【lịch thi đấu laliga hôm nay】Dồn sức phát triển nông nghiệp
Năm 2018,ồnsứcphttriểnnngnghiệlịch thi đấu laliga hôm nay lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Hậu Giang vẫn được xem là trọng tâm. Vì thế, vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp sẽ được tập trung thực hiện để tạo đà cho tăng trưởng ngành, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Lúa vẫn là cây trồng chủ lực của tỉnh được tập trung thực hiện trong năm 2018.
Để đưa nền nông nghiệp phát triển, Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang xác định tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu toàn diện ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng đất đai; chủ động phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; an toàn vệ sinh nông sản; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu được giao; nâng cao thu nhập cho người dân.
Nâng cao giá trị, hiệu quả sản xuất
Trên cây lúa, vẫn xác định là cây trồng chủ lực với diện tích gieo trồng cả năm 203.500ha, sản lượng ổn định 1,2 triệu tấn. Tiếp tục chuyển dịch diện tích mía kém hiệu quả sang cây trồng khác kết hợp chuyển đổi giống có năng suất, chất lượng, chữ đường cao. Giữ vững diện tích cây ăn trái, rau màu, nuôi thủy sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Quản lý bảo vệ tốt 5.234ha rừng các loại, không để xảy ra mất rừng và hạn chế đến mức thấp nhất cháy rừng.
Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết sẽ tiếp tục đầu tư theo chiều sâu, phát triển vùng sản xuất chuyên canh, đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học. Ứng dụng công nghệ cao, đổi mới giống cây trồng, đặc biệt là phát triển 10 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh; mở rộng diện tích cánh đồng lớn trên mỗi vụ sản xuất. Vận động liên kết, thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và các tổ hợp tác trong cánh đồng lớn. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh; Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016-2020. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, bảo vệ và thu hoạch lúa, rau màu, cây ăn trái. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ngăn ngừa tình trạng cung cấp hàng giả, hàng kém chất lượng… góp phần nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, sản xuất nông sản sạch, đảm bảo chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng và chế biến.
Ngoài tập trung cho lĩnh vực trồng trọt, sẽ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với thị trường, các mô hình liên kết trong chăn nuôi theo chuỗi giá trị. Khuyến khích mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng tập trung an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tập trung công tác quản lý giống vật nuôi, quản lý chặt chẽ việc tái đàn, kiểm soát yếu tố giống, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng con giống, hiệu quả chăn nuôi. Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, tới đây sẽ tuyên truyền sâu rộng đến người chăn nuôi áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh thú y, chẩn đoán và phát hiện sớm dịch bệnh, khoanh vùng dập dịch không để lây lan diện rộng. Tập trung công tác kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm; kiểm tra vệ sinh thú y tại các chợ, điểm kinh doanh nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Ông Lê Văn Đời, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang, cho rằng: Tới đây ngành sẽ tiếp tục áp dụng các quy trình tiêu chuẩn vào nuôi trồng thủy sản để sản xuất hàng hóa đảm bảo, đáp ứng yêu cầu thị trường. Tổ chức lại sản xuất cá tra, cá thát lát, cá rô đồng… theo hướng hình thành các tổ chức liên kết sản xuất (bao gồm người nuôi, doanh nghiệp chế biến, ngân hàng, các dịch vụ thủy sản) đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia chuỗi sản xuất.
Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Sở NN&PTNT cho biết trong năm 2018 này sẽ hoàn thiện việc rà soát, điều chỉnh các quy hoạch giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030, gồm các quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất của Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân, điều chỉnh quy hoạch thủy sản... Tổ chức triển khai thực hiện tốt, đúng tiến độ các chương trình, đề án, dự án trọng điểm về nông nghiệp và thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn, mặn, như: Nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2016, định hướng đến năm 2020; Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh; Đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016-2020; Đề án phát triển trạm bơm điện tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2016-2020. Còn đối với các huyện, thị xã, thành phố sẽ rà soát điều chỉnh quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiếp tục chọn lựa một số sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để xây dựng đề án, dự án thực hiện và triển khai thực hiện quy hoạch đúng quy định.
Ngoài ra, sẽ tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn tại vùng lúa chất lượng cao, vùng nguyên liệu mía, cây ăn trái, màu. Tăng cường kết nối doanh nghiệp với tổ chức nông dân, HTX thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng. Lồng ghép các chương trình, đề án đã được tỉnh phê duyệt, trong đó tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ cho tổ chức nông dân nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới góp phần thực hiện thành công các chỉ tiêu kế hoạch ngành, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đổi mới xây dựng các mô hình chú trọng gia tăng giá trị nông sản, mô hình phát triển nông nghiệp theo công nghệ mới để bổ sung, hoàn thiện, nhân rộng trong dân. Ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh cho biết tới đây sẽ xây dựng kế hoạch thanh tra về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản để phục vụ nhu cầu thiết yếu của Nhân dân được an toàn. Ngoài ra, sẽ rà soát các quy định để cụ thể hóa các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển theo hướng GAP, chuỗi sản xuất khép kín theo hướng an toàn vệ sinh nông sản, bảo vệ môi trường.
Ông Nguyễn Văn Đồng cho biết thêm: Để tạo đầu ra cho nông sản, ngành sẽ phối hợp tốt các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại trên lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn theo chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ và của tỉnh. Đồng thời, quản lý khai thác tốt các dự án, công trình đưa vào khai thác sử dụng, đặc biệt quản lý khai thác các công trình thủy lợi phục vụ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, công trình cung cấp nước sạch... nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tăng thu nhập, cải thiện mức sống và điều kiện sống của dân cư nông thôn.
Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2018 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I 2,2%; giá trị sản xuất (GO) tăng 3% so với cùng kỳ; tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 96%; xây dựng và công nhận 4 xã nông thôn mới, nâng tổng số xã nông thôn mới lên 25/54 xã, đạt 46,29% tổng số xã, các xã còn lại đạt trên 10 tiêu chí; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 1,92%. |
Bài, ảnh: HOÀI THU
(责任编辑:Thể thao)
- ·Trốn chồng, vợ vay nặng lãi đãi trai
- ·Bản tin kinh tế 19/9: Phân loại hồ sơ hoàn thuế; chuyển khoản xác thực vân tay
- ·Xuất khẩu cà phê giảm, vì sao?
- ·25 sản phẩm sữa bị áp giá trần từ 1/6
- ·Ấm áp Xuân tình nguyện
- ·Xuất khẩu nông lâm thủy sản giảm 1,36 tỷ USD
- ·Bổ nhiệm Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- ·452 công chức Hải quan Hải Phòng thi đánh giá năng lực
- ·Thăm, chúc tết thân nhân gia đình nhà báo liệt sĩ
- ·Cần Thơ cần hơn 39.000 tỷ đồng đầu tư cho giao thông vận tải
- ·Trong cái lạnh tinh nguyên
- ·Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2023
- ·Ba đối tượng được gia hạn nộp tiền mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
- ·Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 8/2023
- ·Tăng cường lãnh, chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác Dân tộc – Tôn giáo
- ·Hoá đơn tiền điện tăng đột biến, sếp Điện lực TP.HCM nói gì?
- ·Ứng dụng công nghệ đồng đốt: Cơ hội thúc đẩy chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam
- ·Xuất khẩu sang Hoa Kỳ: không thể chủ quan!
- ·Mức án phí phải nộp cho vụ tranh chấp nhà 10 tỉ
- ·Bản tin kinh tế 3/9: Gói 40.000 tỷ giải ngân chậm; trái phiếu nhộn nhịp trở lại