【giải vô địch bắc new south wales úc】Kết quả kinh doanh 2019: Một số doanh nghiệp thua lỗ lớn, vì đâu?
2019 - Năm kinh tế ảm đạm của Ấn Độ | |
Cải thiện pháp luật kinh doanh năm 2019 khá "lặng lẽ" | |
Môi trường kinh doanh năm 2019: Ngành nào “sải bước”, ngành nào "dậm chân..."? | |
Công khai thông tin hộ kinh doanh nộp thuế khoán tại Hà Nội từ cuối tháng 12/2019 |
Việc xây dựng dở dang các vườn cây ăn trái đang ngốn nhiều chi phí của Hoàng Anh Gia Lai. Ảnh: ST. |
Lỗ do chi phí cao
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận doanh thu 2.082 tỷ đồng, giảm 61% so với cùng kỳ. Lỗ sau thuế 1.609 tỷ đồng. Công ty lỗ nặng do chi phí lãi vay, chi phí chuyển đổi vườn cây và đánh giá lại tài sản lớn. Theo đó, tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của DN này đạt gần 38.600 tỷ đồng, nhưng chi phí xây dựng cơ bản dở dang cho vườn cây ăn trái, vườn cây cao su và vườn cây cọ dầu đang chiếm phần lớn lên tới 29%. Với kết quả này, công ty chỉ hoàn thành 41% kế hoạch doanh thu và không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận trước thuế 88 tỷ đồng.
Một DN khác cũng có mức lỗ lên tới hàng nghìn tỷ đồng là Công ty Cổ phần Thép Tiến Lên. Cả năm 2019, doanh thu của DN này giảm 9% còn 5.396 tỷ đồng so với cùng kỳ. Lỗ sau thuế cổ đông công ty mẹ là 143 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 85 tỷ đồng, không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận sau thuế 102,1 tỷ đồng đề ra. Nguyên nhân lỗ của DN này là do chi phí tài chính tăng cao. Chỉ riêng quý IV, chi phí tài chính của Thép Tiến Lên đã tăng 18%, chi phí quản lý DN tăng mạnh 70% lên 101 tỷ đồng do chi phí dự phòng tăng.
Tuy cả năm vẫn đạt khoản lãi hơn 350 tỷ đồng, nhưng trong quý IV, Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan lần đầu báo lỗ hơn 120 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí ở mức cao, cụ thể là chi phí bán hàng tăng 20% lên 25 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp gấp 3 lần cùng kỳ, lên 64 tỷ đồng. Trước đó, DN này từng thoát lỗ trong quý II nhờ được hoàn thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tương tự, một công ty con khác của Tập đoàn Masan cũng báo lỗ quý IV là Masan MEATLife. Theo đó, DN này trong quý IV đã âm hơn 37 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ, trong khi doanh thu thuần giảm 6,3% so với cùng kỳ, nhưng chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng 61% và 32% lên lần lượt 111 tỷ đồng và 241 tỷ đồng.
Mở rộng đầu tư chưa thuận lợi
Có thể thấy, nguyên nhân chủ yếu của các DN khi thua lỗ là do tốn nhiều chi phí hoạt động DN. Bên cạnh đó, việc mở rộng đầu tư, mở rộng kinh doanh cũng khiến nhiều DN phải chấp nhận các khoản lỗ trong ngắn hạn, để tiến tới kết quả kinh doanh khả quan hơn về sau.
Tiêu biểu như Công ty Cổ phần Bán lẻ kỹ thuật số FPT (FPT Retail) đã lần đầu báo lỗ kể từ khi lên sàn trong quý IV với doanh thu giảm 1% còn lợi nhuận sau thuế âm 26 tỷ đồng. Theo lý giải của công ty, nguyên nhân lợi nhuận âm là trích lập dự phòng cho khoản nợ xấu của 2 chương trình F-Friends và Subsidy, đầu tư chuyển đổi số cho chuỗi cửa hàng. Đồng thời, FPT Retail cũng đang trong quá trình mở rộng chuỗi nhà thuốc Long Châu để gia tăng thị phần sau giai đoạn thử nghiệm. Điều này đã khiến doanh thu cả năm 2019 của DN này đạt hơn 16.600 tỷ đồng (tăng 9%) còn lợi nhuận sau thuế gần 204 tỷ đồng (giảm 41%). So với kế hoạch đề ra từ đầu năm, doanh thu hoàn thành 94% còn lợi nhuận sau thuế đạt 49%.
Với Công ty Cổ phần GTNfoods, dù đã trở thành công ty con của Vinamilk nhưng kết quả kinh doanh vẫn chưa tìm được “cửa sáng”. Theo đó, kết thúc năm 2019, DN này ghi nhận doanh thu 2.970 tỷ đồng, giảm 1%, khiến lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lỗ hơn 60 tỷ đồng. Công ty thực hiện 89% kế hoạch doanh thu và không hoàn thành kế hoạch lãi 90 tỷ đồng cho cổ đông công ty mẹ. Một phần nguyên nhân khiến DN này thua lỗ là do hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh, liên kết không hiệu quả cùng chi phí tài chính tăng mạnh do lỗ thoái vốn các khoản đầu tư.
Mặc dù không ít DN báo lỗ trong năm 2019 nhưng xét tổng thể bức tranh kinh doanh của các DN nói chung thì các chuyên gia vẫn cho rằng có nhiều điểm sáng. Theo Báo cáo chiến lược đầu tư của Công ty Chứng khoán VnDirect, lợi nhuận của các DN tư nhân sẽ cải thiện trong những năm tới khi đầu tư mang lại hiệu quả, đặc biệt là với việc Chính phủ tiếp tục duy trì chính sách thúc đẩy tăng trưởng thông qua việc cắt giảm chi phí kinh doanh và duy trì các ưu đãi cho các ngành và lĩnh vực ưu tiên. Vì thế, năm 2020, các chuyên gia dự báo, nhóm ngành bán lẻ và thực phẩm và đồ uống (F&B) sẽ tiếp tục tỏa sáng trong bối cảnh tiêu dùng nội địa tăng trưởng mạnh mẽ cùng với sự lạc quan của người tiêu dùng. Hơn nữa, sự hỗ trợ của chính sách, sự vươn lên của dòng vốn đầu tư tư nhân có thể giúp ngành sản xuất và công nghệ cất cánh trong năm 2020. Ngoài ra, nhóm các DN logistics và khu công nghiệp vẫn tiếp tục hưởng lợi từ tăng trưởng FDI và dịch chuyển thương mại. Chính sách tiền tệ nới lỏng linh hoạt có thể sẽ đưa ngành ngân hàng vào tâm điểm đầu tư trong năm 2020.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Đề xuất Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam
- ·Cơ hội mua chung cư vừa túi tiền trong mùa dịch Covid
- ·Những ngôi nhà cấp 4 “trong mơ”, giá rẻ, nhìn là muốn xây ngay
- ·Có 2 tỷ mua đất Hà Nội, đắn đo không biết chọn nơi nào?
- ·Xả thải rác trên vỉa hè, lòng đường sẽ bị phạt đến 2 triệu đồng
- ·2 tháng về quê tránh dịch cây mọc trong nhà tủ lạnh có giòi
- ·Lương giảm vì dịch bệnh, vợ chồng “liêu xiêu” lo khoản vay mua nhà trả góp
- ·Mưa lớn, dân chung cư cũng tát nước như ở nhà phố
- ·Sẽ đề xuất sửa đổi quy định pháp luật, thúc đẩy công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- ·Quý tử của tỷ phú cờ bạc mua biệt thự xa xỉ 6,6 triệu USD
- ·Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58%
- ·BĐS Hải Phòng ‘khát’ dự án cao cấp
- ·Song Hye Kyo vội vàng rao bán nhà sang rẻ hơn giá thị trường sau ly hôn Song Joong Ki
- ·Không gian làm việc như mơ dành cho sàn liên kết của CenHomes
- ·Giá xăng giữ nguyên, giá dầu tăng từ 15 giờ hôm nay
- ·Nhà đầu tư “mất ăn mất ngủ” vì môi giới đổi chiêu
- ·Sao Việt mua nhà, xe hơi tiền tỷ tặng cha mẹ
- ·U40 vẫn độc thân, Thanh Hằng sống trong nhà tiền tỷ ngập hàng hiệu giữa lòng Sài Gòn
- ·Thủ tướng đề nghị EU tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường
- ·Điểm nóng đất nền giữa đại dịch Covid