - 2017. Qua công tác thanh kiểm tra, Cục Thuế TP.HCM phát hiện một cá nhân ở tỷnh Quảng Nam nhận tiền quảng cáo từ những kênh nước ngoài với thu nhập 17 tỷ đồng...
Theo quy định, các cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh với doanh thu trên 100 triệu đồng/năm sẽ thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và giá trị gia tăng. Trong trường hợp trên, các cá nhân sẽ nộp thuế giá trị gia tăng với thuế suất 5% và thuế TNCN thuế suất 2%, tổng cộng sẽ nộp 7% trên doanh thu.
Số thuế mỗi người phải đóng từ vài chục triệu lên đến hàng tỷ đồng, chẳng hạn kênh MixiGaming thu về từ 3,35 - 53 tỷ đồng, số thuế tương ứng từ 234,5 triệu đến 3,7 tỷ đồng; kênh Trấn Thành Town với thu nhập 1,6 - 25,3 tỷ đồng, có số thuế phải nộp từ 112 triệu đến 1,77 tỷ đồng... Thế nhưng, số thu thuế từ lĩnh vực này vẫn còn khá khiêm tốn so với số thu chung.
Số thu tăng nhưng vẫn chưa ăn thua
Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết, ở Việt Nam tính đến cuối năm 2020 có khoảng 15.000 kênh YouTube bật nút kiếm tiền, trong đó có khoảng 350 kênh có doanh thu lớn, từ 1 triệu người đăng ký theo dõi kênh trở lên. Tuy nhiên, chỉ 30% trong số đó, tương đương khoảng 5.000 kênh, chịu sự quản lý từ các công ty mạng của YouTube tại Việt Nam.
Mới đây, Bộ Thông tin - Truyền thông cũng vừa công bố 4 kênh YouTube có nội dung nhảm nhí, cờ bạc, bạo lực... đã bị Google ngừng việc chia sẻ tiền quảng cáo và gỡ bỏ sau khi Bộ có văn bản gửi tới Google. Bộ cũng đề nghị Google xem xét, yêu cầu các kênh YouTube bật nút kiếm tiền tại Việt Nam đăng ký vào các công ty mạng của YouTube tại Việt Nam để đảm bảo việc quản lý.
Trên YouTube, có nhiều kênh thật sự sáng tạo và cần được khuyến khích hoạt động này cũng như nguồn thu nhập chính đáng. Những người này thường có tâm lý đóng thuế đầy đủ nếu quy định rõ ràng, minh bạch.
Với các nước phát triển, thuế TNCN ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng nhưng phải đưa ra cơ chế khấu trừ chi tiêu hợp lý, phù hợp với cuộc sống thực tiễn. Tại Việt Nam, mức thuế TNCN hiện chưa tính đủ các chi phí, chi tiêu của người nộp thuế và người phụ thuộc nên không mang tính khuyến khích nhiều cá nhân gia tăng các hoạt động sáng tạo, gia tăng thu nhập cho mình...
Luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty luật Basico
Bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế), cho biết Cục Thuế TP.HCM và Hà Nội thời gian qua triển khai mạnh thu và truy thuế TNCN đối với những nguồn thu nhập đến từ YouTube ngày càng tăng qua các năm. Bà Lan cho biết tại Nghị định 126 hướng dẫn thực hiện một số điều của luật Quản lý thuế có thêm quy định mới về trách nhiệm của công ty đối tác trong nước của Google, Facebook... có mặt tại Việt Nam thực hiện khấu trừ, kê khai và nộp thay thuế cho cá nhân trong nước.
Trước đây, các cá nhân nhận được thu nhập từ những hoạt động trên các nền tảng này sẽ thực hiện tự kê khai và nộp thuế. Các đơn vị như Google... thường sẽ trả tiền qua các công ty đối tác tại Việt Nam và cơ quan thuế sẽ làm việc với các công ty này thay vì làm trực tiếp đến từng cá nhân như trước đây nên kỳ vọng giải pháp này sẽ tăng hiệu quả số thu trong thời gian tới.
Nghị định 126 có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020 nên kỳ khai thuế tháng vào ngày 20/1. Do đó, đến thời điểm này, cơ quan thuế cũng chưa nắm được các tập đoàn đa quốc gia như Google, Facebook... có bao nhiêu đối tác tại Việt Nam.
Các cá nhân ký hợp đồng với những công ty đối tác Việt Nam, Nghị định 126 quy định cá nhân không tự kê khai thuế mà tổ chức sẽ kê khai và nộp thay. Riêng trường hợp các cá nhân trong nước nhận tiền trực tiếp từ Google, Facebook... thì cá nhân tự khai thuế. Nghị định 126 quy định trách nhiệm của ngân hàng trong việc cung cấp thông tin, do đó cơ quan thuế có thể thu thập thêm thông tin dữ liệu.
- ·Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- ·35 tỷ đồng ông Đỗ Hữu Ca lừa 'chạy án' sẽ được giải quyết như thế nào?
- ·Chiêm ngưỡng chậu lan hồ điệp dát vàng, giá gần 4 tỷ đồng tại Hà Nội
- ·Ngày đầu tiên nghỉ Tết, xử phạt gần 2.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn
- ·3 người bị chém trong vụ tranh nhau ‘giật’ đồ cúng ở TPHCM
- ·Lực lượng chống khủng bố phô diễn kỹ năng bắn súng, giải cứu con tin
- ·Lá dong, gạo nếp 'vượt nghìn cây số' đến với lính mũ nồi xanh ở châu Phi
- ·BHXH Việt Nam và Phòng Xúc tiến Thương mại Pháp tại Việt Nam hợp tác chiến lược
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·8 tuyến cao tốc được chạy 90 km/h: Khách tiết kiệm thời gian, tài xế đỡ tốn xăng
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Bắt giữ 16 đối tượng, khám xét 11 địa điểm trong 2 đường dây ma túy ở TP.HCM
- ·Cuộc điện thoại xúc động của chiến sĩ CSGT 16 năm đón giao thừa ngoài đường
- ·Lý do Lào Cai chứng thực vào tài liệu giả của công ty cung ứng bò ở Điện Biên
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Xã ở Thanh Hóa cho mượn đất làm bãi trông xe giữa đầu đường lên xuống cao tốc
- ·BHXH Việt Nam và Phòng Xúc tiến Thương mại Pháp tại Việt Nam hợp tác chiến lược
- ·Ngày vía Thần Tài: Người dân mua vàng không cần quan tâm giá
- ·Bất ngờ lý do con người và loài linh trưởng sợ... rắn
- ·Xã ở Thanh Hóa cho mượn đất làm bãi trông xe giữa đầu đường lên xuống cao tốc
- Thủ tướng chỉ đạo khởi tố đối tượng đưa người vào Việt Nam trái phép
- Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tái cơ cấu DNNN phải đạt mục tiêu kép
- Phấn đấu hoàn tất FTA Việt Nam
- Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường kỷ luật cán bộ vụ Formosa
- Việt Nam và Ấn Độ đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng
- Kịch bản nào cho thế giới năm 2018 ?
- Thủ tướng mong muốn Việt Nam có nhiều tập đoàn như Viettel
- Thủ tướng hoan nghênh các doanh nghiệp Israel đầu tư vào Việt Nam
- Cấp bách ứng phó hải sản chết bất thường
- Thủ tướng tiếp Trợ lý Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc