【kết quả hiệp 1 thái lan hôm nay】Ngành chip Đài Loan 'lo sốt vó' trước bầu cử Mỹ
Nhân lực bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) đang theo dõi sát sao diễn biến của bầu cử Mỹ,ànhchipĐàiLoanlosốtvótrướcbầucửMỹkết quả hiệp 1 thái lan hôm nay vì bất cứ ai trở thành tân Tổng thống cũng kéo theo những rủi ro khó lường.
Đối với các kỹ sư làm việc trong ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan, vài năm trở lại đây thực sự khó khăn khi Mỹ đang gia tăng những kiểm soát chặt chẽ nhất đối với ngành công nghiệp mũi nhọn này tại Trung Quốc đại lục.
Mặc dù các công ty Đài Loan phần lớn nằm ngoài các hạn chế của Mỹ và các nước đồng minh, hậu quả khó tránh là việc kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp hơn đối với các nhà sản xuất chất bán dẫn và thiết bị tại hòn đảo, do khách hàng lớn nhất của họ vẫn là các công ty đại lục.
Mặc dù có diện tích nhỏ, Đài Loan sản xuất gần 60% nguồn cung chip bán dẫn của thế giới và gần 90% chip tiên tiến nhất làm trái tim cho mọi thiết bị điện tử, từ điện thoại thông minh đến các cỗ máy AI.
Kỹ sư Đài Loan giấu tên tại một công ty sản xuất chip đa quốc gia châu Âu nói với Al Jazeera rằng từ sau Đạo luật Chips và Khoa học của Tổng thống Joe Biden được đưa ra, chính sách của Mỹ đối với ngành này ngày càng trở nên khó đoán và biến động.
Diễn biến sẽ còn phức tạp hơn sau ngày 5/11 tới đây, khi các chuyên gia dự đoán dù Phó tổng thống Kamala Harris hay cựu Tổng thống Donald Trump được bầu, sẽ đều có những hạn chế mới đối với công nghệ Trung Quốc, gây ra hiệu ứng lan tỏa đến ngành công nghiệp chip của Đài Loan.
Dù bà Harris và ông Trump có những khác biệt lớn về đối nội, thì lưỡng đảng Mỹ vẫn chung một "chiến tuyến" trong chính sách đối ngoại đối với Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump đã phát động một cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh, áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trị giá khoảng 380 tỷ USD, theo phân tích của Tax Foundation.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, một đảng viên Dân chủ, đã giữ nguyên mức thuế đó sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020 và đầu năm nay đã áp thêm mức thuế trị giá 18 tỷ USD đối với hàng nhập khẩu bao gồm thép, chất bán dẫn và xe điện sau cuộc điều tra kéo dài của Đại diện Thương mại Mỹ.
Chim Lee, một nhà phân tích cấp cao tại Economist Intelligence Unit, cho biết chủ nghĩa bảo hộ thương mại đang thịnh hành trở lại tại Washington.
“Quỹ đạo chung dưới cả hai kịch bản tổng thống đều không quá tệ, nhưng loại tác động mà nó sẽ gây ra sẽ bất ổn hơn một chút dưới thời ông Trump. Bất kể ai thắng cử vào tháng 11, tái công nghiệp hóa và cải thiện lĩnh vực sản xuất của Mỹ là ưu tiên hàng đầu. Cả hai đều đang xem xét các biện pháp bảo hộ”, Lee nói với Al Jazeera.
Ngoài ra, sự khác biệt chính là bà Harris sẽ “tham vấn” nhiều hơn trong khi ông Trump sẽ “thiếu ổn định” hơn. Trong cuộc khảo sát do đài truyền hình Đài Loan TVBS thực hiện vào tháng 7 và tháng 8, 46% số người được hỏi bày tỏ mong muốn bà Harris chiến thắng, so với 15% ủng hộ ông Trump. Đáng chú ý, 39% cho biết họ chưa quyết định.
Trong chiến dịch tranh cử năm nay, ông Trump đã cáo buộc Đài Loan "đánh cắp" ngành công nghiệp chip từ Mỹ cách đây nhiều thập kỷ. Ông cũng đã kêu gọi áp thuế 60% đối với tất cả hàng hóa Trung Quốc, một động thái sẽ đẩy chi phí dôi thêm cho nhiều nhà cung cấp Đài Loan đang kinh doanh tại đại lục.
Bà Harris thì dè dặt hơn trong các bình luận của mình về vấn đề này.
Trong cuộc phỏng vấn với chương trình 60 Minutes của CBS vào tháng 10, đảng viên Dân chủ cho biết bà sẽ đảm bảo "khả năng tự vệ của Đài Loan", nhắc lại Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979, trong đó cam kết Washington sẽ "cung cấp cho Đài Loan các mặt hàng quốc phòng và dịch vụ quốc phòng với số lượng cần thiết".
Rủi ro từ cả hai ứng viên
Trong chính sách thương mại của mình, bà Harris dự kiến sẽ nhắm mục tiêu tập trung hơn vào thuế quan đối với Trung Quốc, tiếp tục nỗ lực của ông Biden. Dưới thời đương kim Tổng thống, Mỹ ưu tiên "chuyển hoạt động sản xuất chip trở lại" trong nước và ngăn Trung Quốc tiếp cận các loại chip tiên tiến nhất.
Đối với Đài Loan, chính sách của ông Biden tạo ra cả lợi thế cho một số trong 300 công ty bán dẫn Đài Loan, và bất lợi cho số còn lại.
"Đài Loan bị ảnh hưởng rất lớn bởi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu từ Mỹ", Kristy Tsun-Tzu Hsu, giám đốc Trung tâm nghiên cứu ASEAN Đài Loan tại Viện nghiên cứu kinh tế Chung-Hua của Đài Bắc, nói với Al Jazeera. Bà giải thích rằng các công ty Đài Loan trước đây là nhà cung cấp chính cho các công ty khổng lồ của Trung Quốc đại lục như Huawei.
Vào năm 2020, TSMC đã dừng mọi đơn đặt hàng mới từ Huawei, khi đó là khách hàng lớn thứ hai của công ty, sau thông báo về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới.
Thông qua Đạo luật Chips, công ty sẽ nhận được 6,6 tỷ USD tiền tài trợ trực tiếp và 5 tỷ USD vốn vay để giúp xây dựng 3 cơ sở tại Arizona nhằm "đa dạng hóa" chuỗi cung ứng, đồng thời chi 65 tỷ USD tiền riêng cho dự án.
Ngoài ra, TSMC đã nhận được quyền miễn trừ của Mỹ để tiếp tục sản xuất chip 12, 16, 22 và 28 nanomet tại nhà máy ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc, mặc dù hoạt động sản xuất chip tiên tiến nhất của công ty vẫn nằm ngoài đại lục.
Ở chiều ngược lại, việc bị hạn chế khiến các công ty đại lục tự tập trung sản xuất chip đời thấp hơn một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết, khiến các công ty bán dẫn nhỏ hơn TSMC gặp khó khăn lớn trong thị trường này. Hsu cho biết nhiều công ty Đài Loan lo ngại các đối thủ cạnh tranh tại đại lục sẽ chiếm sạch thị trường trong vòng 3 đến 5 năm.
Một kỹ sư người Đài Loan làm việc tại ASML cho biết ông lo ngại về việc bà Harris tiếp tục các chính sách dưới thời ông Biden, trong khi ông Trump lại là mối lo ngại riêng do tính cách thất thường của cựu Tổng thống.
Thuế quan áp dụng cho hàng hóa Trung Quốc lên đến 60% do ông Trump đề xuất sẽ gây ra rủi ro cho hoạt động thương mại của Đài Loan. Một phân tích do UBS công bố vào tháng 7 đã tính toán rằng mức thuế quan này sẽ làm giảm hơn một nửa tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc xuống 2,5 điểm phần trăm trong 12 tháng tiếp theo.
Sự suy thoái như vậy sẽ có tác động lan tỏa đến nền kinh tế Đài Loan, ngay cả khi các công ty Đài Loan đang liên tục chuyển nhiều hoạt động của họ ra khỏi đại lục trước tình hình chi phí tăng cao và căng thẳng địa chính trị.
Những lời phàn nàn liên tục của ông Trump về thâm hụt thương mại với các quốc gia khác cũng làm dấy lên lo ngại rằng ông có thể áp đặt các hạn chế thương mại đối với hàng hóa Đài Loan. Hiện thâm hụt thương mại của Mỹ với hòn đảo là 47 tỷ USD.
Với quá nhiều điều khó dự đoán trước mắt, điều tốt nhất mà Đài Loan có thể làm hiện tại là chuẩn bị cho sự thay đổi, Yachi Chiang, giáo sư luật công nghệ tại Đại học Đại dương Quốc gia Đài Loan, cho biết.
Thạch Anh(Nguồn: Al Jazeera)(责任编辑:La liga)
- ·Trung ương Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam bổ nhiệm Chánh văn phòng
- ·Tiền sản giật: Bệnh nguy hiểm trong thai kỳ
- ·Chính thức thành lập Hội Thầy thuốc Việt Nam ở Campuchia
- ·“Cháu nó ở nhà ngoan lắm...”
- ·Gần 14.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 6
- ·Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho trên 11.500 người
- ·Tăng giám sát, giảm biến chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
- ·Người Việt Nam đầu tiên được trao tặng giải thưởng Midwives4all
- ·Chính phủ phê duyệt kinh phí mua bổ sung gần 20 triệu liều vaccine Pfizer
- ·“Bám từng nhà, rà từng đối tượng”
- ·Cần một tầm nhìn đa chiều về văn hóa doanh nghiệp
- ·Bộ Giáo dục bỏ chủ trương cả nước chung phần mềm xét tuyển đại học?
- ·Kinh nghiệm của địa phương dẫn đầu chiến dịch dân số
- ·Giúp học sinh làm quen với đề thi minh họa
- ·Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng
- ·Cần sự quan tâm đúng mức
- ·Phát hiện quần thể Voọc mông trắng lớn thứ hai trên thế giới
- ·Để mọi người được học tập
- ·Cổng thông tin điện tử về FTA
- ·Đầu tư trang thiết bị y tế từ nhiều nguồn lực