【ket qua bong da hang 2 duc】Quản lý tài chính đối với Ngân hàng Nhà nước: Hệ thống pháp lý cần được hoàn thiện
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được giao quản lý,ảnlýtàichínhđốivớiNgânhàngNhànướcHệthốngpháplýcầnđượchoànthiệket qua bong da hang 2 duc sử dụng nguồn vốn, quỹ thuộc sở hữu nhà nước, có bảng cân đối tài sản riêng. NHNN không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước (NSNN) mà sử dụng nguồn thu từ hoạt động nghiệp vụ ngân hàng trung ương (NHTW) để bù đắp các chi phí hoạt động. Kết quả tài chính hàng năm được trích lập các quỹ và nộp phần còn lại vào ngân sách nhà nước.
Mô hình đặc thù
Trong thời gian qua, mô hình quản lý tài chính này đã tạo điều kiện thuận lợi cho NHNN thực hiện tốt chức năng của một NHTW và chức năng của một bộ quản lý ngành Ngân hàng; đảm bảo cho NHNN quản lý chặt chẽ, an toàn và hiệu quả nguồn vốn, tài sản của Nhà nước giao, đáp ứng đủ nguồn lực tài chính cho các đơn vị NHNN thực hiện nhiệm vụ chính trị, cũng như tạo điều kiện về thu nhập cho cán bộ công chức.
Tuy nhiên, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng nói chung và các yêu cầu về vai trò, vị thế của NHNN trong thời kỳ mới, yêu cầu về hoạt động của NHNN với vai trò là bộ chuyên ngành quản lý nhà nước ngành Ngân hàng, đồng thời là NHTW của Việt Nam, cơ chế tài chính NHNN đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập về vốn, quỹ, cơ chế khoán kinh phí; gây khó khăn trong việc quản lý, tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính trong hệ thống NHNN. Một số bất cập về chế độ tài chính cũng đã được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra trong các cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của NHNN hàng năm. Những bất cập này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, đặc biệt là việc thực hiện các nhiệm vụ hoàn thiện thể chế, bộ máy nhằm xây dựng một NHTW hiện đại.
Trên thế giới, bất kể ở mô hình NHTW trực thuộc hay không trực thuộc chính phủ thì tài chính của NHTW có sự độc lập tương đối với ngân sách của chính phủ so với các đơn vị trực thuộc chính phủ khác; có nguồn vốn và tài sản riêng để chủ động, linh hoạt trong thực hiện các chức năng của NHTW. NHTW có nguồn vốn, quỹ tích luỹ đủ lớn để đảm bảo sự can thiệp vào thị trường tiền tệ và thực hiện vai trò người cứu cánh cuối cùng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Khi thực hiện các hoạt động điều hành thị trường tiền tệ và quản lý hoạt động của hệ thống TCTD, các NHTW phát sinh các khoản thu nhập và chi phí.
Thông thường các khoản thu nhập của NHTW đủ lớn để bù đắp các chi phí phát sinh trong hoạt động của NHTW. Do vậy, các NHTW không sử dụng trực tiếp kinh phí từ ngân sách của chính phủ. Các khoản lợi nhuận hàng năm của NHTW thường được phân bổ theo các tỷ lệ khác nhau để giữ lại NHTW và một phần nộp về ngân sách của chính phủ. Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định, vững chắc về tài chính cho NHTW, NHTW các nước thường chú trọng vào tỷ lệ % lợi nhuận hàng năm để lại NHTW nhằm đạt được mức vốn, quỹ nhất định cho NHTW.
Về nguyên tắc, hoạt động của NHTW cũng có thể phát sinh lỗ. Do vậy, luật về NHTW các nước đều quy định rõ cơ chế và nguồn xử lý tài chính cho NHTW khi năm tài chính phát sinh chi phí lớn hơn thu nhập. Cơ chế xử lý lỗ của các NHTW có thể khác nhau (bù đắp từ nguồn dự trữ của NHTW hoặc cấp bù từ ngân sách của chính phủ) nhưng phải đảm bảo có cơ chế minh bạch và đủ nguồn để xử lý được khoản lỗ này. Mặc dù hoạt động của NHTW tương đối ít rủi ro hơn hoạt động của ngân hàng thương mại nhưng thực tế vẫn phát sinh các rủi ro và tổn thất trong từng hoạt động. Do vậy, tất cả các NHTW đều thực hiện đánh giá mức độ rủi ro, trích lập dự phòng theo chuẩn mực kế toán quốc tế.
Nghiên cứu sửa đổi cơ chế tài chính
Đối với Việt Nam hiện nay, NHNN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là NHTW của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của NHTW về phát hành tiền, ngân hàng của các TCTD và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. NHNN được Nhà nước giao quản lý và sử dụng các nguồn vốn và tài sản để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một NHTW và bộ quản lý nhà nước ngành Ngân hàng và phải quản lý an toàn, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản được Nhà nước giao.
Mục tiêu hoạt động của NHNN là thị trường tiền tệ hoạt động ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Do vậy, mục tiêu này có thể đồng biến hoặc nghịch biến với chênh lệch thu chi, vì biến động của thị trường trong từng thời kỳ là khác nhau và việc sử dụng các công cụ điều hành phải tùy thuộc vào diễn biến của thị trường tiền tệ. Vì vậy, thu, chi của NHNN phụ thuộc vào kết quả sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ nên cơ chế về phần nộp NSNN từ kết quả tài chính cũng có những đặc trưng riêng.
Việc hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với NHNN là một yêu cầu cần thiết đặt ra trên cơ sở thực hiện một cách toàn diện đánh giá về cơ chế quản lý tài chính hiện hành đối với NHNN để tìm ra các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với NHNN, giúp NHNN có nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống pháp lý.
Việc sửa đổi cơ chế tài chính của NHNN cần được đặt trong mối quan hệ với NSNN để một mặt quản lý các khoản thu chi của NHNN theo đúng quy định như đối với các bộ, ngành khác; mặt khác vẫn tạo quyền chủ động cho NHNN để thực thi chính sách tiền tệ và thực hiện các nghiệp vụ của NHTW.
Hướng hoàn thiện cơ chế tài chính của ngân sách nhà nước - Nghiên cứu, sửa đổi Điều 45 Luật Ngân hàng Nhà nước theo hướng xác định số nộp ngân sách nhà nước từ kết quả tài chính sau khi trích trích lập các quỹ, bù đắp phần chênh lệch chi lớn hơn thu hàng năm (nếu có) và góp vốn vào tổ chức quốc tế và doanh nghiệp. - Nghiên cứu sửa đổi một số điều của Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tài chính của ngân hàng nhà nước liên quan đến vốn pháp định, dự phòng rủi ro,cơ chế khoán, cơ chế xử lý kết quả tài chính. Trên cơ sở đó nghiên cứu, sửa đổi các văn bản hướng dẫn có liên quan cho phù hợp, đảm bảo ngân hàng nhà nước có nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ chính trị của một ngân hàng trung ương, đồng thời phát huy được vai trò của một bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng. |
Hồ Thanh Thùy (Vụ Tài chính Ngân hàng - Bộ Tài chính)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Phạm nhân trộm xe máy của cán bộ trại giam thoát ra ngoài
- ·Vincom Shophouse Tuyên Quang chính thức trình làng
- ·Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về COVID
- ·Vingroup ra mắt dự án Vincom Shophouse Rạch Giá tại Kiên Giang
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Chuyển mục đích sử dụng hơn 300 ha đất nông nghiệp tại Hà Nội, Nam Định và Thanh Hóa
- ·Ninh Bình: Bệnh nhân có quá trình điều trị khó khăn nhất đã khỏi bệnh
- ·Thành lập Khu Công nghệ cao công nghệ sinh học hơn 200 ha tại Đồng Nai
- ·Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- ·Hàn Quốc hỗ trợ quy hoạch đô thị xanh tại Thái Nguyên, Kiên Giang
- ·Honda Việt Nam khuyến mại lớn trong tháng 1
- ·Bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng: Hấp dẫn nhà đầu tư do vượt trội về hạ tầng
- ·Bình Định, Hải Phòng cử lực lượng y tế chi viện cho Đà Nẵng
- ·Đà Nẵng hồi sinh Dự án “Vầng trăng khuyết” tổng vốn hàng trăm triệu USD
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·La Casa Villa: Biệt thự nội đô dành cho đại gia thực thụ?
- ·Khai trương căn hộ
- ·Việt kiều mạnh tay mua nhà đẹp
- ·37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- ·Welham® Vietnam trở thành đơn vị quản lý vận hành Lotus Residences