【trận đấu aek athens f.c.】Doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam: Thôn tính hay hỗ trợ thị trường phát triển?
Ồ ạt đầu tư
Ngày 15-11 vừa qua, hệ thống cửa hàng tiện ích Citimart đã công bố hợp tác với nhà bán lẻ hàng đầu Nhật Bản Aeon và chuỗi Citimart sẽ chính thức đổi tên thành AeonCitimart. Mục tiêu trong tương lai của Aeon Citimart là phát triển 500 siêu thị vào năm 2025. Không chỉ hợp tác với Citimart, tập đoàn Aeon cũng có kế hoạch hợp tác với hệ thống siêu thị Fivimart ở phía Bắc.
Đây được xem là chiến lược để Aeon khẳng định vị thế trên thị trường bán lẻ Việt Nam. Trước đó, Aeon đã đưa vào hoạt động 2 đại siêu thị mang thương hiệu của hãng tại TP. HCM và Bình Dương, mục tiêu là đạt 20 siêu thị bán hàng cỡ lớn vào năm 2020. Không thua kém Nhật Bản, Hàn Quốc với tập đoàn Lotte ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam.
Đến nay Lotte đã có 8 trung tâm thương mại tại TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Đà Nẵng, Hà Nội và đặt mục tiêu mở 50 trung tâm thương mại vào năm 2018, nâng lên 60 trung tâm vào năm 2020.
Bên cạnh Aeon và Lotte, hiện nay thị trường bán lẻ nước ta bị bủa vây bởi nhiều cái tên lớn trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore. Trong đó DN bán lẻ Thái Lan với lợi thế hàng tiêu dùng giá rẻ, có chất lượng tương đối đang ồ ạt đầu tư vào Việt Nam. Bằng chứng là thương vụ đình đám mua lại hệ thống siêu thị Metro Việt Nam của Tập đoàn BJC Thái Lan nhằm hoàn thiện chuỗi sản xuất, phân phối, bán lẻ và sỉ tại thị trường Việt Nam.
Với tiềm lực tài chính mạnh, năm 2013 BJC cũng đã mua lại chuỗi cửa hàng tiện lợi Family Mart và đổi tên thành B’mart cùng với tuyên bố chuỗi này sẽ bán 70% hàng của Thái Lan. Một cái tên khác của Thái Lan là CentralGroup. Chỉ vài tháng sau khi khai trương trung tâm Robins tại RoyalCity Hà Nội, Central đã được cấp giấy phép để đưa vào hoạt động trung tâm mua sắm Robins tại Crescent Mall, TP. HCM.
Một láng giềng khác là Singapore cũng đang dần hiện diện rõ nét tại thị trường Việt Nam. Đơn cử như Tập đoàn Mapletree đã ký kết với Saigon Coop để chuẩn bị khai trương Trung tâm mua sắm SC Vivo City ở quận 7 TP. HCM. Đây là một trong những trung tâm mua sắm lớn của Việt Nam khi sở hữu đến 62.000m² mặt bằng bán lẻ.
Quan điểm trái chiều
Trong phiên trả lời chất vấn Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho rằng, cho đến nay, cả nước có hơn 900 cơ sở bán lẻ thì nhà đầu tư nước ngoài có khoảng 70 cơ sở, còn lại hơn 800 cơ sở là của các DN quy mô lớn Việt Nam như Saigon Coop, Satra… Như vậy là thị phần của DN bán lẻ nước ngoài không đáng kể.
Theo các chuyên gia, về hình thức, việc các DN bán lẻ nước ngoài như Aeon liên kết với các nhà bán lẻ nội địa như Citimart hay Fivimart là phương án cả 2 đều có lợi. Trong đó DN bán lẻ nội có cơ hội được tiếp cận trực tiếp với công nghệ quản lý và bán hàng của hãng nước ngoài. Từ đó nâng cao khả năng quản lý và tiết giảm chi phí, đồng thời tiếp cận được nguồn hàng chất lượng cao… còn Aeon tìm được phương án tối ưu để âm thầm mở rộng thị phần các thương hiệu hàng hóa của hãng, và tính toán tới các mục tiêu dài hạn hơn ở thị trường bán lẻ Việt Nam. Nhưng về lâu dài, khi hoạt động theo chuẩn mực và phụ thuộc vào nguồn hàng của Aeon, thì tiềm ẩn nguy cơ các DN nội địa sẽ thành bản sao và lệ thuộc hoàn toàn vào hãng bán lẻ Nhật Bản này.
Ở chiều ngược lại, trong một Hội thảo về bán lẻ tại TP. HCM gần đây, bà Đinh Thị Mỹ Loan - Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) chia sẻ rằng sắp tới đây, khi Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, việc thâm nhập vào ngành dịch vụ bán lẻ được dự báo sẽ ồ ạt từ nhiều thương hiệu ngoại. Do đó chúng ta cần có cái nhìn tổng quát, bình tĩnh với sự phân tích thấu đáo để tìm con đường đi tốt nhất.
Bây giờ không phải là thời điểm còn kêu gọi sự bảo hộ, đúng hơn là hình thức đóng cửa mà là thời điểm hội nhập và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn, đòi hỏi DN Việt phải đi bằng con đường của mình. Bà Loan cho rằng không có lý do gì để một DN ngoại thâm nhập vào thị trường một quốc gia khác mà chỉ hoàn toàn bán hàng của đất nước mình. Nếu hàng Việt Nam tốt, chất lượng và có giá cả thích hợp, phù hợp với các phân khúc khách hàng thì họ sẽ đưa hàng Việt ra các nước khác trên thế giới thông qua kênh bán lẻ của họ.
“Nhà bán lẻ tiêu dùng nước ngoài đã, đang và sẽ đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Sẽ mang lại cơ hội hay thách thức nhiều hơn? Câu trả lời cần thời gian. Nhưng tôi cho rằng chúng ta cần phải chấp nhận, nhìn thẳng vào sự thật, đó là cuộc cạnh tranh mà chúng ta phải tìm cách vượt qua, chỉ có một con đường như vậy thôi.”, bà Loan chia sẻ.
(责任编辑:La liga)
- ·30 tuổi thời nay đâu đã phải muộn chồng
- ·Hải quan Hải Phòng hướng dẫn nộp báo cáo quyết toán
- ·Hành khách xuất cảnh vượt tiêu chuẩn 5.800 Euro tại sân bay Nội Bài
- ·Chưa có phương án điều chỉnh giá điện!
- ·Giá heo hơi hôm nay 21/3/2024: Tăng trên diện rộng
- ·Hải quan Quảng Ninh thu ngân sách 1.450 tỷ đồng qua cảng biển
- ·Không nên bỏ quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- ·Các dự án điện chậm tiến độ: Cần sửa Luật đấu thầu
- ·Giá xăng dầu hôm nay 15/11/2023: Hạ nhiệt
- ·Nhận định bóng đá Bỉ vs Pháp, UEFA Nations League
- ·Khó cưỡng sự lẳng lơ, tôi ngoại tình!
- ·Công Phượng, Đặng Văn Lâm khuấy đảo ở đội bóng mới
- ·Hải quan Quảng Ninh giải quyết thủ tục cho 16.278 tờ khai trong quý I
- ·MU thoát thua Porto ở Cúp C2, Harry Maguire cứu rỗi Erik Ten Hag
- ·Đại hội điểm công đoàn cơ sở diễn ra thành công
- ·Thay đổi cách thức quản lý gói thầu
- ·Messi thăng hoa, Inter Miami giành chức vô địch lịch sử
- ·Thủy điện Sơn La: 6 bước tới thành công
- ·Thạnh Hóa đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
- ·Nghệ An tiếp nhận và đầu tư lưới điện nông thôn: Thực trạng và giải pháp