【köln – mainz】Thâm nhập lò gạch 'thổ phỉ': Thanh tra xây dựng đòi 250 triệu đồng 'bảo kê'
Trên địa bàn H.Sóc Sơn có hàng trăm lò gạch thủ công Bách Khoa,âmnhậplògạchthổphỉThanhtraxâydựngđòitriệuđồngbảokêköln – mainz lò vòng... hoạt động trái phép. Nhiều lò xây dựng trên đất sản xuất nông nghiệp...
Những lò gạch"thổ phỉ " đang ngày đêm hoạt động bất chấp pháp luật |
Sau hơn hai tháng vào vai doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, phóng viên báo Phụ Nữ đã thâm nhập vào thế giới sản xuất gạch “thổ phỉ” tại H.Sóc Sơn, TP. Hà Nội và chứng kiến những cuộc mua bán, trao đổi, mặc cả tiền “phế” trắng trợn giữa những chủ lò gạch và nhà chức trách.
Khi phóng viên trực tiếp gặp cán bộ Thanh tra xây dựng (Sở Xây dựng) TP. Hà Nội, để hỏi về việc xây lò trái phép cần những điều kiện gì, họ điềm nhiên ra giá “bảo kê” xây dựng với số tiền 250 triệu đồng. Muốn “ra mắt” ông Vương Tiến Trung - Phó Chánh thanh tra xây dựng TP. Hà Nội, phải chuẩn bị phong bì ít nhất năm triệu đồng, kèm thêm năm triệu đồng cho đội mà ông Trung quản lý trực tiếp.
Chống "lệnh" Chính phủ
Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể, phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, có những nội dung quy định rõ về phát triển công nghệ sản xuất gạch đất sét nung: “Không được đầu tư các lò thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng (hay còn gọi là lò Hoffman) có sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu khí). Các dự án đầu tư phải nằm trong vùng quy hoạch phát triển VLXD địa phương và quy hoạch vùng nguyên liệu...”.
Trước đó, Nghị định 124/2007/ NĐ-CP, quy định việc sản xuất, kinh doanh về VLXD, phải đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đồng thời nghiêm cấm khai thác đất nông nghiệp làm VLXD. Tuy nhiên, trên địa bàn H.Sóc Sơn có hàng trăm lò gạch thủ công Bách Khoa, lò vòng... hoạt động trái phép. Nhiều lò xây dựng trên đất sản xuất nông nghiệp, nằm ngoài vùng quy hoạch VLXD.
Các lò này khai thác tài nguyên thiên nhiên vô tội vạ, làm ô nhiễm môi trường trầm trọng. Gạch “thổ phỉ” ở Sóc Sơn đang ngày càng đem lại lợi nhuận cao cho một số cá nhân, gây thất thu thuế của nhà nước, tha hóa nhiều cán bộ có chức vụ, quyền hạn. Vài nhà báo đã nảy lòng tham, vòi vĩnh các chủ lò để “ngậm miệng ăn tiền”.
Sau thời gian thâm nhập, PV báo Phụ Nữ nhận thấy dấu hiệu “bảo kê” của nhiều cấp. Sự tắc trách về quản lý của địa phương cũng là vấn đề đáng bàn. Không rõ công tác nắm tình hình của địa phương kém hay vì lý do nào mà có một nhóm người Trung Quốc cư trú bất hợp pháp trên địa bàn này. Nhóm này đã xây dựng nhiều lò vòng bằng công nghệ Trung Quốc, không qua bất cứ sự giám sát, thẩm định nào của các cơ quan quản lý tại Việt Nam.
Ngày 2/3, thông qua những chủ lò gạch “thổ phỉ”, chúng tôi tìm đến Thanh tra Sở Xây dựng TP. Hà Nội để gặp ông Minh - người phụ trách địa bàn H.Sóc Sơn, nhằm điều tra về dấu hiệu “bảo kê”, nhận hối lộ của những chủ lò trước đây. Ông Minh tiết lộ “để Thanh tra xây dựng thành phố lờ đi hành vi xây dựng trái phép lò vòng, doanh nghiệp sẽ phải nộp “phế” từ 250 triệu đồng trở lên. Quá trình làm ngơ cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động, sản xuất, bán sản phẩm, sẽ được tính toán sau”.
Ông Minh báo giá "bảo kê" công trình trái phép ở H.Sóc Sơn |
Trao đổi với PV, ông Minh nhấn mạnh: “Thời điểm này đang rất khó làm nên giá cao hơn, anh em phải liều mới dám giúp”. PV hỏi tại sao khó hơn trước, ông Minh đáp: “Đang ầm ĩ bao nhiêu vụ, nhất là vụ xây quá phép ở số 8B Lê Trực, mấy lãnh đạo Sở này cũng bị kỷ luật chứ đùa à?”.
Thời điểm chúng tôi tiếp cận với ông Minh, nhiều vụ bê bối trong ngành xây dựng bị báo chí phanh phui như vụ tòa nhà 8B Lê Trực, vụ resort Điền Viên Thôn ở Ba Vì... Ông Minh đang là chuyên viên bộ phận Thanh tra chuyên ngành số 2 - đơn vị trực thuộc Sở Xây dựng TP.Hà Nội. Đây là lực lượng chuyên đi thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, nông nghiệp và nông thôn; chịu trách nhiệm việc thực hiện các quy định về khai thác khoáng sản làm VLXD, kinh doanh VLXD trên địa bàn toàn TP.Hà Nội.
Khi đã kiểm tra kỹ lưỡng các mối quan hệ với những chủ lò gạch tại H.Sóc Sơn, ông Minh hỏi PV “Em muốn xây lò gì?”. Chúng tôi nói muốn xây lò vòng, ông Minh bèn khoe: “Trên đó nhiều anh em đang xây lò vòng, mỗi cái đầu tư hàng chục tỷ. Hôm trước mấy anh cũng xuống đây đặt vấn đề với lãnh đạo của tôi rồi. Cơ bản thì mọi việc đều “ok” hết. Nhưng đó là mối quan hệ cũ, lâu nay anh em vẫn giữ “mối quan hệ” đều đặn nên sẽ có giá khác với chị đấy”.
PV hỏi khác như thế nào và ngỏ ý muốn ông Minh bày cách làm cụ thể hơn, ông Minh đáp: “Hà Nội chỉ phê duyệt cho H.Sóc Sơn chín cặp lò Bách Khoa, nhưng hiện ở đó đang có đến hơn 100 lò hoạt động. Nhiều lò có đủ tiêu chuẩn đâu. Tiếng là lò Bách Khoa, mua công nghệ một đống tiền đấy, nhưng có hợp pháp đâu! Toàn xây không phép, nên đương nhiên các anh em đều phải thường xuyên “quan hệ” với thanh tra xây dựng. Năm 2015, trên này thông báo sẽ thanh tra một số lò, sau đó ra quyết định xử phạt mỗi lò mấy chục triệu. Những lò khác chả phải gom tiền nộp trước cho khỏi bị phạt”.
Một lò gạch "thổ phỉ" tại Sóc Sơn, Hà Nội |
5 triệu đồng làm quen Phó thanh tra
Hẹn gặp ông Minh không khó. Khi nghe qua điện thoại, biết PV đang có nhu cầu xây lò vòng ở Sóc Sơn, ông Minh lập tức hẹn gặp tại nhiệm sở ở số 5 Lê Đại Hành - Hà Nội. Tại quán cà phê đối diện cơ quan mình, ông Minh báo giá “bảo kê” công trình sai phép ở địa bàn H.Sóc Sơn là 250 triệu đồng, PV phải đưa tiền trước khi xây dựng.
Chúng tôi hỏi “Số tiền đó đã bao trọn gói chưa?”, ông Minh cho biết: “Chỉ đủ chi cho phó chánh thanh tra, phụ trách trực tiếp và trang trải cho các thành viên của đội 2”. Ông Minh yêu cầu PV phải chuẩn bị phong bì năm triệu đồng để ông dẫn lên gặp trực tiếp ông Trung. Lần gặp này nhằm “ra mắt” ông Trung để chuyển thông điệp ngắn gọn “tôi sắp xây một lò gạch trái phép tại H.Sóc Sơn, khi nào xây tôi sẽ đến gặp để xin các anh ủng hộ”!
Ông Minh căn dặn PV rất kỹ, rằng “sếp tôi sẽ không nói nhiều đâu, nếu sếp “ok”, là chị cứ yên tâm. Khi nào bắt đầu xây thì quay lại đây giao đủ tiền là xong. Gặp sớm, có được làm hay không còn biết đường mà đầu tư. Không gặp trước, đang làm người ta động đến thì còn mệt mỏi và tốn kém hơn. Mà tôi dặn trước, ở Sóc Sơn có tay N., phụ trách quy hoạch là hơi ghê đấy”.
Chúng tôi hỏi ghê theo nghĩa nào, anh ta không ăn tiền hối lộ mà làm nghiêm lắm à, ông Minh cười khẩy: “Ăn chứ, ăn tạp là đằng khác. Năm ngoái tay Thành chủ của hai lò gạch ở xã Xuân Giang có quà cáp cho lão, tiện gửi qua lão ấy tiền tết cho anh em ở đội tôi. Thế mà ghê thật, lão ấy ỉm luôn. Lúc tay Thành hỏi lại bọn tôi, tất cả mới ngớ người ra là chả được đồng nào. Hỏi tay N. nó chỉ cười trừ chứ không trả lại”.
Lò gạch ở H.Sóc Sơn (Hà Nội) thải khói mù mịt ra môi trường
Chiều 4/3, ông Minh gọi điện thoại hẹn chúng tôi đúng 3g đến số 5 Lê Đại Hành để ông đưa lên gặp ông Vương Tiến Trung như đã hẹn. Ông Minh yêu cầu chúng tôi chuẩn bị hai phong bì, mỗi phong bì năm triệu đồng để ra mắt sếp ông và đội 2. Đúng giờ, ông Minh đợi ở cổng, sau đó dẫn chúng tôi ra quán cà phê gần đấy, dặn dò: “Hôm qua tôi đã nói với sếp về chủ trương rồi. Ông ấy đã nắm được cái tinh thần rồi. Tý nữa lên chị cứ bảo thế này: “Em đang làm cái lò gạch úp vung, em xin chuyển đổi sang lò vòng, một tháng nữa em sẽ triển khai làm. Trước khi triển khai em sẽ lên gặp anh tiếp. Kể cả chị nói thẳng mọi vấn đề về tiền cũng chả sao cả. Tôi với anh Trung như một”.
PV hỏi: “Hôm qua anh đã nói về số tiền 250 triệu với anh ấy chưa?”, ông Minh bảo: “Thì thế, tôi đã nói rồi”. PV hỏi tiếp: “Thế anh ấy có ok không?”, ông Minh đáp: “Anh ấy bảo cứ biết thế đã”. PV nói: “Nhưng thực ra em chưa biết nên nói thế nào”, ông Minh bảo: “Thì chị cứ nói trước khi làm em sẽ lên trên này gửi cho các anh 250”. “Nhỡ anh ấy cứ hỏi giấy phép hay gì gì thì sao?”, ông Minh cười khẩy: “Tôi đã nói, chị cứ như thế mà làm thôi. Ông ấy nắm được hết rồi. Chị lên chị chỉ cần nói: “Em là Thu là xong”. Tôi đã báo cáo thì ông ấy cũng đã biết tình hình không có vấn đề gì cả. Chị chỉ lên là để hai bên biết nhau thôi, tinh thần là không có gì vướng mắc. Mọi việc của chị là phụ thuộc vào sếp hết. Tương lai sau này sẽ thế nào là do sếp. Lúc đầu cứ ăn ở cho đàng hoàng, về sau người ta còn muốn giúp đỡ mình”.
Nói xong, ông Minh dẫn PV qua cổng bảo vệ Sở xây dựng Hà Nội mà không phải xuất trình bất cứ giấy tờ nào. Lòng vòng qua nhiều dãy hành lang cũ, chúng tôi đến phòng làm việc của ông Vương Tiến Trung - Phó chánh thanh tra xây dựng - Sở Xây dựng Hà Nội.
Theo Phunuonline
- Nghịch cảnh 30.000 tỷ: Người thu nhập thấp xin nộp tiền sớm
- Chạy đua nước rút trước hồi gói 30.000 tỷ đóng cửa
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đầu tư mạnh cho kinh tế tập thể
- ·Vòng loại U15 quốc gia 2019: U15 Bình Dương có chiến thắng thứ hai
- ·Dự án Đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam dần rõ hình hài
- ·Thêm một dự án công nghiệp may xuất khẩu tại Hà Tĩnh
- ·Cảnh báo: Sách giả, sách lậu tràn lan trên TikTok
- ·Lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất theo hình thức nào?
- ·Thái Bình: Tham mưu vị trí đặt trạm thu phí hoàn vốn tuyến tránh Đông Hưng
- ·Được chỉnh sửa nội dung trong mẫu hồ sơ mời thầu?
- ·Có một 'vua' cá cảnh ở TP.Tân An
- ·U17 Becamex Bình Dương giành vé dự vòng chung kết: Chiến thắng ấn tượng
- ·Triển khai công tác quyết toán thuế thu nhập cá nhân
- ·Điện Biên: Động thổ Nhà máy thủy điện Mường Mươn, tổng mức đầu tư 800 tỷ đồng
- ·Thi đấu giao hữu bóng đá giữa lãnh đạo tỉnh Bình Dương và TP.Daejeon (Hàn Quốc)
- ·Bắt đầu “cuộc chơi” sản xuất linh kiện máy bay
- ·Giá xăng có thể giảm về dưới 24.000 đồng/lít từ chiều mai (21/4)
- ·Đà Nẵng: Chậm thu hồi 7 lô đất làm công viên công cộng
- ·Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 3.088 tỷ đồng xây sân bay Sa Pa
- ·Đà Nẵng hoàn thiện quy hoạch, tăng tốc thu hút đầu tư
- ·Công bố tình huống khẩn cấp vụ sạt lở bờ sông Vàm Cỏ Tây
- ·TP.HCM: Được bơm vốn, dự án Metro số 1 cấp tập thi công trở lại