【ket bong da anh】Bảng xếp hạng ĐH chưa thuyết phục
Bảng xếp hạng cơ sở giáo dục Việt Nam năm học 2016-2017 của nhóm sáu chuyên gia đến từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước đã được công bố chiều 6-9. Kết quả của bảng xếp hạng này gây nhiều bất ngờ khi nhiều trường ĐH tuổi đời khá trẻ lại có thứ hạng cao,ảngxếphạngĐHchưathuyếtphụket bong da anh như Trường ĐH Tôn Đức Thắng thứ 2, Trường ĐH Duy Tân thứ 9 trong khi nhiều ĐH lâu đời, điểm chuẩn đầu vào cao lại đứng giữa hoặc cuối bảng.
Tiêu chí chưa toàn diện
Nhóm các trường ĐH khối kinh tế bị rớt xuống hạng trung bình như Ngoại thương thứ 23, Kinh tế Quốc dân thứ 30, Học viện Tài chính thứ 40, Học viện Ngân hàng ở vị trí 47... Nguyên nhân của việc bị xếp thứ hạng "bậc trung" là do ấn phẩm khoa học quốc tế mờ nhạt, quy mô đào tạo quá lớn so với năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên.
Trong bảng xếp hạng này, các ĐHQG và ĐH vùng đều có thứ hạng cao. 3/5 trường top đầu là ĐHQG Hà Nội (số 1), ĐH Đà Nẵng (số 4) và ĐHQG TP HCM (số 5). Trường ĐH Tôn Đức Thắng xếp thứ 2 và Học viện Nông nghiệp xếp thứ 3.
Đánh giá cao ý tưởng của nhóm nghiên cứu và đây là sự khởi đầu, manh nha cho việc xếp hạng các trường ĐH tại Việt Nam, tuy nhiên nhiều chuyên gia tỏ ra chưa đồng tình với kết quả xếp hạng.
Bảng xếp hạng ĐH chú trọng tiêu chí nghiên cứu khoa học.Ảnh: TẤN THẠNH
TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, cho rằng việc xếp hạng ĐH là vấn đề rất khó. Lịch sử 15 năm đo lường xếp hạng các trường ĐH cho thấy 1 trường ĐH tốt sẽ thực hiện tốt 4 việc là đào tạo tốt, nghiên cứu tốt, quốc tế hóa và việc làm đầu ra của sinh viên (gồm khởi nghiệp và gắn bó với doanh nghiệp tốt).
"Bốn tốt" đó là chiến lược phát triển chung của các trường ĐH thế giới. Trong khi đó, bảng xếp hạng mà các nhà nghiên cứu đưa ra mới chỉ tập trung vào 2 tốt là nghiên cứu và đào tạo. Theo TS Tùng, dựa vào 2 tiêu chí nghiên cứu khoa học và dạy học làm thước đo chính, bảng xếp hạng không thuyết phục.
Ví dụ, ĐH Huế được xếp thứ 3 về tiêu chí giáo dục đào tạo là khó chấp nhận vì đây là trường có tuyển đầu vào ngành sư phạm rất thấp gây xôn xao dư luận. Thêm vào đó, việc dựa vào dữ liệu 3 công khai của trường ĐH không chắc chắn thể hiện đúng thực chất của trường đó. Cũng theo ông Tùng, trong bối cảnh quốc tế hóa thì trách nhiệm đầu ra và hoạt động quốc tế của một trường ĐH là rất quan trọng. Đây là 2 tiêu chí mang tính thời đại mà bảng xếp hạng này không đề cập đến.
Chung quan điểm với TS Tùng, hiệu trưởng một trường ĐH thuộc hàng tốp trên ở Hà Nội cho rằng việc tổ chức, đánh giá thông tin để xếp hạng ĐH là việc khó vì thông tin chỉ cần sai lệch một chút là đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả. Lãnh đạo này cho rằng nhóm nghiên cứu đã thu thập thông tin độc lập, không liên hệ với trường đề nghị cung cấp số liệu nên chưa đầy đủ và chính xác. Vì vậy, bảng xếp hạng nói trên chưa phản ánh chính xác năng lực và hoạt động của các trường.
Dữ liệu chưa chính xác
PGS Lê Thị Thu Thủy, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, cho rằng kết quả xếp hạng muốn thuyết phục thì dữ liệu phải chuẩn, tiêu chí đánh giá phù hợp và mẫu nghiên cứu đủ lớn. Bà Thủy băn khoăn báo cáo 3 công khai của các trường mà nhóm nghiên cứu dựa vào để xếp hạng đã được cập nhật đầy đủ hay chưa? Hiệu phó này cho hay bà đồng tình với nhóm nghiên cứu nói rằng đây chỉ là thông tin tham khảo. Để đánh giá được thứ hạng của các trường thì cần phải có phương pháp, dữ liệu đầy đủ, chính xác với sự tham gia của trường đó. Hơn nữa, để đưa được bộ tiêu chí chuẩn để xếp hạng cũng cần thời gian và nghiên cứu cụ thể.
PGS Tạ Hải Tùng, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cũng tỏ ra băn khoăn về chất lượng dữ liệu mà nhóm tác giả sử dụng để xây dựng bảng xếp hạng. Theo ông Tùng, nhóm tác giả lấy dữ liệu của các trường được gửi với mục đích khác nhau, chưa chắc đã chuẩn. Chẳng hạn như ở tiêu chí cơ sở vật chất và quản trị, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đứng thứ 25, trong khi bằng mắt thường cũng biết khuôn viên, thư viện của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hơn rất nhiều trường "tốp cao" trong bảng xếp hạng này.
Để các trường nhìn nhận lại mình
TS Lưu Quang Hưng, nhà nghiên cứu làm việc tại Melbourne, Úc, chủ biên báo cáo xếp hạng, cho biết nguyên tắc xếp hạng được nhóm chuyên gia áp dụng gồm phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, định lượng, khả tín, khách quan và hướng tới chuẩn mực quốc tế. Trong đó, 3 tiêu chí xếp hạng là nghiên cứu khoa học (40%), giáo dục đào tạo (40%), cơ sở vật chất và quản trị (20%). TS Hưng nói thêm, công trình khoa học xuất bản trên các tạp chí quốc tế, chuyên ngành và có phản biện là thước đo quan trọng để đánh giá năng lực nghiên cứu khoa học của cơ sở ĐH. Tiêu chí này được các bảng xếp hạng uy tín thế giới như Times Higher Education, QS, ARWU sử dụng.
Chính vì điều này mà nhiều ĐH thuộc khối kinh tế được dư luận xã hội đánh giá cao không nằm trong top đầu. Tuy nhiên, TS Hưng nhấn mạnh bảng xếp hạng chỉ có ý nghĩa tham khảo bởi có những tham số không thể định lượng được. Dĩ nhiên, không bảng xếp hạng nào hoàn thiện vì mọi tiêu chí hay trọng số đưa ra đều ít nhiều mang tính chủ quan. Sẽ có nhiều bảng xếp hạng khác sau này ra đời "tốt" hơn. "Dù gì, chúng tôi cũng hy vọng góp vào một tiếng nói để thúc đẩy các trường ĐH Việt Nam cải cách mạnh mẽ hơn, minh bạch hơn và hướng tới chuẩn mực quốc tế; góp phần tạo nên động lực cho các trường ĐH Việt Nam nhìn nhận lại mình và chuyển động" - TS Hưng nhấn mạnh.
Lường trước phản ứng trái chiều Sáu thành viên chính tham gia dự án gồm: TS Lưu Quang Hưng (Melbourne, Úc); TS Nguyễn Ngọc Anh (Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển - DEPOCEN, Việt Nam); TS Giáp Văn Dương (GiapGroup, Việt Nam); TS Ngô Đức Thế (ĐH Manchester, Anh); ThS Trần Thanh Thủy (DEPOCEN, Việt Nam) và ThS Nguyễn Thị Thu Huyền (Trường ĐH Sư phạm TP HCM). Cố vấn và góp ý để hoàn thiện báo cáo là GS Trần Nam Bình (ĐH New South Wales, Úc), GS Lê Văn Cường (ĐH Paris 1, Pháp). Các chuyên gia cho biết đã lường trước các phản ứng trái chiều sau khi công bố kết quả này nhưng vẫn quyết tâm làm với mong muốn đem lại tiếng nói độc lập, trung thực về bức tranh tổng thể của ĐH Việt Nam hiện nay. |
TheoNLĐ
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Chính thức Phát động thi đua 'Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí'
- ·Triển khai xây dựng điểm giới thiệu và bán hàng OCOP
- ·Đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử các vụ án trọng điểm
- ·Nông dân Lộc Ninh năng động trong phát triển kinh tế
- ·Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đạt gần 534 triệu USD trong năm 2022
- ·Để không ai bị bỏ lại phía sau
- ·Foreign Policy: Việt Nam có thể vươn lên thành nước kinh tế phát triển
- ·Triển lãm sách báo “Quân đội anh hùng
- ·Liên minh Y tế châu Âu: EU đẩy mạnh cuộc chiến chống kháng kháng sinh
- ·Thu hồi hơn 55.619m² đất xây dựng đường tuần tra biên giới đoạn qua Lộc Ninh
- ·Thông tin mới nhất về việc giảm thêm thuế đối với xăng dầu
- ·Đứng vững từ trồng rau, quả sạch
- ·Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng GDP ổn định
- ·Triển khai xây dựng điểm giới thiệu và bán hàng OCOP
- ·Cảnh báo: Những kiểu va chạm khiến túi khí ô tô không bung
- ·Chính phủ cam kết tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định
- ·Delegations make up long lines to commemorate Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng
- ·Giảm giá vé tàu Tết Ất Mùi từ 15
- ·Đa dạng quà tặng Lễ Tình nhân
- ·Đồng Phú phát huy hiệu quả tín dụng chính sách