【kết quả cremonese】Một căn bệnh, hai nỗi đau
(CMO) Ngôi nhà từ lâu đã vắng tiếng bập bẹ cười nói của trẻ thơ mà thay vào đó là tiếng khóc đau đớn mỗi khi 2 đứa trẻ lên cơn co giật. Căn bệnh bại não bẩm sinh đã cướp đi hạnh phúc của gia đình anh Võ Văn Phát từ khi 2 đứa trẻ chào đời.
Anh Võ Văn Phát, 31 tuổi, ngụ Ấp 7, xã Khánh Hội, huyện U Minh. Hoàn cảnh gia đình anh Phát dần đi vào ngõ cụt, kiệt sức để chạy chữa cho con mà bệnh tình thì chưa hề thuyên giảm.
Gia đình anh Phát thuộc diện hộ nghèo của xã. Không đất sản xuất, mọi chi phí trong gia đình đều dựa hết vào nguồn thu nhập bấp bênh từ làm thuê của anh Phát. Căn nhà lá đơn sơ được vợ chồng anh cất tạm trên mảnh đất của cha mẹ anh. Gia đình nội ngoại 2 bên cũng nghèo nên không giúp được gì hơn.
Vì phải lo túc trực chăm sóc con nên kinh tế gia đình anh Phát ngày càng khó khăn hơn. |
Vợ chồng anh sinh được 3 đứa con, con gái lớn 9 tuổi, bé gái thứ 2 được 5 tuổi và con trai út vừa tròn 2 tuổi. Những tưởng cuộc sống có được hạnh phúc viên mãn, nhưng nào ngờ từ khi sinh bé gái thứ hai được tròn 4 tháng tuổi thì căn bệnh bại não bẩm sinh đã cướp đi niềm hy vọng đó của đôi vợ chồng trẻ. Tiếp tục nỗi bất hạnh đè nặng lên gia đình khi đứa con trai út lọt lòng chưa bao lâu thì cũng mắc phải căn bệnh ngặt nghèo này.
“Hồi trước khó khăn, giờ càng thêm khó khăn hơn vì vợ chồng tôi phải vay mượn khắp nơi mới có tiền thuốc thang cho 2 đứa nhỏ. Bác sĩ nói giờ 2 đứa con tôi não bắt đầu teo lại, mất dần ý thức. Tháng trước, 2 đứa đều phát bệnh cùng lúc, vợ chồng tôi phải lên Sài Gòn chữa trị hơn 20 ngày. Vừa về nhà được 1 ngày thì đứa con trai út lên cơn co giật, tím tái nên vợ tôi phải đưa nó ra bệnh viện huyện điều trị, còn tôi phải ở nhà lo cho đứa còn lại”, anh Phát xúc động.
Mỗi tháng gia đình anh Phát phải đưa 2 con đi tái khám 1 lần, chi phí hơn 3 triệu đồng. Dù con bệnh ngặt nghèo nhưng vợ chồng anh vẫn quyết tâm còn nước thì còn tát. Căn bệnh bại não bẩm sinh đã làm cho 2 đứa trẻ dần kiệt sức, nỗi đau ấy càng chồng chất hơn khi vợ chồng anh phải chứng kiến cảnh con mình lên cơn co giật.
Anh Phát tâm sự: “Thà người lớn mắc bệnh thì còn biết nói là đau chỗ nào, cơ thể ra sao. Còn như con tôi thì chỉ biết khóc, rên la. Từ khi 2 đứa nhỏ mắc bệnh đến nay vợ chồng tôi chưa bao giờ yên giấc. Đêm nào cũng thức canh sợ con bị co giật mà không hay thì nguy hiểm đến tính mạng. Sinh ra 3 đứa con mà chỉ đứa lớn nhất là lành lặn, còn 2 đứa nhỏ thì chưa bao giờ nghe được tiếng cười nói. Giờ tôi cũng không biết tính sao nữa, ráng lo tới đâu hay tới đó”.
Những đứa trẻ còn quá nhỏ mà phải gánh chịu nỗi đau đớn từ căn bệnh ngặt nghèo. Hai đứa trẻ không nói, không cười, mất hết ý thức càng làm cho vợ chồng anh lo lắng nhiều hơn. Nhà thiếu trước hụt sau nhưng vợ chồng chưa bao giờ để tắt hy vọng chữa bệnh cho con, dù biết rằng giấc mơ đó dường như vô vọng.
“Có cực khổ cách mấy vợ chồng tôi cũng cố gắng lo chạy chữa. Tụi nó còn quá nhỏ để gánh chịu căn bệnh ngặt nghèo này. Giờ tôi chỉ mong con tôi được lành bệnh, chạy nhảy vui đùa như con người ta. Làm cha mẹ có ai chịu nỗi cảnh thấy con cái chịu đau đớn mà mình không giúp được con”, anh Phát chia sẻ.
Hy vọng một ngày con sẽ hết bệnh, vui đùa như bao đứa trẻ khác, nhưng niềm hy vọng ấy ngày càng mong manh khi căn bệnh bại não cứ dần vắt kiệt sức khoẻ của 2 đứa trẻ. Mong rằng các nhà hảo tâm có thể trợ giúp để giấc mơ thấy con mình khoẻ mạnh của vợ chồng anh Phát trở thành hiện thực./.
My My
Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: Tổ Từ thiện - Xã hội Báo Cà Mau. ĐT: 0290.3831066, gặp chị Nguyễn Thị Thu Hà. Tài khoản Quỹ từ thiện Báo Cà Mau: - Tên đơn vị: Báo Cà Mau - Số tài khoản: 10201-000205255-9 - Mở tại: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·5 điểm mới về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp trong năm 2023
- ·Thư tay đặc biệt của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa hơn 1.700km
- ·Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn giải trình đề xuất tăng lương, giảm tuổi nghỉ hưu nhà giáo
- ·Dạy thêm học thêm: Ranh giới ép buộc và tự nguyện mong manh, khó kiểm soát
- ·TV360 sở hữu trọn vẹn bản quyền Euro 2024
- ·Các trường tư hot ở Hà Nội bắt đầu tuyển sinh lớp 1 năm học 2025
- ·'Con thi giữa kỳ chỉ được 6, 7 điểm, tôi xấu hổ không dám ra khỏi nhà'
- ·Thầy giáo vùng cao bị suy thận: 'Chỉ sợ ngày không còn đứng vững trên bục giảng'
- ·Ngập tràn khuyến mại tại WinMart chào mừng Quốc tế thiếu nhi
- ·Hàng nghìn cơ hội việc làm cho sinh viên HUBT
- ·Thạnh Hóa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên và lâu dài
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Trập trùng' hay 'chập chùng'?
- ·Dạy thêm học thêm: Ranh giới ép buộc và tự nguyện mong manh, khó kiểm soát
- ·Đại học Duy Tân thu hồi bằng bác sĩ nha khoa
- ·Giá vàng hôm nay 29/10: Thế giới tăng gần kỷ lục
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Sấp sỉ' hay 'xấp xỉ'?
- ·Hà Nội bỏ 3 môn Lý, Hóa, Sinh trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố
- ·'Ý trí' hay 'ý chí', từ nào mới đúng chính tả?
- ·Tỉnh chỉ Bộ, Bộ chỉ tỉnh, dân “đề nghị xem xét lại”
- ·Thư tay đặc biệt của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa hơn 1.700km