【kq k league 1】Nhiều ý kiến xung quanh việc mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm
Doanh nghiệp có đặc thù mùa vụ không muốn giảm thời gian làm thêm | |
Dự thảo luật Lao động sửa đổi: Doanh nghiệp vẫn muốn tăng mạnh số giờ làm thêm | |
Số giờ làm việc,ềuýkiếnxungquanhviệcmởrộngkhungthỏathuậngiờlàmthêkq k league 1 giờ làm thêm của người lao động, bao nhiêu là phù hợp? |
Sáng 2/10, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã khai mạc Phiên họp toàn thể lần thứ 15.
Tại phiên họp này (diễn ra từ ngày 2-4/10), Ủy ban sẽ cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi); thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm y tế năm 2019, Báo cáo về tình hình thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, tình hình quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội năm 2018...
Đáng chú ý, Ủy ban sẽ tổ chức Phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cơ chế tự chủ đối với bệnh viện công lập.
Trong phiên làm việc đầu tiên, Ủy ban đã cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Trình bày các nội dung lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi cho biết, đến thời điểm này, dự án Bộ luật đã cơ bản thống nhất về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
Sửa Luật Lao động: Doanh nghiệp mong được “bình đẳng” với người lao động |
Theo đó, dự án Bộ luật mở rộng phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng với nhóm lao động không có quan hệ lao động về một số tiêu chuẩn, điều kiện lao động phù hợp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và an sinh xã hội đối với người không có quan hệ lao động tại các quy định về đối tượng áp dụng (khoản 1, Điều 2), giải thích thuật ngữ “người lao động không có quan hệ lao động” (khoản 6 Điều 3), bổ sung chính sách và quản lý nhà nước về “thúc đẩy việc áp dụng các quy định của Bộ luật này đối với người lao động không có quan hệ lao động” (khoản 3 Điều 4 và khoản 4 Điều 212), hiệu lực của Bộ luật (khoản 3, Điều 219).
Liên quan đến việc mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa, Phó Chủ nhiệm Bùi Sỹ Lợi cho biết, mặc dù kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 36 và Phiên họp thứ 37 không tán thành với đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa, nhưng Chính phủ vẫn mong muốn phương án của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 tiếp tục được trình Quốc hội thảo luận, quyết định.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề xuất hai phương án để xin ý kiến Quốc hội.
Phương án 1 quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành, nhưng nâng thời gian làm thêm giờ theo tháng, ghi rõ là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờtừ trên 200 giờ đến 300 giờ như quy định trong dự thảo để người lao độngbiết, làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ.
Phương án 2 nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ trong một năm theo đề xuất của Chính phủ.
Phương án này không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng, đồng thời Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm từ trên 300 giờ đến 400 giờ, đánh giá tác động, bổ sung quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ kể từ giờ thứ 201 hoặc từ giờ thứ 301 trở đi và trình Quốc hội dự thảo Nghị định chi tiết.
Thảo luận tại phiên họp, nhiều ý kiến tán thành việc mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ mỗi năm (tăng 100 giờ so với quy định hiện hành).
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng, hiện nay khoa học kỹ thuật, công nghệ cao được áp dụng vào sản xuất, giúp giảm sức lao động thì người lao động càng có điều kiện làm thêm giờ.
Theo đại biểu, nếu lao động nặng nhọc, độc hại thì giờ làm thêm có thể ít. Điều này phụ thuộc vào sức khỏe, nhu cầu của người lao động.
Tuy nhiên, những lĩnh vực lao động không nặng nhọc, độc hại mà tuổi nghỉ hưu tăng thì việc tăng giờ làm thêm là phù hợp.
"Tôi thấy người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cũng từ làm thêm. Việc tăng giờ làm thêm không chỉ là nguyện vọng của chủ sử dụng lao động mà còn là nhu cầu của người lao động bởi họ cần tăng thu nhập," đại biểu Nguyễn Ngọc Phương nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội) nêu quan điểm, hiện nay cán bộ, công chức, viên chức làm việc 40 giờ/tuần. Trong khi đó, người lao động thông thường làm việc 48 giờ/tuần. Đây là sự không công bằng.
Toàn khai mạc phiên họp lần thứ 15. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Đại biểu cho rằng, điều kiện để tăng giờ làm thêm từ 300 lên 400 cần có sự thương thảo để giảm giờ lao động chính thức của người lao động xuống 44 giờ hoặc 40 giờ giống công chức, viên chức. Việc tăng giờ làm thêm chỉ trong tình huống nhất định và chỉ có một số đối tượng nhất định.
Ngoài ra, vấn đề này nếu đưa vào Luật phải kèm theo các điều khoản để bắt buộc người sử dụng lao động phải trả lương xứng đáng với việc làm thêm giờ cho người lao động.
Đại biểu Bùi Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị cần quy định cụ thể trong luật để thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giữa khu vực hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp.
Đối với vấn đề tăng giờ làm thêm, đại biểu Bùi Văn Cường đề nghị trước mắt giữ nguyên 300 giờ làm việc, đồng thời tính toán phương án trả lương lũy tiến để người sử dụng lao động cân nhắc khi đề nghị tăng giờ làm thêm.
Một số đại biểu đề nghị quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành.
Ý kiến này nhận định, giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề người lao động ngày càng nâng cao, giá trị sản phẩm tăng lên, thời giờ làm việc phải giảm xuống để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động.
Việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm, khai thác sức lao động, dẫn đến hậu quả người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.
Về tuổi nghỉ hưu, một số thành viên Ủy ban đồng tình với lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu nhưng lưu ý đây là vấn đề phức tạp; do đó cần làm tốt công tác truyền thông để người lao động hiểu rõ về quyền và lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đối với từng nhóm lao động.
Trong phiên làm việc sáng, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đã cho ý kiến về việc chuẩn bị dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) và đề xuất bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hành vi đánh trẻ em có thể bị phạt đến 10 triệu đồng
- ·Đánh bom tự sát tại Afghanistan, 87 người thiệt mạng
- ·Lũ hoành hành ở Campuchia, 19 người chết
- ·Giẫm đạp tại đền thờ ở Ấn Độ khiến hơn 70 người thương vong
- ·Xác định tuổi của con khi cha mẹ ly hôn
- ·Afghanistan: Đánh bom liều chết nhằm vào cơ quan tình báo tỉnh
- ·Những người thoát chết kể lại vụ Taliban thảm sát trường học
- ·Bão Rammasun mạnh cấp 10, tiếp tục hướng về biển Đông
- ·Mẹ điếc, bố mù chữ xin cứu hai con bệnh nặng
- ·Ít nhất 10 người chết trong ngày khai trường ở Donetsk
- ·Đánh bạc thua bạn lừa bán cả xe máy của tôi
- ·Phát hiện những bức ảnh cực hiếm về Hitler khi còn trẻ
- ·Quân đội Ukraine mất sân bay Lugansk
- ·Nhóm tin tặc LulzSecPeru tấn công nhiều trang web chính phủ
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 10/2017
- ·Lầu Năm Góc: Chưa thể tuyên bố chiến thắng trước IS
- ·Xây dựng Cộng đồng ASEAN thành công, tiếp tục phát triển
- ·Nhà nước Hồi giáo nguy hiểm hơn cả al
- ·Anh Nguyễn Văn Huy đã phẫu thuật tim và được xuất viện
- ·Tướng Trung Quốc ngang ngược tuyên bố không rút giàn khoan