【kết quả thi đấu cúp c1】Phối hợp kiểm tra chặt các lô hàng cá tầm nhập khẩu, lấy mẫu ngay tại cửa khẩu nhập
Chỉ thông quan cá tầm sau khi có kết quả giám định | |
Kiểm soát cá tầm nhập khẩu: Không chặt dễ lọt loài ngoại lai | |
Phát hiện nhiều lô hàng cá tầm nhập khẩu không đúng khai báo |
Các mẫu cá tầm được lấy mẫu phân tích, giám định xác định chủng, loài. |
Xác định chủng loài trước khi cấp giấy kiểm dịch
Trước tình hình đó, Tổng cục Hải quan đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ cá tầm nhập khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Thú y, phối hợp Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I và Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật lấy mẫu các lô cá tầm nhập khẩu và xác định: giống, loài, tên khoa học, thuần chủng hay lai, có đúng với giấy phép CITES, có thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không trước khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng cá tầm nhập khẩu.
Không cho doanh nghiệp đưa hàng về kiểm dịch tại các địa điểm bảo quản theo đề nghị của doanh nghiệp đến khi có kết quả giám định của các đơn vị liên quan để đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống lây lan dịch bệnh, bảo vệ môi trường.
Cơ quan quản lý CITES, Căn cứ kết luận giám định của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (số 91/VTS I ngày 19/3/2021 và 93/ VTS I ngày 20/3/2021) xác định hàng hóa nhập khẩu có đúng với Giấy phép Cites do Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam cấp hay không? Trường hợp không đúng, đề nghị trao đổi với Cơ quan CITES Trung Quốc và có biện pháp xử lý triệt để đối với vấn đề này, tránh việc cá tầm không rõ nguồn gốc nhập khẩu tràn lan vào Việt Nam.
Phối hợp với cơ quan Hải quan tiến hành xử lý đối với các lô hàng cá cá tầm nhập khẩu không đúng với tên hàng ghi trên Giấy phép CITES.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản cho ý kiến về việc xử lý đối với các lô hàng cá tầm nhập khẩu không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VIII) ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản theo kết luận giám định của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (số 91/VTS I ngày 19/3/2021 và 93/VTS I ngày 20/3/2021).
Chỉ đạo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cử cán bộ phối hợp với chi cục hải quan cửa khẩu thực hiện lấy mẫu ngay tại cửa khẩu nhập, giám định xác định cụ thể hàng hóa nhập khẩu có thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VIII) ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ- CP hay không? Trường hợp không thể cử cán bộ tham gia, đề nghị Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I hướng dẫn chi cục hải quan cửa khẩu cách thức thực hiện việc lấy mẫu, lưu mẫu, bảo quản mẫu.
Thời hạn ban hành thông báo kết quả kiểm tra là 2 ngày làm việc kể từ ngày lấy mẫu để làm cơ sở cho cơ quan Hải quan giải quyết thông quan.
Thực hiện truy xuất nguồn gốc
Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với các lô hàng cá tầm nói riêng và các mặt hàng động vật, thực vật tươi sống hoặc đã qua chế biến nhập khẩu, thông báo danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép xuất khẩu vào Việt Nam cho Tổng cục Hải quan để chỉ đạo phối hợp quản lý, theo dõi khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
Thống nhất đầu mối thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với mặt hàng cá tầm nói riêng và các mặt hàng nhập khẩu khác thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của bộ để đảm bảo thông quan nhanh chóng hàng hóa tại cửa khẩu.
Phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, có cảnh báo để ngăn chặn việc các loài động vật ngoại lai có hại hoặc không có trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (như: tôm hùm đỏ, tôm hùm đất, rùa tai đỏ...) nhưng có đặc điểm nhận dạng, hình thái giống với các loài thuộc Danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu vào Việt Nam để cơ quan Hải quan có biện pháp kiểm soát chặt chẽ.
Trước đó, thực hiện công văn số 580/BNN-TCTS ngày 26/1/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm soát nhập khẩu cá tầm thương phẩm dùng làm thực phẩm, ngày 18/2/2021, Tổng cục Hải quan có công văn số 808/TCHQ-GSQL hướng dẫn thủ tục, kiểm soát nhập khẩu cá tầm.
Qua thời gian theo dõi tình hình làm thủ tục hải quan và phối hợp, lấy mẫu kiểm tra xác định chủng loại tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I (thuộc Tổng cục Thủy sản) đối với một số lô hàng cá tầm nhập khẩu tại Cục Hải quan các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn cho thấy thực tế cá tầm nhập khẩu không đúng với Giấy phép do Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam cấp, không đúng với khai hải quan (cá tầm Xiberi, tên khoa học: Acipenser baerii), không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ.
Cụ thể, lô hàng thứ nhất của Công ty TNHH Đầu tư & XNK A.H. đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị- Lạng Sơn nhập khẩu 12 tấn cá tầm Xiberi từ Trung Quốc.
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã cùng chi cục hải quan, cơ quan kiểm dịch lấy mẫu tại kho của doanh nghiệp để tiến hành giám định chủng loại. Tại kết luận giám định số 91/VST1 cho thấy hàng hóa thực tế nhập khẩu của doanh nghiệp không đúng chủng loại với khai hải quan và Giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp (tên là Cá tầm Xiberi, tên khoa học: Acipenser baerii).
Đối với lô hàng 9,2 tấn cá tầm khai báo là cá tầm Xibere có xuất xứ Trung Quốc của Công ty TNHH Nông Lâm Thủy sản Đ.V. đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lào Cai, sau khi phối hợp lấy mẫu, giám định, kết quả giám định số 93/VST1 cho thấy căn cứ vào khóa phân loại hình thái của cá tầm Xibêri (Acipenser baeri) để phân tích xác định những mẫu cá được kiểm tra không phải là cá tầm Xibêri (Acipenser baeri Brandt 1869), 6 mẫu cá này có thể là con cá lai giữa các loài cá tầm với nhau.
Căn cứ kết quả giám định số nêu trên thì hàng hóa thực tế nhập khẩu của doanh nghiệp không đúng chủng loại với khai hải quan và Giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp (tên là Cá tầm Xiberi, tên khoa học: Acipenser baerii).
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ngày 15/9 thuê bao di động 11 số chuyển về 10 số: Người dùng cần phải nắm rõ những điều này
- ·Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 1/2024 ước đạt 31,1 nghìn tỷ đồng
- ·Giá xăng tăng lên, giá dầu giảm xuống từ 15h
- ·Doanh nghiệp dịch vụ kế toán giảm về quy mô nhưng doanh thu vẫn tăng
- ·Thủ tướng thăm Bộ Ngoại giao và chỉ đạo công tác đối ngoại năm 2018
- ·Kho bạc Nhà nước: Nâng cao chất lượng , hiệu quả, thực hiện thành công nhiệm vụ năm 2024
- ·Hà Nội chi 3 triệu USD mua ý tưởng phát triển Thủ đô
- ·Hà Nội: Thu hơn 2 tấn nguyên liệu trà sữa không rõ nguồn gốc của TACO
- ·Huy động tổng lực phòng chống dịch tả lợn châu Phi
- ·Thu ngân sách nhà nước có nhiều tín hiệu khả quan
- ·2 cựu Chủ tịch TP.Đà Nẵng vừa bị khởi tố là ai?
- ·Nhiều cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn TPHCM vi phạm các quy định hành nghề
- ·2 vợ chồng tử vong thương tâm khi chở hàng đi bán lúc rạng sáng
- ·Tham khảo kinh nghiệm quốc tế thiết kế sàn giao dịch tín chỉ các
- ·Điểm chuẩn năm 2018: Hàng loạt trường ‘hot’ bất ngờ công bố điểm
- ·Hà Nội tiêu hủy gần 20 tấn hàng giả, hàng lậu
- ·Phát huy tối đa sức mạnh cả hệ thống chính trị
- ·Quản lý thị trường Hà Nội triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
- ·Hà Nội: Kiểm tra cơ sở chăm sóc da nghi sản xuất thuốc
- ·Đầu tư PPP: Phải chọn nhà đầu tư qua đấu thầu, tránh lợi ích nhóm