【keo bóng】Quản lý kinh tế dựa trên tổng cầu có sai hướng?
Hiếm khi xuất hiện trong các báo cáo chính thức của Chính phủ,ảnlýkinhtếdựatrêntổngcầucósaihướkeo bóng nhưng các góc nhìn liên quan đến trọng cung hay quản lý cầu đã dần trở nên quen thuộc tại các sự kiện về kinh tế vĩ mô gần đây.
Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân do Ủy ban Kinh tế Quốc hội vào tháng 4 năm nay cũng từng ghi nhận một cuộc tranh luận về chủ đề này, được châm ngòi từ một diễn giả đến từ ngành thống kê, ông Bùi Trinh với kiến nghị mạnh mẽ phải quay về chính sách với tinh thần trọng cung, bởi theo ông, quản lý tổng cầu là hết sức sai lầm.
Ông Bùi Trinh cũng không ngần ngại “đòi” các chuyên gia kinh tế đã gây sức ép với Chính phủ điều hành theo hướng quản lý tổng cầu phải có trách nhiệm với khó khăn trầm trọng của nền kinh tế hiện nay.
Cuộc tranh luận sau đó đã không thể ngã ngũ khi các ý kiến rất khác nhau. Bên cạnh một số vị đồng ý phải trọng cung, có ý kiến cho rằng lúc đó nên tiếp tục quản lý cầu, quan điểm khác là trọng cả hai.
Phản ánh về cuộc tranh luận này trên VnEconomy sau đó cũng đã kéo một số độc giả tham gia, và ý kiến cũng rất khác nhau.
Nửa năm sau, vị chuyên gia về định lượng lại cùng các tên tuổi quen thuộc khác của “dàn đồng ca tư vấn” như cách gọi vui của Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành lên máy bay vào Huế để tham dự Diễn đàn Kinh tế Mùa thu.
Tại đây, vẫn có hai luồng ý kiến khi “hiến kế” để cứu nền kinh tế đang “một mình nghẽn mạch”. Một luồng cho rằng cần kích cầu từ đầu tư công bằng cách nới bội chi và thứ hai là kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô và kết cục chẳng bên nào thuyết phục nổi bên nào.
Cùng thời điểm đó, thông tin từ phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2013 cho biết Chính phủ đã quyết định sẽ trình Quốc hội nâng trần bội chi ngân sách trong năm 2014 lên 5,3% GDP để đáp ứng yêu cầu đầu tư đang rất lớn.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng dự kiến số vốn trái phiếu Chính phủ tăng thêm (ngoài số đã được Quốc hội cho phép) trong giai đoạn 2014 - 2016 là 285 nghìn tỷ đồng.
Theo tính toán của Bộ thì việc này vẫn đảm bảo an toàn nợ công khi với mức trần nợ công không quá 65% GDP thì mức phát hành trái phiếu Chính phủ khoảng 430 - 450 nghìn tỷ đồng.
Quyết định cuối cùng vẫn phải chờ Quốc hội ở kỳ họp sẽ khai mạc vào cuối tháng 10 này, tuy nhiên dự báo khả năng được chấp nhận là khá cao đã khiến một số vị chuyên gia lo ngại.
"Trong trường hợp phía cung quá yếu thì mọi tác động vào phía cầu không giải quyết gì cả mà chỉ gây lạm phát và thâm hụt thương mại, từ đó dẫn đến căng thẳng tỷ giá và nhiều rủi ro khác. Phương án đưa ra trái phiếu Chính phủ là một hình thức quản lý tổng cầu trong 3 năm, mỗi năm 100 nghìn tỷ là rất nguy hiểm", ông Bùi Trinh bình luận.
Vẫn theo phân tích của chuyên gia này thì việc gia tăng ở phía cầu cũng có thể nhất thời làm tăng GDP nhưng không bền vững và chỉ mang tính “thành tích”. Trong trường hợp này tăng trưởng về GDP chắc chắn sẽ thấp hơn mức tăng giá và một vòng xoáy lạm phát - suy trầm lại tiếp diễn.
Hơn nữa trong lúc các tỉnh thành lớn đều hụt thu nội địa thì việc nâng trần bội chi để đáp ứng việc giải quyết bệnh “thành tích” là một việc không nên làm trong lúc này, theo ông Trinh.
Một số doanh nhân, nhà kinh tế cũng có cùng lo ngại với chuyên gia Bùi Trinh khi liên hệ với gói kích cầu khoảng 9 tỷ USD năm 2009 khiến cho hết lạm phát lại đến suy trầm, khiến căn bệnh của nền kinh tế thêm trầm trọng.
Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, TS. Trần Thọ Đạt trong tham luận tại một hội thảo về kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2011 - 2015 khái quát rằng những thành tựu kinh tế Việt Nam đạt được thông qua công cuộc “đổi mới” kể từ cuối thập niên 1980 chủ yếu là nhờ những chính sách dựa trên nền tảng lý thuyết trọng cung, chứ không phải quản lý tổng cầu.
Những chính sách mang tinh thần trọng cung đã tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế được thực hiện trong giai đoạn 1988 - 1991 được ông Đạt điểm danh như dỡ bỏ các hàng rào nội thương, cho phép thành lập công ty tư nhân, Khoán 10, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài…
Tương tự, nhiều cải cách lớn trong giai đoạn 1996 - 2006, theo ông Đạt cũng mang tinh thần trọng cung. Như cho phép các doanh nghiệp được quyền xuất khẩu trực tiếp, ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2000, hình thành sở giao dịch chứng khoán và cải cách một loạt các bộ luật về thương mại, đầu tư, đất đai… để gia nhập WTO.
Nhưng, “tiếc rằng từ 2007 đến nay, Việt Nam lại bị quá chú trọng vào chính sách quản lý tổng cầu, để loay hoay hết kiềm chế lạm phát lại sang kích thích tăng trưởng, mà không ý thức được rằng các chính sách này chỉ có tính ngắn hạn nhất thời”, ông Trần Thọ Đạt nhấn mạnh.
Theo VnEconomy
(责任编辑:World Cup)
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·Nâng cao hiệu quả công tác quản lý bán hàng đa cấp trong giai đoạn 2021 – 2025
- ·Mỹ duy trì cam kết tự do đi lại ở biển Đông
- ·Việt Nam, Campuchia tăng cường hợp tác phòng, chống ma túy
- ·Lắp đặt xong 8 nhà ga trên cao tuyến đường sắt Nhổn
- ·Formosa đã chuyển 250 triệu USD bồi thường sự cố môi trường
- ·Kêu gọi đầu tư, thương mại và du lịch tại thành phố lớn nhất phía Nam
- ·Chủ tịch Quốc hội đề nghị HĐND TP Hà Nội giám sát những vấn đề quan trọng
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Đại sứ quán Malaysia tại Triều Tiên hạ quốc kỳ, đốt tài liệu
- ·Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
- ·Vụ cá chết bất thường: Thủ tướng chỉ đạo hỗ trợ ngư dân
- ·Dự án nghìn tỷ không hiệu quả, lãnh đạo luân chuyển đi đâu?
- ·Khai trương bệnh viện chuyên khoa mắt theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Hải Dương
- ·Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- ·Đà Nẵng sẽ không cấp phép mới cho tàu cá hoán cải thành tàu du lịch
- ·Gạo cứu đói luôn đảm bảo yêu cầu chất lượng
- ·Hà Nội: Mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn cao
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Đá Hóa An (DHA) bị HOSE nhắc nhở giao dịch cổ phiếu quỹ không đúng quy định