【ti so my】Tòa Bình Dương thụ lý vụ ‘ông lớn’ ngành nước dây dưa tiền nợ
Mượn nợ 6 năm,òaBìnhDươngthụlývụônglớnngànhnướcdâydưatiềnnợti so my “biến mất” khỏi sổ sách
Mới đây, TAND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Văn Hoàng (SN 1963) - nguyên giám đốc Xí nghiệp dịch vụ đô thị (nay là Công ty TNHH MTV sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Biwase) thuộc Công ty cổ phần - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương; bị đơn là Công ty cổ phần - Tổng công ty Nước - Môi trường Bình Dương (viết tắt là BIWASE).
Theo đó, ông Hoàng yêu cầu BIWASE trả số tiền nợ gốc là 1 tỷ đồng cộng với tiền lãi là 10 triệu đồng mà công ty này mượn 6 năm nay. Trước đó, ông Hoàng đã nhiều lần gửi văn bản đến công ty đề nghị trả nợ nhưng không được giải quyết.
Theo đơn trình bày của ông Hoàng, vào tháng 3/2018, ông đã cho Xí nghiệp dịch vụ đô thị vay 1 tỷ đồng để hỗ trợ cho mục đích hoàn ứng về tổng công ty do một số dự án đang triển khai chưa thu hồi được tiền. Việc làm này là theo chỉ đạo từ Ban lãnh đạo BIWASE. Số tiền ông Hoàng cho vay được thể hiện rõ trong ủy nhiệm chi từ ngân hàng và phiếu thu của Xí nghiệp dịch vụ đô thị.
Ông Hoàng cho biết thời điểm đó, do tình hình tài chính của xí nghiệp và tổng công ty đang gặp khó khăn nên ông sẵn sàng lấy tiền cá nhân để hỗ trợ. BIWASE hứa sẽ trả lại khi thu hồi được tiền từ dự án đã triển khai cho khách hàng.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2018, ông Hoàng gặp tai nạn dẫn đến chấn thương nặng nề, không còn sức khỏe để làm việc nên trình bày nguyện vọng được nghỉ. Một năm sau, ông được BIWASE giải quyết cho nghỉ việc.
Từ lúc nghỉ việc, ông Hoàng nhiều lần đề nghị xí nghiệp và BIWASE hoàn trả lại số tiền cho vay trước đó nhưng không được giải quyết, với các lý do mà ông cho là “vô lý”. Đến nay, sau gần 6 năm, ông vẫn chưa nhận được số tiền này.
Đáng chú ý, trong quá trình "đòi nợ", ông Hoàng phát hiện tại báo cáo tài chính hợp nhất của BIWASE từ năm 2022 đến nay, khoản nợ mà doanh nghiệp này vay của ông đã “biến mất” một cách bất thường. Trong khi đó, ở các báo cáo tài chính từ năm 2021 trở về trước, khoản nợ 1 tỷ đồng vẫn được thể hiện với nội dung “Nợ phải trả ngắn hạn”.
Từ những vấn đề kể trên, ông Hoàng đã gửi khởi kiện đến TAND TP Thủ Dầu Một để yêu cầu giải quyết theo quy định của pháp luật.
“Rõ ràng trong vấn đề này có nhiều sự bất thường. Việc số tiền vay của tôi biến mất khỏi sổ sách có dấu hiệu vi phạm Luật Kế toán năm 2015 và Chuẩn mực kế toán Việt Nam năm 2023” - ông Hoàng bức xúc.
Sẽ trả tiền khi thu hồi được nợ
Trao đổi với PV VietNamNet, đại diện BIWASE xác nhận năm 2018 có vay của ông Hoàng 1 tỷ đồng để giải quyết các vấn đề về tài chính. Số tiền này do Xí nghiệp dịch vụ đô thị nhận và làm phiếu thu.
Tuy nhiên khi đó, ông Hoàng có viết giấy tạm ứng thể hiện sẽ nhận lại số tiền cho vay khi BIWASE thu hồi được nợ từ khách hàng mà đơn vị đã nhận thi công công trình. Do đến nay, khách hàng vẫn chưa thanh toán hết số tiền còn thiếu nên BIWASE chưa có tiền để trả lại cho ông Hoàng.
Mới đây, chi nhánh của BIWASE cũng có văn bản gửi đến khách hàng là Công ty TNHH Phát triển quốc tế thế kỷ 21 đề nghị thanh toán khoản nợ còn lại, nhưng không nhận được phản hồi.
Về việc khoản nợ vay của ông Hoàng “biến mất” khỏi sổ sách, đại diện BIWASE lý giải rằng báo cáo tài chính các năm không nhất thiết phải ghi rõ những khoản nợ. Doanh nghiệp sẽ để khoản nợ này qua một bên và thể hiện trong sổ sách kế toán nội bộ.
Mặc dù vậy, khi được đề nghị được cung cấp giấy tờ thể hiện khoản nợ để qua “một bên” của ông Hoàng thì đại diện BIWASE lại giải thích do thời gian đã lâu, công ty có nhiều sổ sách nên khó tìm.
Cũng theo vị đại diện này, giữa tháng 10 vừa qua, phía chi nhánh đã gửi tờ trình đề nghị được tạm ứng 500 triệu đồng từ vốn kinh doanh của chi nhánh để chi hộ cho BIWASE trả cho ông Hoàng, lãnh đạo tổng công ty cũng đã phê duyệt. Tuy nhiên khi trao đổi, ông Hoàng không đồng ý do chi nhánh yêu cầu ký các cam kết để nhận tiền.
Nợ lương công nhân, nhà máy xử lý rác ở Bảo Lộc có nguy cơ ngừng hoạt động
Đối mặt với khó khăn tài chính, nợ lương nhiều tháng khiến người lao động bỏ việc, nhà máy xử lý rác thải cho TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) có nguy cơ tạm dừng hoạt động.(责任编辑:World Cup)
- ·Thủ tướng ra công điện khẩn về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
- ·Phái sinh: Thanh khoản cải thiện khi cơ hội mở cho cả bên mua và bán
- ·Chứng khoán tuần: Thị trường đối diện nguy cơ giảm
- ·Sẽ tổ chức các diễn đàn về kiểm tra chuyên ngành
- ·Tư vấn bảo hiểm sai có thể bị phạt 100 triệu đồng
- ·Ngành Hải quan góp phần quan trọng đảm bảo nguồn thu NSNN
- ·Báo chí và mạng xã hội trong xây dựng văn hóa
- ·Những miền xanh lấp lánh
- ·Hà Nội: Từ 6h00 ngày 14/10, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phép kinh doanh
- ·Haaland xé lưới MU, cú hat
- ·Thủ tướng chỉ thị cấp bách phòng chống dịch
- ·Tham vấn doanh nghiệp về thực hiện Luật Hải quan
- ·‘Dòng tiền F0 có thể đang chờ để quay lại
- ·Phái sinh: Tất cả đều giảm, trừ khối lượng mở tăng mạnh
- ·Thủ tướng: Không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần
- ·Tuyển Việt Nam hội quân, ra sân Thống Nhất tập buổi đầu tiên
- ·Chứng khoán tuần: VN
- ·Cổ phiếu lớn hợp sức đi lên, VN
- ·Bắc Giang xử lý nhiều hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Cây nhà & lá vườn