【kèo độ bóng đá】Còn 3,463 tỷ USD vốn ODA có nhu cầu giải ngân chưa đưa vào kế hoạch
Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cho biết,òntỷUSDvốnODAcónhucầugiảingânchưađưavàokếhoạkèo độ bóng đá tại hội nghị sơ kết 6 tháng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT).
Làm rõ thể chế chính sách về phát triển vùng
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải đánh giá cao những kết quả đạt được của Bộ KH&ĐT trong 6 tháng qua, đồng thời cho biết sự phối hợp giữa hai bộ tiếp tục có kết quả tích cực, chặt chẽ, góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.
Để triển khai tốt các công việc còn lại trong 6 tháng cuối năm, Thứ trưởng nhấn mạnh khối lượng công việc về thể chế chính sách còn rất lớn với cả hai bộ. Trong đó, có những luật quan trọng có liên quan đến cả hai bộ như sửa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (DN)… Về phía Bộ Tài chính có sửa Luật Chứng khoán, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN,…
Do đó, Bộ Tài chính mong muốn có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên để cùng nhau khắc phục những bất cập hiện hành, sửa đổi các luật đồng bộ, đảm bảo hiệu quả, thực hiện thống nhất. Thời gian tới, Bộ KH&ĐT cũng sẽ hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư công (sửa đổi), Bộ Tài chính sẽ phối hợp chặt chẽ để đảm bảo các nghị định được ban hành phù hợp, tạo ra bước chuyển mới trong đầu tư công thời gian tới.
Ngoài việc sửa đổi các luật, thời gian tới, cả hai bên cũng cần ban hành những nghị định, các văn bản chính sách thúc đẩy đổi mới DN, cổ phần hóa và các công việc liên quan… Theo đó, sẽ có nhiều văn bản cần lấy ý kiến Bộ KH&ĐT và các bộ liên quan. Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải bày tỏ mong muốn Bộ KH&ĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính để hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Một vấn đề khác liên quan đến thể chế chính sách được Thứ trưởng Bộ Tài chính đề nghị là cần làm rõ định hướng, thể chế hoá các chính sách liên quan đến việc phát triển vùng, liên kết vùng. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Bộ KH&ĐT sẽ phải làm định mức phân bổ vốn đầu tư giai đoạn tiếp theo. Bộ Tài chính cũng tiến hành làm định mức phân bổ.
"Khi đó, nếu không định hình rõ thể chế thì sẽ không thể hiện vào được các tiêu chí, định mức phân bổ. Kéo theo đó là việc bố trí ngân sách của giai đoạn tiếp theo cũng sẽ không thuận lợi để xử lý những vấn đề lớn về chủ trương phát triển vùng đang đặt ra. Lâu nay, chúng ta phân bổ chủ yếu theo địa phương, còn những vấn đề thể hiện quan điểm liên vùng thì ít được chú ý" - Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải nêu rõ.
Sớm xem xét, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn
Bên cạnh công tác thể chế, Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng đề cập đến một số vấn đề liên quan đến điều hành ngân sách. Theo Thứ trưởng, tình hình giải ngân vốn đầu tư công vẫn rất chậm, đặc biệt là vốn nước ngoài, vốn trái phiếu chính phủ (TPCP), mặc dù hai bộ đã có sự phối hợp tích cực. "Đề nghị đây là trọng điểm mà Bộ KH&ĐT cùng với Bộ Tài chính sẽ tiếp tục kiểm tra, giám sát, thực hiện các giải pháp để thúc đẩy, làm sao cho đồng tiền ngân sách được sử dụng hữu hiệu nhất" - Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải nhấn mạnh.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, theo thống kê của Bộ Tài chính về vốn ODA, đến nay có 26 khoản vay, với tổng trị giá 3,463 tỷ USD, tính từ năm 2016 đến nay có nhu cầu giải ngân nhưng chưa được đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2016 - 2020. Vì vậy, để thực hiện theo nghị quyết của Quốc hội, chủ trương của Chính phủ, chúng ta phải khẩn trương xem xét, điều chỉnh KHĐTCTH để thực hiện tốt nhất, đáp ứng yêu cầu giải ngân, cam kết với nhà tài trợ cũng như tranh thủ nguồn lực cho phát triển kinh tế trong nước.
"Vấn đề là phải sớm điều chỉnh được, từ nay đến cuối năm, cũng là lúc chúng ta đánh giá thực hiện kế hoạch, dự toán NSNN 2019, xây dựng dự toán 2020. Những vấn đề này cần đặt ra để xử lý được kế hoạch và dự toán 2020, năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm cho thuận lợi. Có những vấn đề gì cần phải điều chỉnh giữa các bộ, ngành, đơn vị trong phạm vi dự toán được giao thì chúng ta sẽ phối hợp với nhau để thực hiện cho tốt" - Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải nêu rõ.
Theo kiến nghị của Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT cân nhắc, phối hợp với Bộ Tài chính để nếu cần thiết kiến nghị Chính phủ ban hành nghị định về quản lý ODA mới, sao cho thông thoáng, đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới, giảm thiểu thủ tục hành chính phức tạp trong quá trình điều hành, cũng như kiến nghị Thủ tướng ban hành chỉ thị thúc đẩy giải ngân ODA năm nay cũng như thời gian tới, để tạo sự chuyển biến tích cực trong vấn đề này.
H.Y
(责任编辑:La liga)
- ·Nâng cao chất lượng tuyên truyền trong tổ chức Đảng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- ·Bộ Công Thương đề xuất 5 tiêu chí đưa đại dự án khỏi danh sách thua lỗ
- ·Ngưng hiệu lực thi hành một số quy định tại Thông tư 08, 09
- ·Ciels Group phân phối độc quyền sữa hươu Pãmu
- ·Chính phủ quyết liệt gỡ ‘sợi dây vô hình’ trói tay, trói chân doanh nghiệp
- ·Việt Nam cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng “Chỉ số chính phủ tốt”
- ·Đi cấp cứu sau bữa rượu liên hoan trước kỳ nghỉ lễ
- ·Pikachu đồ chơi kẹt trong thực quản em bé
- ·Tháo gỡ khó khăn cho chuỗi cung ứng tiêu thụ thủy sản
- ·Nam giới mắc ung thư đại trực tràng tăng khi ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn
- ·FPT Smart Cloud hỗ trợ giải pháp chuyển đổi số hiệu quả cho doanh nghiệp SMB
- ·Tại sao chúng ta mãi hoài nghi bản thân?
- ·Ấn tượng xuất nhập khẩu năm 2018 qua các con số 10 tỷ USD
- ·Nước chanh có tác dụng ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả
- ·Gần 41,1 ngàn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong hai tháng đầu năm
- ·Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh hơn 74%
- ·Sốt xuất huyết biến chứng vào tim
- ·Nhiều bệnh nhân Covid
- ·Giá vàng trong nước tăng mạnh, vượt mốc 67 triệu đồng/lượng
- ·Bệnh cúm A có dấu hiệu nào cần chú ý khi số ca mắc gia tăng