【trực tiếp bings đá】Tha thiết những tiếng đờn
Thuở nhỏ, bao lần tôi được ngồi chung chiếu với sòng đờn ca trong các đám tiệc ở quê nhà. Khi trên bộ ván ngựa, khi tấm chiếu bông, tấm đệm, khi chỉ là tấm bạt dưới mái rạp trước sân vườn. Ban đêm, thêm ngọn đèn bánh ú, đèn măng-sông và…
Thuở nhỏ, bao lần tôi được ngồi chung chiếu với sòng đờn ca trong các đám tiệc ở quê nhà. Khi trên bộ ván ngựa, khi tấm chiếu bông, tấm đệm, khi chỉ là tấm bạt dưới mái rạp trước sân vườn. Ban đêm, thêm ngọn đèn bánh ú, đèn măng-sông và… một mẻ un lơ thơ khói. Người đờn, người ca là người trong xóm, thấy mặt, í ới nhau hằng ngày. Ðơn sơ, quen thuộc là vậy, mà nghe họ đờn, họ ca thâu đêm trời sáng cũng không hay. Càng khuya, càng mùi mẫn. Không biết tự bao giờ, dù không biết đờn, không biết ca mà tiếng đờn, lời ca quyến rũ tôi đến vậy…
Những lần về thăm quê, nhất là dịp nhà có đám tiệc, giỗ quảy hay Tết nhứt, ngày trước và bây giờ cũng vậy; thường đêm trước ngày lễ chính, bà con lối xóm đã tụ tề đông đủ, giúp nhau công việc chuẩn bị đám tiệc. Sau công việc, về đêm, những chiếu nhậu được bày ra, và bên những chiếu nhậu thường không thiếu sòng đờn ca. Nhạc cụ chủ yếu là cây đờn ghi-ta phím lõm và cặp song loan, thi thoảng, thêm cây đờn kìm hoà điệu.
Một buổi sinh hoạt đờn ca tài tử ấp 6, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: HUỲNH LÂM |
Cây đờn ghi-ta phím lõm trông rất đỗi phong trần. Nước sơn màu cánh dán trên thân đờn chỉ còn lấp lõm vài nơi. Trên cần đờn, những dấu tròn trăng trắng in dấu những đầu ngón tay từng nhấn nhá ở những quãng này, đọng lại, hằn lên cần đờn. Những dấu trăng trắng để lại trên cần đờn là nơi những chữ mùi, chữ xề đã từng - nói theo cách nói của người chơi - nghe rụng rún - nghe đứt ruột, đứt gan… còn đó, chưa phai.
Cây đờn phong trần là vậy, cặp song loan cũng cũ kỹ không kém. Có lần tôi hỏi sao không mua cây đờn mới để chơi cho nó đã hơn, thì được trả lời - Sao bằng cây đờn này được! Ðây là cây đờn chiến, đờn độ cả chục năm trời, tiếng vẫn trong veo… Có hôm cặp song loan cũng không dùng đến. Người đờn nhịp ngay trên thùng đờn. Khi tiệc tùng vào độ chín muồi, ai đó sẽ cao hứng nhịp bằng chiếc đũa trên nắp bình trà hay cái chén nào đó. Không phải để giỡn chơi, nhịp nhàng chắc lụi, mà mùi và truyền sinh khí, cảm hứng đến mọi người trong đám tiệc.
Sau này, những cây đờn phím lõm kết nối với bộ phận khuếch âm nên càng thêm hứng thú, rôm rả. Tôi có cảm giác như bất cứ ai trong đám tiệc, nam phụ lão ấu đều biết ca, chí ít cũng vài bản, vài câu vọng cổ. Ai đó đang hát một bản, nhìn qua người bên cạnh, chỉ cần dậm một câu: Rồi sao nữa anh Năm… chẳng hạn, là người được chuyền mi-crô gọi là anh Năm, anh Bảy nào đó… hoặc là tên nhân vật trong bài đang ca liền hát tiếp theo. Hay khi một người nam hát mấy nhịp trong một câu vọng cổ, chuyền qua người nữ thì bài ca được ca tiếp liên tục mà không cần phải nhắc nhở điều gì. Họ thuộc nhiều bài ca do nghe quen, chép lại từ máy thu thanh, chép rồi chuyền tay nhau hát.
Không chỉ khi có đám tiệc. Chỉ cần xong một công việc đồng áng, như một cái cớ - phát xong, cấy xong, gặt xong hay tát đìa xong là có thể rủ nhau gầy sòng cho quên mệt nhọc. Con cá lóc nướng trui, nồi cháo rắn, hay rổ ốc lát luộc hèm, thêm vài trái bần, trái xoài non, cóc ổi trong vườn là đã thành sòng. Nhâm nhi vài ba ly rượu đế, vài quận thế nào cũng đòi cho bằng được cây đờn mà ai cũng muốn góp phần ca hát, cho xôm!
Có người cố cho giọng ca mình giông giống với nghệ sĩ tài danh nào đó mà họ yêu thích, nhưng với họ, khái niệm hai chữ nghệ sĩ thật xa vời, họ yêu thích nhưng chẳng từng mơ. Họ cũng chẳng quan tâm đến khái niệm chuyên hay không chuyên nghiệp, trên tất cả, chỉ vì say mê, yêu thích một loại hình nghệ thuật theo cách của riêng mình đã có trong thôn xóm tự lâu đời.
Ðơn sơ mà sâu lắng, hồn nhiên mà quyến rũ, đam mê, đờn ca trở thành nét sinh hoạt văn hoá truyền thống lâu đời nơi các miền quê xa xôi, hẻo lánh. Trên các sòng đờn ca ở quê tôi ngày đó, quyện theo lời ca, tiếng đờn đã từng xuôi những ánh mắt thầm lặng tìm nhau, và để rồi gắn kết nhau nên nghĩa trọng, tình thâm.
Người trong số họ để lại ấn tượng trong tôi đến bây giờ là anh Năm. Tên anh là Phạm Minh Thuỷ, huyện Ðầm Dơi. Những ngày đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trong buổi phóng loa đọc những thông báo của Ban Quân quản, có người biết nên yêu cầu anh Năm ca một bài vọng cổ cho vui. Uỷ ban lúc đó không có đờn, người yêu cầu anh ca mở cái máy hát dĩa nhựa, phát bản đờn độc chiếc của danh cầm Văn Vỹ. Nghe tiếng đờn của Văn Vỹ từ máy hát, anh Năm lấy giọng Nghệ sĩ Thanh Hùng hát 6 câu vọng cổ mà anh cho là lần ca hay nhất, trịnh trọng nhất đời anh. Hát một bài ca mình yêu thích và được truyền đi, âm vang trên đường quê xóm nhỏ, với anh đã thành nỗi nhớ một đời.
Với lòng cảm mến của tôi, anh Năm đã là một tài tử theo cách phân tích của GS.TS Trần Văn Khê: tài tử trong đờn ca tài tử có nghĩa là người có tài. Chữ tài tử còn chỉ việc không dùng nghệ thuật của mình để làm kế sinh nhai. Nhưng, không phải vì vậy mà trình độ của người tài tử thấp. Người tài tử đúng nghĩa có quá trình luyện tập, học từ chữ nhấn, chữ chuyền, rao sao cho mùi, sắp chữ sao cho đẹp và có phong cách riêng…
Tạp văn của Trần Xuân Linh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Facebook, Google... đã nộp hơn 7.000 tỷ đồng tiền thuế
- ·Chúng em luôn nỗ lực để vươn lên
- ·Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân
- ·Điểm sáng khu dân cư vùng biên
- ·Du lịch Cát Bà hè năm nay có gì trải nghiệm?
- ·Ðừng thở dài, hãy vươn vai mà sống…
- ·Xử nghiêm giám đốc bệnh viện đánh bài ăn tiền với cấp dưới
- ·Thấu hiểu lợi ích sinh con ít
- ·Bác sĩ tay ngang “Mr. Lee” tiếp tục bị xử phạt vì hoạt động trái phép
- ·Lộc Ninh ghi nhận 115 ca sốt xuất huyết
- ·Giá heo hơi hôm nay 30/5/2023: Tăng giảm trong biên độ 1.000 đồng/kg
- ·Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và những trăn trở
- ·Thầy giáo Huỳnh Chí Lập: Hết lòng vì học sinh thân yêu
- ·Trước thềm năm học mới
- ·Ưu điểm của việc tạm ngừng kinh doanh so với giải thể doanh nghiệp
- ·Em Huỳnh Thị Yến Như vượt khó, học giỏi
- ·Cẩn trọng trước “ma trận” kính mát giá rẻ
- ·Ung thư cổ tử cung
- ·Giá xăng dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh vào ngày mai (1/8)
- ·Gia đình chị Ngô Thị Kiều được hỗ trợ 105 triệu đồng