【wap ty le】Dư địa chính sách tiền tệ đang hạn hẹp
Do đó,ưđịachínhsáchtiềntệđanghạnhẹwap ty le cần điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, để hỗ trợ phục hồi nền kinh tế và sức khoẻ của doanh nghiệp trước những khó khăn ảnh hưởng của dịch Covid-19… Đây là chia sẻ của ông Phạm Thế Anh – Chuyên gia kinh tế trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), với phóng viên TBTCVN.
* PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) từ đầu năm đến nay?
- Ông Phạm Thế Anh: Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với biến động bất ngờ là sự bùng phát của đại dịch Covid-19, đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp (DN).
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành CSTT một cách linh hoạt và phù hợp, để góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho DN. Biểu hiện, NHNN đã có 2 lần điều chỉnh một loạt lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động ngắn hạn, qua đó, tạo điều kiện để hệ thống các tổ chức tín dụng có dư địa giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ DN và người dân trước những khó khăn do dịch Covid-19. Đặc biệt tôi cho rằng, việc điều hành CSTT của NHNN cũng rất thận trọng, đó là NHNN đã thực hiện nới lỏng tiền tệ ở mức độ vừa phải (mỗi lần hạ lãi suất là 0,25%) và căn cứ vào chỉ tiêu lạm phát để điều hành lãi suất, khi lạm phát có xu hướng giảm, NHNN mới thực hiện điều chỉnh hạ lãi suất.
Ông Phạm Thế Anh |
* PV: Nhìn về những tháng cuối năm, theo ông, dư địa CSTT có còn nhiều không?
- Ông Phạm Thế Anh:Về bản chất dư địa CSTT được hiểu là khả năng mở rộng tiền tệ hay cụ thể hơn là khả năng giảm lãi suất, khả năng tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng cung tiền để kích thích tổng cầu cho nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Hiện nay, mặc dù NHNN đã 2 lần hạ lãi suất điều hành xuống, lãi suất huy động tại các ngân hàng thương mại cũng giảm khoảng 1 – 2 điểm % so với đầu năm, nhưng lãi suất cho vay hiện vẫn khá cao (lãi suất cho vay hiện dao động trong khoảng từ 7 – 10%). Câu hỏi là liệu chúng ta có thể hạ lãi suất cho vay xuống nữa hay không để kích thích tiêu dùng, kích thích đầu tư của nền kinh tế? Tôi cho rằng, mặc dù hiện nay lãi suất còn cao, nhưng chúng ta không có nhiều dư địa để hạ lãi suất. Nguyên nhân là bởi, dư địa CSTT không phải phụ thuộc vào mức lãi suất cao hay thấp, hay nói cách khác là chúng ta đừng nhầm dư địa tiền tệ là lãi suất của ta cao trong khi lãi suất của các nước thấp. Dư địa tiền tệ phụ thuộc vào chênh lệch giữa lãi suất và tỷ lệ lạm phát, khoảng chênh lệch này càng lớn thì dư địa càng nhiều.
Các lãi suất điều hành của Việt Nam hiện đang dao động trong khoảng từ 3% (lãi suất chiết khấu 3%) đến 4,5% (lãi suất tái cấp vốn), xen giữa đó là trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn (4,25%). Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ là 4,19%. Như vậy, chênh lệch giữa lãi suất và tỷ lệ lạm phát (lãi suất thực) là gần như bằng 0, đồng nghĩa với dư địa CSTT đang còn rất hẹp. Muốn giảm lãi suất thêm nữa Việt Nam cần phải giảm được tỷ lệ lạm phát trong thời gian tới. Nếu cố ép lãi suất xuống ngang lạm phát hoặc thấp hơn lạm phát, tiền sẽ chảy qua các kênh tài sản, đặc biệt là bất động sản và đẩy giá các tài sản này lên, hình thành “bong bóng” giá tài sản. Bong bóng giá tài sản nếu xảy ra sẽ gây rủi ro cho nền kinh tế, khiến quá trình hồi phục trở nên khó khăn, đồng thời gây ảnh hưởng xấu trực tiếp tới nhóm người có thu nhập trung bình và thấp trong xã hội.
Ngoài ra, dư địa CSTT cũng liên quan đến vấn đề tỷ giá. Việt Nam không thể nới lỏng tiền tệ mạnh như khu vực châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản được, vì đồng tiền của họ là đồng tiền mạnh. Nếu Việt Nam hạ lãi suất mạnh, bơm tiền mạnh thì đồng tiền của mình sẽ mất giá ngay, kéo theo ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền đầu tư vào Việt Nam nhưng trong ngắn hạn bị mất giá 5 – 10% thì không ai đầu tư cả... Vì những lý do trên, tôi cho rằng, CSTT của Việt Nam hiện không còn nhiều dư địa.
* PV: Vậy theo ông, thời gian tới cần định hướng điều hành CSTT như thế nào?
- Ông Phạm Thế Anh: Tôi đánh giá, việc điều hành CSTT của NHNN trong hơn nửa đầu năm là khá tốt, đặc biệt là trong vấn đề bơm thanh khoản dồi dào cho hệ thống các tổ chức tín dụng, để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu vốn cho quá trình phục hồi của DN và nền kinh tế. Tuy nhiên hiện nay, nền kinh tế, DN vẫn đang đứng trước rất nhiều khó khăn, nhất là khi dịch Covid-19 đã quay trở lại, đòi hỏi NHNN cần bám sát tình hình thực tế để điều hành một cách linh hoạt, chủ động, qua đó góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, cũng như hỗ trợ DN, nền kinh tế. Đặc biệt, NHNN cần điều hành CSTT làm sao để góp phần giữ ổn định lạm phát, bởi đó là yếu tố quyết định mức lãi suất trong tương lai.
Bên cạnh đó, NHNN cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cải thiện chất lượng hệ thống các tổ chức tín dụng. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp khiến DN gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, NHNN cần chỉ đạo sát sao đến các ngân hàng thương mại chú trọng quan tâm đến vấn đề nợ xấu, xử lý nợ xấu, bởi nếu để xảy ra rủi ro nợ xấu thì không chỉ ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng mà còn gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế…
* PV: Xin cảm ơn ông!
Muốn giảm thêm lãi suất phải giảm tỷ lệ lạm phát Các lãi suất điều hành của Việt Nam hiện đang dao động trong khoảng từ 3% (lãi suất chiết khấu 3%) đến 4,5% (lãi suất tái cấp vốn), xen giữa đó là trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn (4,25%). Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ là 4,19%. Như vậy, chênh lệch giữa lãi suất và tỷ lệ lạm phát (lãi suất thực) là gần như bằng 0, đồng nghĩa với dư địa chính sách tiền tệ đang còn rất hẹp. Muốn giảm lãi suất thêm nữa Việt Nam cần phải giảm được tỷ lệ lạm phát trong thời gian tới. |
Diệu Thiện (thực hiện)
(责任编辑:World Cup)
- ·Rà soát phân loại nợ xấu ngân hàng để có cơ chế xử lỳ phù hợp
- ·Chứng khoán châu Á hụt hơi sau một tuần giao dịch khởi sắc
- ·Infographic: Thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân từ ngày 1/7
- ·1 triệu liều vắc
- ·Giá vàng hôm nay 22/9: USD tăng giá dữ dội, vàng lao dốc
- ·Sữa đậu nành Fami Go
- ·Dự báo về xu hướng mua vàng của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc
- ·“Gia tài” 11 cuốn sách của thầy giáo tiếng Anh Đỗ Cao Sang
- ·Tăng cường giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai
- ·Chứng khoán Mỹ tăng vọt, S&P 500 phá vỡ chuỗi giảm kéo dài 4 ngày
- ·Đảm bảo các tiêu chuẩn trong sản xuất da giày hướng đến phát triển bền vững
- ·NSND Thái Bảo ôm con trai duy nhất khóc trên sân khấu
- ·Lan Anh, Vũ Thắng Lợi hát các bài kinh điển về Hà Nội cùng Dàn nhạc Giao hưởng
- ·Chứng khoán châu Á đi xuống sau thông tin mới từ Mỹ và Trung Quốc
- ·Bộ GTVT: Đề xuất nhiều chính sách ưu đãi đối với dòng ô tô điện
- ·'Cái hại về văn hóa là cái hại ảnh hưởng lâu dài'
- ·Infographic: 5 bài học kinh nghiệm từ bầu cử Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021
- ·Người dân Nhật Bản đổ xô tích trữ hàng hóa do lo ngại động đất
- ·Mỹ gia hạn miễn thuế quan các mặt hàng y tế của Trung Quốc
- ·Dừng hoạt động doanh nghiệp nếu không đảm bảo yêu cầu về phòng dịch