【kq ltd bd hom nay】Doanh nghiệp xuất khẩu tôm phải đảm bảo cơ chế truy xuất nguồn gốc
Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Minh Phú (bìa trái) cho rằng, từ cuối tháng 7/2019 đến nay, Minh Phú đã ngừng nhập tôm nguyên liệu từ Ấn Độ. Ảnh: T.H |
Ngưng nhập tôm Ấn Độ từ năm 2019
CBP khởi xướng điều tra vụ việc Tập đoàn Minh Phú lẩn tránh thuế vào ngày 9/10/2019 dựa trên đơn kiện của Ủy ban Thực thi thương mại tôm Mỹ - các nhà sản xuất tôm Mỹ.
Theo cáo buộc của nguyên đơn, mặc dù Minh Phú có hoạt động sản xuất tôm đông lạnh xuất xứ Việt Nam nhưng công ty này cũng có nhập khẩu tôm từ Ấn Độ để sản xuất xuất khẩu sang Mỹ.
Tuy nhiên, theo Minh Phú, trong giai đoạn bị điều tra (từ 1/10/2018 đến 31/8/2019), lượng tôm Ấn Độ mà Minh Phú nhập để sử dụng làm nguyên liệu chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng tôm nguyên liệu đầu vào của Tập đoàn. Đặc biệt từ đầu năm 2019, lượng tôm nhập khẩu của Minh Phú chỉ chiếm một lượng không đáng kể và từ quý 2/2019, Minh Phú đã không còn sử dụng tôm nhập khẩu Ấn Độ.
Ngay khi CBP khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam và Tập đoàn Minh Phú để làm rõ tình hình, đồng thời yêu cầu công ty phối hợp, cung cấp thông tin tối đa cho phía Mỹ.
Trong quá trình điều tra, CBP nhiều lần yêu cầu tập đoàn Minh Phú và các công ty liên kết cung cấp các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến vụ việc.
Tuy nhiên, đến ngày 13/10/2020, CPB đưa ra kết luận cho rằng Tập đoàn Minh Phú không cung cấp được đầy đủ bằng chứng về việc quản lý, sử dụng nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu theo yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết của CBP. Do đó, tập đoàn này bị coi là lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá mà Mỹ đang áp dụng đối với tôm của Ấn Độ. Với kết luận này, sản phẩm tôm của Minh Phú xuất khẩu sang Mỹ sẽ phải chịu mức thuế chống bán phá giá như Ấn Độ.
Theo ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Minh Phú, quyết định của CBP áp dụng cho các lô tôm của Tập đoàn Minh Phú xuất khẩu sang Mỹ giai đoạn 10/2018 đến 9/2019. Ở giai đoạn này, tôm Ấn Độ chịu thuế chống bán phá giá là 10,17%, cũng là mức thuế Minh Phú đã thực hiện đóng tạm theo yêu cầu của CBP khi khởi xướng điều tra. Mới đây, Mỹ đã công bố thuế chống bán phá giá tôm Ấn Độ giai đoạn tháng 10/2019 đến 9/2020 giảm xuống còn 3,57%.
Tuy nhiên, từ cuối tháng 7/2019 đến nay, Tập đoàn Minh Phú đã ngừng hoàn toàn việc nhập tôm nguyên liệu từ Ấn Độ nên Minh Phú sẽ không phải đóng thuế này. Hiện Luật sư của Minh Phú tại Mỹ đang làm việc với cơ quan chức năng của Mỹ về vấn đề này.
Cẩn trọng về truy xuất nguồn gốc
Cùng với việc Minh Phú đang hoàn tất hồ sơ để kháng cáo quyết định của CBP, Bộ Công Thương cũng đang nỗ lực để bảo đảm quyền lợi hợp pháp ngành tôm Việt Nam.
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trao đổi với các cơ quan liên quan của Mỹ để làm rõ thông tin, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Các chuyên gia khuyến nghị, từ vụ việc trên, đối với các doanh nghiệp khi xuất khẩu nên nghiên cứu, xây dựng và triển khai cơ chế truy xuất nguồn gốc để bảo đảm đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta cho rằng, rủi ro, va vấp là chuyện bình thường trong kinh doanh. CBP đưa ra phán quyết mức thuế 10,17% cho tôm Minh Phú, nhưng Minh Phú có quyền kháng cáo nên sự việc này sẽ còn kéo dài. Tuy nhiên, qua việc này các doanh nghiệp khác rút kinh nghiệm, chú trọng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn luật lệ nước nhập khẩu để không bị vướng vấp như nêu trên.
Đối với Công ty CP thực phẩm Sao Ta, vụ việc này CBP điều tra riêng từng doanh nghiệp và không có áp đặt thuế các doanh nghiệp không liên quan. “Vả lại, Sao Ta coi trọng hoạt động minh bạch và phát triển bền vững nên “nhát tay” tham dự vào những thương vụ đầy rủi ro, cho nên không có mua tôm Ấn Độ thời gian qua”- ông Lực nhấn mạnh
Ông Trần Quốc Lực cũng cảnh báo, doanh nghiệp nào còn tìm kiếm lợi ích từ nhập tôm Ấn Độ phải chùng tay lại. Bởi thông tin nhập khẩu tôm từ Ấn Độ sẽ không thể giấu được bên nguyên đơn. Khi họ thấy doanh nghiệp nào còn ý định “lớn” trong chuyện này, chắc họ lại tiếp tục khiếu kiện mà thôi.
Đánh giá về tác đông của vụ kiện đến hoạt động xuất khẩu tôm và người nuôi tôm, ông Lực cho rằng, nhìn đơn giản tưởng chừng có ảnh hưởng bởi Minh Phú là doanh nghiệp rất lớn, nhưng Minh Phú bị hạn chế tạm thời ở thị trường này thì có thể chuyển qua xuất khẩu nhiều thị trường khác, nhất là thị trường tôm Việt rất phong phú. Như vậy sẽ không có tác động đáng kể, vì hiện nay đang cuối vụ tôm, nếu có chỉ là tác động nhất thời và năm nay, xuất khẩu tôm sẽ không thua kém năm rồi.
Trong giai đoạn bị điều tra (từ 1/10/2018 đến 31/8/2019), lượng tôm Ấn Độ mà Minh Phú nhập để sử dụng làm nguyên liệu chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng tôm nguyên liệu đầu vào của Tập đoàn. Đặc biệt từ đầu năm 2019, lượng tôm nhập khẩu của Minh Phú chỉ chiếm một lượng không đáng kể và từ quý 2/2019, Minh Phú đã không còn sử dụng tôm nhập khẩu Ấn Độ |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cẩn trọng với vé máy bay giá rẻ trong thời điểm cận kề Tết Nguyên Đán 2024
- ·Bệnh viện Trung ương Huế hỗ trợ kỹ thuật để kiểm soát Whitmore
- ·Truy tố đối tượng lập công ty “ma” buôn lậu gần 10 tấn ngà voi, xương sư tử, vảy tê tê, sừng tê giác
- ·MB thông báo thành lập Chi nhánh Vĩnh Lộc
- ·Ngành BHXH triển khai các giải pháp linh hoạt, phục vụ tối đa lợi ích của người thụ hưởng chính sách
- ·Lãi suất liên ngân hàng lại vào giai đoạn giảm sâu
- ·Tỷ giá hôm nay (3/11): USD lao dốc trên thị trường thế giới
- ·Máy bay trinh sát của Mỹ lao xuống biển gần Hawaii
- ·Giá vàng ngày 22/10: Vàng SJC ở mức cao nhất trong lịch sử
- ·Ukraine sẽ tiếp tục phản công dù không có Mỹ, tỷ phú Elon Musk góp ý cho Kiev
- ·Tưng bừng ưu đãi chào hè, WinMart đón hội viên WIN thứ 5 triệu
- ·Động viên lực lượng trực chiến tại chốt kiểm soát y tế sân bay Phú Bài
- ·VietinBank và Xuân Cầu Holdings hợp tác toàn diện
- ·Video thực khách thả tóc vào đồ ăn để không phải trả tiền
- ·Khai trương điểm bán hàng OCOP tại Bưu điện TP.Tân An
- ·Giá xăng dầu hôm nay ngày 24/6/2024: Giá dầu thế giới sẽ tăng hay giảm trong tuần này?
- ·Xu hướng tất yếu nhưng cơ chế còn bất cập – Bài 2: Cần những chính sách khuyến khích
- ·Israel đột kích nơi ở của các quan chức Hamas cấp cao
- ·Nuôi chồn hương bước đầu đạt hiệu quả kinh tế
- ·Giá vàng hôm nay (2/11): Thế giới giảm mạnh, trong nước nhỏ giọt