【tỷ lệ kèo cúp c1 châu âu】Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả cao theo VietGAP
Năm vừa qua tại Ninh Thuận,ôhìnhnuôitômthẻchântrắnghiệuquảtỷ lệ kèo cúp c1 châu âu tỷ lệ diện tích tôm nuôi bị bệnh giảm ở mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây: diện tích tôm bệnh là 105 ha chiếm 10% diện tích thả nuôi, chủ yếu ở giai đoạn 10 - 30 ngày tuổi với các dấu hiệu của bệnh do môi trường, đốm trắng, gan tụy.
Để hạn chế dịch bệnh, tăng hiệu quả kinh tế, năm 2014 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng VietGAP tại vùng nuôi trên cát thôn Hòa Thạnh, xã An Hải quy mô 2 ha với 5 hộ tham gia. Sau thời gian chuẩn bị kỹ về chỉnh trang ao, đìa, giăng lưới ngăn chim, nhà kho, hệ thống nước cấp và thải, xây dựng WC, cải tạo ao, chọn giống… tập trung thả tôm giống vào đầu tháng 8/2014.
Nhiều người đã thành công nhờ kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo VietGAP. Ảnh minh họa
Kết quả thực hiện mô hình, sau 71 ngày nuôi thu hoạch được 30 tấn (tôm cỡ 52 - 54 con/kg), giá bán 162 - 186.000 đồng/kg (do giá trên thị trường tăng cao) doanh thu 5 tỷ đồng, lợi nhuận 2,4 tỷ đồng. Tôm nuôi VietGAP nhanh lớn (do mật độ vừa phải), màu sắc đẹp, tỷ lệ sống cao, không bị bệnh, năng suất đạt 15 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, tôm nuôi VietGAP, có giá bán cao hơn tôm nuôi thường 12.000 - 15.000 đồng/kg vì hạn chế hoặc không dùng kháng sinh, do vậy đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu dễ dàng.
Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi, để thực hiện nuôi tôm theo quy trình VietGAP, không sử dụng kháng sinh, hóa chất trong suốt quá trình nuôi tôm, các bước thực hiện gồm có:
Bước 1: Chuẩn bị nước vào ao lắng (ao lót bạt):
Sau khi đã chuẩn bị ao chu đáo (tháo cạn, rửa sạch bạt, phơi khô, khử trùng), chăng lưới ngăn chim và lưới ngăn cua, còng, cáy… người nuôi lấy nước vào qua túi lọc bằng vải dày nhằm loại bỏ ấu trùng, tôm, cua, còng cáy, cá tạp, côn trùng…(chờ con nước sạch mới lấy), dùng CLO để khử trùng nước, liều lượng 2kg/1000m³ nước, quạt nước liên tục trong 1 ngày rồi dùng tiếp BKC, liều lượng 2lít/1000m³ nước, 2 ngày sau dùng vôi (CaC03) liều lượng 70kg/1000m³, hòa tan té xuống ao để ổn định pH, dùng EDTA liều lượng 5kg/1000m³ nước để khử kim loại nặng và ổn định độ kiềm.
Bước 2: Gây màu nước tại ao nuôi:
Khi đã đưa nước vào ao nuôi, tiến hành gây màu nước theo công thức 4:2:1 (cứ 4 kg đường mật + 2 kg thóc xay + 1 lít E.M), ủ với 40 lít nước, thời gian 4-5 ngày, sau khi đã lên men, té xuống ao để gây màu nước với liều lượng 400 lít/1000m³ nước, té liên tục trong 3 ngày là màu nước lên đẹp, đảm bảo cho tôm phát triển tốt.
Bước 3: Chọn và thả tôm giống:
Chọn tôm giống: Thả tôm giống P15, tôm có màu sắc tươi sáng, đều cỡ, khỏe mạnh, đã qua kiểm dịch của cơ quan chuyên môn, tôm âm tính về các bệnh: MBV, đốm trắng, đầu vàng, IMNV, gạn tụy…
Thả đúng mùa vụ, chọn thời điểm mát để thả (chiều tối), mật độ 100 con/m².
Bước 4: Chăm sóc, quản lý:
Cho ăn: Chọn loại thức ăn có độ đạm từ 32-38%, có nhãn mác rõ ràng, có uy tín, cho ăn 4 đúng (đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng thời gian, đúng địa điểm), kích cỡ thức ăn theo độ tuổi của tôm. Ngày cho ăn 4 lần (sáng, gần trưa, đầu giờ chiều, chiều tối), đặc biệt phải chú ý dùng quạt nước 24/24 giờ để tôm đủ oxy. Sau khi nuôi được 3 ngày bắt đầu dùng chế phẩm sinh học E.M, liều lượng 1 lít/1000m³ nước, định kỳ 5-7 ngày bón một lần (tùy theo màu nước để quyết định bón E.M, nếu màu nước đậm đặc không bón nữa). Nếu nước xuất hiện nhiều tảo lam thì tiến hành thay nước (1/3 nước trong ao), chú ý phải thay vào ban đêm, sáng hôm sau bón tiếp chế phẩm sinh học E.M. Khi nhiệt độ cao hơn 34 độ C và thấp hơn 24 độ C, giảm 20% thức ăn. Trong ao nuôi tôm, chế phẩm sinh học (CPSH) rất hữu ích vì CPSH phân hủy hết các chất hữu cơ, thức ăn thừa, khí độc…làm sạch đáy ao, ổn định màu nước, ức chế các vi sinh vật có hại, thúc đẩy các vi sinh vật có lợi phát triển, tăng sức khỏe cho tôm, do đó tôm lớn nhanh, ít bệnh, hiệu quả cao hơn hình thức nuôi khác rất nhiều.
Chăm sóc: trong quá trình nuôi, người nuôi cần luôn quan sát màu nước và sức khỏe tôm để xử lý hàng ngày (quyết định lượng thức ăn, chế phẩm sinh học, bổ sung nước…). Thường xuyên bổ sung khoáng vào môi trường nước và thức ăn cho tôm, ngoài ra còn phải cho tôm ăn thêm vitamin C, bổ gan, cho ăn liên tục từ khi tôm được 20 ngày tuổi cho đến lúc thu hoạch. Chi phí sử dụng chế phẩm sinh học và các chất bổ sung khoảng 10.000 đồng/kg tôm thương phẩm.
Quản lý môi trường nước: Hàng ngày người nuôi cần tiến hành đo các yếu tố như nhiệt độ, pH, DO, NH3, độ mặn, độ kiềm để xử lý kịp thời…
Trong điều kiện giá tôm chưa ổn định, sản phẩm xuất khẩu ngày càng chịu sự kiểm tra gắt gao của nước nhập khẩu có quy định chặt chẽ về an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là dư lượng các chất kháng sinh (yếu tố hóa học) và tồn tại của vi khuẩn độc hại (yếu tố sinh học); quy trình sản xuất sạch của mô hình nuôi tôm công nghiệp theo hướng VietGAP sẽ tạo bước đột phá, giúp nghề nuôi tôm thương phẩm tỉnh Ninh Thuận phát triển bền vững.
Kiều Hà
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- ·Rút ngắn thời gian thử nghiệm cho doanh nghiệp nhập khẩu thép
- ·Có dấu hiệu lạm quyền vụ bắt quả tang, niêm phong tiệm vàng
- ·Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm với các giải pháp quản lý
- ·Biển số ô tô 65A
- ·Phụ nữ được khuyến cáo không nên mua iPhone 6 Plus?
- ·Chính thức bắt giữ con gái Chủ tịch hãng hàng không đuổi trưởng tiếp viên
- ·Doanh nghiệp lưu ý gì khi tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc gia
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Hãng Ford đang đứng trước nguy cơ thua lỗ nặng
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Trụ sở làm việc có '1
- ·Facebook xây dựng hệ thống tìm kiếm
- ·Công nghệ CAS bảo quản gạo tới 10 năm
- ·Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- ·Tập trung phát triển khoa học công nghệ vùng Tây Bắc
- ·Samsung tìm ra cách tăng 5 lần tốc độ Wifi
- ·Hội KHKTVN sẽ có nhiều hoạt động chào mừng ngày 18/5
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Để thoát khỏi phụ thuộc công nghệ