【bongdaso .net】Chậm ban hành tiêu chuẩn định mức về thiết bị chuyên dùng: Khó mua sắm tài sản công
Một số bộ như: Y tế, Giáo dục và Đào tạo (GDĐT); Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) chưa ban hành quy định hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực quản lý nên các bộ, ngành, địa phương không có cơ sở thực hiện, gây khó khăn cho công tác quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản công.
Bộ, ngành, địa phương chưa tích cực thực hiện luật
Theo Bộ Tài chính, tiến độ ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng diện tích trụ sở chuyên dùng, công trình sự nghiệp, máy móc, thiết bị chuyên dùng còn chậm, ảnh hưởng tới việc đầu tư xây dựng, mua sắm, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xử lý tài sản.
Thống kê của Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) mới đây, từ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương cho thấy, mới có khoảng 50% bộ, ngành, địa phương ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng. Đa số bộ, ngành, địa phương chưa ban hành tiêu chuẩn, định mức diện tích chuyên dùng, diện tích công trình sự nghiệp trong cơ sở hoạt động sự nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu là do một số bộ như: Bộ Y tế, Bộ GDĐT, Bộ LĐTB&XH chưa ban hành quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo nên các bộ, ngành, địa phương không có cơ sở để xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, định mức cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Ngoài ra, do số lượng máy móc, thiết bị chuyên dùng, diện tích trụ sở chuyên dùng, diện tích công trình sự nghiệp nhiều, chủng loại đa dạng, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu khác nhau nên việc tổng hợp, xây dựng tiêu chuẩn, định mức chưa được kịp thời.
Theo ông Nguyễn Tân Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, một số bộ, ngành, địa phương chưa ban hành kịp thời các văn bản phân cấp thẩm quyền để thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật. Trong đó, một số bộ, ngành, địa phương tiếp tục sử dụng quy định phân cấp đã ban hành trước thời điểm luật có hiệu lực thi hành. Điều này có thể dẫn đến sai thẩm quyền khi quyết định mua sắm, thuê, sử dụng, xử lý tài sản công, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Nguyên nhân chủ yếu là do một số bộ, ngành, địa phương chưa tích cực, chủ động trong việc triển khai, thực hiện luật.
Tạm thời người đứng đầu sẽ phải quyết định
Để các quy định sớm được ban hành, giải quyết những khó khăn vướng mắc, Bộ Tài chính trong thời gian tới sẽ tiếp tục đôn đốc các bộ khẩn trương ban hành quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo.
Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ đôn đốc và phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc ban hành quy định về phân cấp quản lý tài sản công; phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công chuyên dùng (diện tích công trình sự nghiệp thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô chuyên dùng, máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý).
Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cũng phải khẩn trương ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định xác lập sở hữu toàn dân về tài sản và phân cấp thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; ban hành quy định về tài sản có giá trị lớn để phân định thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức thuộc phạm vi quản lý vào mục đích kinh doanh, cho thuê.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian chưa ban hành quy định về phân cấp, thì việc quyết định trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công và việc ban hành tiêu chuẩn, định mức, máy móc thiết bị chuyên dùng, diện tích công trình sự nghiệp thuộc cơ sở hoạt động sự nghiệp sẽ thuộc thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh. Việc phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân thuộc thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực từ 1/1/2018, đến nay thực hiện được hơn 1 năm. Tuy nhiên, việc chậm trễ ban hành một số văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức tài sản công chuyên dùng của một số bộ, ngành đã gây khó khăn trong việc mua sắm, thanh lý, điều chuyển đối với tài sản công chuyên dùng thuộc các lĩnh vực này. Bộ Tài chính đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đẩy nhanh việc ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên, để việc quản lý, sử dụng tài sản công phát huy hiệu quả, đúng mục tiêu đề ra.
Đã có 12 bộ, ngành và 32 địa phương ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Có 6 bộ, ngành và 15 địa phương ban hành quy định về phân cấp thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng. |
Minh Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hà Nội tưởng niệm nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Cân nhắc đầu tư, tránh sức ép cho ngân sách
- ·Nông, Lâm, Ngư nghiệp: Hấp lực FDI yếu
- ·Tổng Bí thư điện đàm với Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Bộ trưởng Bộ Tài chính nói về điều chỉnh giá xăng dầu, giá sữa
- ·Hội nghị Trung ương 8: Thủ tướng điều hành phiên thảo luận về tình hình KT
- ·Vietnam Finance 2018: Chuyển đổi số trong ngành Tài chính
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Chia sẻ cũng là đồng hành
- ·Giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- ·Trung Quốc cảnh báo trả đũa khiến Australia tê liệt
- ·Tiếp tục cải cách chính sách thuế, hải quan theo hướng minh bạch
- ·Việt Nam tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ về đối phó với biến đổi khí hậu
- ·Máy bay không người lái nào nhanh nhất thế giới?
- ·Ấn tượng hàng Việt xuất ngoại
- ·Tùng Dương ra mắt MV “Cánh chim phượng hoàng” tôn vinh phụ nữ Việt Nam
- ·Rút ngắn thời gian xác minh giả mạo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
- ·Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- ·Thủ tướng tin xứ Nghệ sẽ làm nên ‘Kỳ tích sông Lam’