【tilekeobongda】Ưu tiên nguồn lực, hoàn thiện hạ tầng năm học mới
Học sinh Trường THCS Nguyễn Chí Diểu tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện sức khỏe
Thêm nhiều phòng học mới
Bước vào năm học mới 2022- 2023,Ưutiênnguồnlựchoànthiệnhạtầngnămhọcmớtilekeobongda ngành GD&ĐT TP. Huế huy động nguồn lực, tiếp tục đầu tư CSVC trường lớp, mua sắm trang, thiết bị giáo dục phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó, TP. Huế đầu tư hơn 180 tỷ đồng để các trường có điều kiện sửa chữa, nâng cấp và mua sắm mới, tăng cường CSVC trường lớp đảm bảo khá tốt cho công tác quản lý và giảng dạy.
Theo Trưởng Phòng GD&ĐT TP. Huế, ông Nguyễn Thuận, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giáo dục, thời gian qua TP. Huế đã đầu tư xây mới các phòng học, nhà đa năng và bổ sung trang, thiết bị dạy học. Năm học 2022-2023, toàn thành phố có 16 đơn vị trường học cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình xây mới và sửa chữa, nâng cấp với quy mô 86 phòng học, các phòng chức năng và nhà đa năng với tổng kinh phí hơn 129 tỷ đồng, như Trường mầm non (MN) Thuận Hòa, Hương Phong, Hương Thọ, MN I…; Trường tiểu học (TH) Xuân Phú, Thủy Vân, Lý Thường Kiệt…; Trường THCS Duy Tân, Nguyễn Du, Huỳnh Thúc Kháng.
Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan đang thực hiện các thủ tục về đầu tư mua sắm bàn ghế học sinh và thiết bị dạy học tối thiểu cho 10 đơn vị với tổng kinh phí 4,7 tỷ đồng, gồm 260 bộ bàn ghế THCS; 546 bộ bàn ghế tiểu học và 4 thiết bị dạy học, đồ chơi ngoài trời cho MN. Về thiết bị thay sách theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Phòng GD & ĐT đã phối hợp với Phòng Tài chính kế hoạch tham mưu UBND TP. Huế về kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị lớp 2, 3 và lớp 6, 7 cho các cơ sở trường học trên địa bàn.
Hiện, Phòng GD&ĐT TP. Huế tiếp tục đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng Trường TH An Đông cơ sở 2 nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn hướng đến xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đầu tư Trường TH Phú Thanh và tiếp tục xây dựng Trường MN Vĩnh Ninh cơ sở 2… Ngoài ra, thành phố đã cấp kinh phí thực hiện chương trình xây dựng nhà vệ sinh trường theo tiêu chuẩn tại Quyết định số 1350 của UBND tỉnh đối với 31 đơn vị trường học, với tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng; tiếp tục hoàn chỉnh các dự án trong năm 2020 chuyển sang, trong đó đã hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng công trình Trường MN Phú Cát, hạng mục 6 phòng học, cổng sân vườn khối nhà A; điều chỉnh dự án Trường MN Thuận Hòa để thực hiện hạng mục trụ nước chữa cháy...
Đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn
Cùng với việc đầu tư CSVC trường lớp, năm học 2021- 2022 ngành GD&ĐT thành phố đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn, chú trọng công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đến tháng 5/2022, toàn thành phố có 106/161 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 65,8%, trong đó MN có 33/66 trường, TH 45/57 trường, THCS có 28/38 trường. Trong năm học 2021- 2022, UBND tỉnh công nhận thêm 3 trường đạt chuẩn quốc gia lần đầu, bao gồm MN Tây Lộc, TH Huyền Trân và TH Phú Tân.
Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, năm học 2021-2022 là năm học gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đây cũng là năm học có nhiều đổi mới trong công tác giáo dục, nhất là việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 2 và lớp 6. Song, ngành GD&ĐT thành phố đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong năm, toàn thành phố có 1.458 giải học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia (tăng 282 giải so với năm học trước). Trong đó, cấp thành phố có 950 giải (127 giải nhất, 283 giải nhì, 494 giải ba, 46 giải khuyến khích); cấp tỉnh có 503 giải (85 giải nhất, 123 giải nhì, 142 giải ba và 153 giải khuyến khích), cấp quốc gia có 5 giải (1 giải ba, 4 giải khuyến khích) qua các kỳ thi.
Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục thể chất, thẩm mỹ, giáo dục ngoài giờ lên lớp, nghiên cứu khoa học… cũng được ngành quan tâm tổ chức; đã tuyển chọn đội tuyển tham gia thi đấu các môn: cờ vua, điền kinh, bơi lội cấp tỉnh với kết quả dẫn đầu toàn tỉnh tất cả các môn dự thi. Nhìn chung, quy mô trường lớp, học sinh của thành phố được củng cố và phát triển; chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh ngày càng tốt hơn; chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm. Trong đó, thành phố đã tăng cường đổi mới phương pháp dạy học, phổ cập giáo dục - xóa mù chữ; công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được chú trọng. Đặc biệt, thành phố tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý với mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học, đặc biệt là tại các cơ sở trường học ở 13 xã, phường mới sáp nhập vào thành phố từ ngày 1/7/2021.
Bài, ảnh: Thanh Hương
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bé 4 tháng tuổi cần gấp 40 triệu phẫu thuật tim bẩm sinh
- ·Vietnamese, Canadian foreign ministers hold phone talks
- ·Việt Nam values Cuba’s construction strength: minister
- ·Insurance law must help ensure transparency and accountability: NA Chairman
- ·Nhớ mùa ổi chín
- ·Sierra Leone’s President Julius Maada Bio visits An Giang Province
- ·Viet Nam re
- ·Indian parliamentary speaker to visit Vietnam
- ·Xin cứu mạng người mẹ trẻ mang thai 6 tháng mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Việt Nam shares experience in post
- ·Nghỉ đẻ, bệnh viện tranh thủ thanh lí hợp đồng lao động?
- ·NA Standing Committee examines draft law on the implementation of grassroots democracy
- ·Việt Nam records lowest number of new COVID infections in two months
- ·US wants to be Việt Nam’s most important partner in energy security, climate
- ·'Không còn tiền nữa chỉ còn cách đưa con về nhà chờ chết thôi !'
- ·Vietnamese official pays courtesy visits to Lao leaders
- ·Top legislators of Việt Nam and Cuba hold online talks
- ·Việt Nam, Panama seek cooperation in potential fields
- ·Con sống với ông bà nội, mẹ dành lại quyền nuôi được không?
- ·Strategy for building rule