会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd copa libertadores】RCEP thúc đẩy triển vọng xuất khẩu sau đại dịch!

【kqbd copa libertadores】RCEP thúc đẩy triển vọng xuất khẩu sau đại dịch

时间:2024-12-23 23:29:53 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:537次
Khi tình trạng cấm vận toàn cầu được nới lỏng,úcđẩytriểnvọngxuấtkhẩusauđạidịkqbd copa libertadores xuất khẩu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã phục hồi trong nửa cuối năm 2020, nhờ vào việc cải thiện đơn đặt hàng xuất khẩu từ Mỹ và EU. Sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc cũng đã giúp xuất khẩu từ nhiều nền kinh tế châu Á phục hồi. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được cho là sẽ bổ sung thêm động lực cho triển vọng xuất khẩu trung hạn, khi 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương tạo ra hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới để tự do hóa hơn nữa dòng chảy thương mại và đầu tư.

RCEP tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới

RCEP là một sáng kiến ​​tự do hóa thương mại khu vực tích cực sẽ giúp thúc đẩy dòng chảy thương mại và đầu tư giữa 15 quốc gia. Các thành viên RCEP hiện chiếm khoảng 29% GDP thế giới, bao gồm 10 quốc gia ASEAN, cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Đây là hiệp định thương mại tự do (FTA) lớn nhất thế giới tính theo GDP, lớn hơn cả Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Liên minh châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do Mỹ - Mexico - Canada gần đây hay Mercosur.

Mặc dù tự do hóa thuế quan đã đạt được tiến bộ đáng kể trong số 15 thành viên RCEP trong thập kỷ qua thông qua một mạng lưới các FTA rộng khắp, nhưng RCEP sẽ tiếp tục giảm bớt các hàng rào thuế quan. Phạm vi của RCEP bao gồm giảm thuế đối với thương mại hàng hóa, cũng như tạo ra các quy tắc chất lượng cao hơn cho thương mại dịch vụ, bao gồm các điều khoản tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp lĩnh vực dịch vụ từ các nước RCEP khác.

Hiệp định RCEP cũng sẽ giảm bớt các rào cản phi thuế quan đối với thương mại giữa các quốc gia thành viên, chẳng hạn như các thủ tục hải quan và kiểm dịch cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật. RCEP mở rộng đáng kể phạm vi tự do hóa thương mại và đầu tư thông qua các chương tạo ra khuôn khổ quy tắc xuất xứ chung cũng như tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và giảm các rào cản đối với đầu tư.

RCEP thúc đẩy triển vọng xuất khẩu sau đại dịch

Tác động của đại dịch đối với xuất khẩu của châu Á - Thái Bình Dương

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực thụ hưởng chính của tự do hóa thương mại và đầu tư toàn cầu trong 5 thập kỷ qua, với nhiều nền kinh tế trong khu vực đã có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng trong dài hạn sang các thị trường toàn cầu quan trọng. Xu hướng cấu trúc đó đã được hỗ trợ bởi tự do hóa thương mại đa phương thông qua các vòng thương mại của GATT và WTO, cũng như mạng lưới các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực ngày càng tăng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng xuất khẩu nhanh trong dài hạn này đã gặp phải một số trở ngại trong ba năm qua. Cú sốc đầu tiên là do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang trong năm 2018 và 2019, dẫn đến một số gián đoạn cũng như tác động chuyển hướng thương mại do hàng rào thuế quan song phương đối với thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ tăng lên. Tác động tiêu cực đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc dẫn đến hệ lụy chuỗi cung ứng rộng hơn đối với nhiều nước châu Á khác.

Những gián đoạn này đối với thương mại châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục leo thang trong nửa đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 gây ra các vụ đóng cửa và cấm đi lại trên toàn thế giới, dẫn đến việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ nhiều nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương giảm mạnh. Việc nới lỏng khóa cửa tại các thị trường quan trọng như Mỹ và EU kể từ tháng 6 sau đó đã kích thích sự phục hồi trong xuất khẩu sản xuất từ ​​nhiều nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, khi các ngành như ô tô, dược phẩm và điện tử đã cho thấy sản lượng tăng trưởng mạnh mẽ trong quý III/2020. Tuy nhiên, với việc du lịch quốc tế bị cấm trên hầu hết khu vực châu Á - Thái Bình Dương, xuất khẩu dịch vụ vẫn yếu trong nửa cuối năm 2020.

Các đơn đặt hàng xuất khẩu trong lĩnh vực sản xuất đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn châu Á - Thái Bình Dương trong cuối năm 2020, kết hợp với sự gia tăng dữ liệu đơn đặt hàng xuất khẩu cho khu vực, khi việc nới lỏng rộng rãi các hạn chế cấm vận ở thị trường Mỹ và EU đã giúp thúc đẩy sự phục hồi nhanh chóng trong xuất khẩu của các nhà sản xuất ở châu Á. Với lĩnh vực điện tử là phân khúc quan trọng trong xuất khẩu sản xuất của nhiều nền kinh tế Đông Á, sự phục hồi mạnh mẽ của các đơn đặt hàng điện tử toàn cầu cho thấy sự phục hồi của xuất khẩu sản xuất tại châu Á trong nửa cuối năm 2020.

Lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020, với xuất khẩu tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 10, sau khi tăng 9,9% trong tháng 9. Tại Malaysia, xuất khẩu tăng 13,6% trong tháng 9, trong đó xuất khẩu các sản phẩm chế tạo tăng 16,3%. Xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ của Singapore tăng 5,9% trong tháng 9, trong đó xuất khẩu hàng điện tử tăng cao hơn 21,4%. Xuất khẩu của Hàn Quốc cũng ghi nhận mức tăng mạnh trong tháng 9, tăng 7,6%, mặc dù theo sau là giảm nhỏ 3,6% trong tháng 10 do số ngày làm việc trong tháng ít hơn so với một năm trước.

Triển vọng thúc đẩy xuất khẩu

Sau sự gián đoạn đáng kể đối với dòng chảy thương mại châu Á - Thái Bình Dương trong giai đoạn 2018-2020 do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tác động của đại dịch, việc thực hiện RCEP sẽ giúp giảm hơn nữa các rào cản đối với dòng chảy thương mại khu vực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với trung và dài hạn. Mặc dù thỏa thuận RCEP không toàn diện như thỏa thuận CPTPP về quy mô và phạm vi các vấn đề thương mại được đề cập, nhưng thành viên của hiệp định này bao gồm một nhóm các quốc gia lớn hơn, đáng chú ý là phản ánh tư cách thành viên của Trung Quốc, giúp tăng đáng kể tổng GDP của các thành viên RCEP so với thành viên CPTPP. Một lĩnh vực ưu tiên quan trọng trong RCEP là thương mại điện tử, với tầm quan trọng ngày càng tăng nhanh chóng của thương mại trực tuyến ở nhiều nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương… Các quốc gia khác cũng có thể tham gia nhóm RCEP trong tương lai, mở rộng tác động kinh tế của các biện pháp tự do hóa thương mại và đầu tư RCEP.

Ấn Độ, từng là một trong những quốc gia tham gia vào các cuộc đàm phán RCEP ở giai đoạn trước, cuối cùng đã quyết định vào năm 2019 không tham gia thỏa thuận RCEP. Việc Ấn Độ quyết định không tham gia thỏa thuận RCEP phản ánh mối quan ngại đáng kể trong nước giữa các đảng phái chính trị cũng như các nhóm ngành ở Ấn Độ về cú sốc kinh tế tiềm tàng đối với các ngành công nghiệp Ấn Độ từ việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với thương mại với các quốc gia thành viên RCEP khác. Tuy nhiên, các thành viên RCEP khác vẫn để ngỏ cánh cửa cho Ấn Độ tham gia vào một ngày sau đó.

Một vấn đề tiềm năng về chính sách thương mại đối với chính quyền Mỹ là việc thực thi RCEP sẽ khiến Mỹ nằm ngoài cả RCEP và CPTPP, hai hiệp định thương mại tự do lớn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia của Mỹ sẽ có thể hưởng lợi từ các điều khoản RCEP thông qua các công ty con của họ hoạt động tại các quốc gia thành viên. Trong bối cảnh chính sách thương mại tổng thể ở châu Á - Thái Bình Dương, thỏa thuận RCEP là một bước tiến quan trọng nữa của các chính phủ nhằm tự do hóa dòng chảy thương mại khu vực, sau khi thực hiện các thỏa thuận cả Hiệp định Đối tác kinh tế Nhật Bản - EU (EPA) và CPTPP liên tiếp trong thời gian vào năm 2019.

Sau khi được các quốc gia thành viên phê chuẩn và thực hiện, hiệp định thương mại tự do RCEP sẽ trở thành một khối xây dựng để thúc đẩy hơn nữa tự do hóa thương mại ở châu Á - Thái Bình Dương, thông qua việc mở rộng phạm vi của hiệp định hiện có và thông qua việc các quốc gia khác gia nhập hiệp định.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Công tác phòng chống thiên tai là nhiệm vụ thường xuyên liên tục
  • James Cameron rao bán dinh thự đẹp như mơ giá 760 tỷ
  • NSƯT Võ Hoài Nam vào vai ông bố chuyên đóng quan tài, vớt xác chết
  • Ngày 10/10: Giá dầu thô tiếp tục tăng, giá gas giảm
  • Xử lý và gỡ bỏ nhiều kênh YouTube có nội dung nhảm nhí, giật gân
  • Thị trường chứng khoán ngày 17/12: VN
  • Ngày 14/9: Giá dầu thô biến động trái chiều, giá gas giảm
  • Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội làm trung gian hòa giải duy nhất khi có tranh chấp tại đây
推荐内容
  • Công an Quảng Ninh vào cuộc điều tra vụ khách hàng hành hung nhân viên cây xăng
  • Chính thức giảm 50% lệ phí cấp giấy phép thành lập ngân hàng
  • Trịnh Kim Chi chúc mừng Nguyễn Hữu Tiến với vai trò đào tạo
  • Ngày 9/9: Lo ngại nguồn cung, giá xăng dầu leo đỉnh
  • Đề thi môn Sinh học tốt nghiệp kỳ  THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
  • ASEAN quyết tâm không để đứt gãy chuỗi cung ứng