会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq bremen】Hiểu đúng, hiểu sâu về thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp!

【kq bremen】Hiểu đúng, hiểu sâu về thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp

时间:2024-12-29 09:16:49 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:790次

Ngày 08/12/2023,ểuđúnghiểusâuvềthuốcbảovệthựcvậttrongsảnxuấtnôngnghiệkq bremen báo Kinh tế và Đô thị cùng Hiệp hội Nhà sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường Việt Nam tổ chức Tọa đàm “An toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp qua góc nhìn báo chí và truyền thông” diễn ra tại TP.HCM.

Tọa đàm được tổ chức nhằm tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến rộng rãi giúp người dân hiểu đúng, dùng đúng các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc thú y và các chất phụ gia theo quy định của ngành nông nghiệp, ngành y tế và khuyến cáo của nhà sản xuất... Từ đó đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng cũng như xuất khẩu.

Phát biểu khai mạc toạ đàm, ông Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị cho biết, thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng cũng như yêu cầu khắt khe tại các thị trường lớn trên thế giới về nhập khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam, người nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp đang ngày càng quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực sản xuất xanh, sản xuất an toàn của ngành nông nghiệp, tình trạng lạm dụng thuốc BVTV, phân bón vô cơ, các chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng… trong sản xuất nông nghiệp, cụ thể là trồng trọt và chăn nuôi vẫn diễn ra. Không ít trường hợp hàng hóa nông sản xuất khẩu bị trả về do chứa dư lượng thuốc BVTV, chất kích thích... gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ mất an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất, nhất là tình trạng kháng thuốc của sinh vật gây hại.

Thực tế cho thấy, thuốc BVTV, chất bảo quản thực phẩm… vốn dĩ có vai trò rất lớn trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sử dụng sai cách, thiếu hiểu biết hoặc cố tình vi phạm để nhằm thu lợi bất chính đã khiến các sản phẩm này bị hiểu sai, hiểu nhầm về công dụng.

Các chuyên gia chia sẻ thông tin về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp tại toạ đàm.

“Với sự tham gia của các cơ quan quản lý, cơ quan truyền thông, các chuyên gia, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trong buổi tọa đàm hôm nay, chúng tôi mong muốn đưa ra góc nhìn về bức tranh an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, những khó khăn, vướng mắc trong triển khai và các giải pháp để phát triển sản xuất nông nghiệp một cách bền vững, đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm và các tiêu chí của thị trường nhập khẩu quốc tế” - ông Nguyễn Thành Lợi nói.

Toạ đàm cũng cho thấy bức tranh truyền thông về lĩnh vực này. Theo đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức từ cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất thuốc BVTV, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng cũng như bảo vệ các mặt hàng nông sản một cách khoa học và tuân thủ các quy định của ngành nông nghiệp và sản xuất hàng tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu…

Đồng thời cùng cơ quan quản lý nhà nước, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Ban An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, thuốc thú y, các siêu thị, chợ đầu mối,… đưa ra giải pháp hữu hiệu cũng như đổi mới, đa dạng phương thức tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân tuân thủ các quy định của ngành nông nghiệp, an toàn vệ sinh thực phẩm,… Những giải pháp này góp phần đưa các mặt hàng tiêu dùng, nông sản đến với người tiêu dùng ngày càng an toàn hơn cũng như gia tăng giá trị xuất khẩu…

Chia sẻ tại Tọa đàm, ông Lê Văn Thiệt – Cục phó Cục BVTV đánh giá, thuốc BVTV có vai trò rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. Theo ước tính của tổ chức FAO, tổn thất mùa màng do các loài sinh vật hại cây trồng gây ra trên toàn thế giới hiện nay là khoảng 40%. Như vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đã giúp nông dân giảm thiệt hại do sinh vật hại gây ra khoảng 35-42% (Cai, 2008).

Trên thế giới và ở Việt Nam, thuốc BVTV vẫn được sử dụng như là một trong những biện pháp để phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng trong nông nghiệp và đạt hiệu quả kinh tế nhất. Tuy nhiên, theo ông Thiệt, để đảm bảo an toàn thực phẩm, việc sử dụng thuốc BVTV phải đúng quy định, đảm bảo an toàn đồng thời phải gia tăng sản xuất và sử dụng thuốc BVTV sinh học. Cần rà soát, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế để khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV sinh học. Ưu tiên bố trí kinh phí ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tập huấn sử dụng thuốc, truyền thông và xây dựng, nhân rộng các mô hình sử dụng thuốc BVTV sinh học hiệu quả; kinh phí cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm thuốc BVTV sinh học.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam (VIPA) khẳng định, thuốc bảo vệ thực vật là sản phẩm của quá trình nghiên cứu khoa học lâu dài với chi phí rất tốn kém. Đây cũng là một trong các loại sản phẩm được đánh giá an toàn nghiêm ngặt nhất trên thế giới.

Trước khi một thuốc bảo vệ thực vật mới được lưu hành, các nhà sản xuất phải vượt qua hàng loạt đánh giá rất nghiêm ngặt về hiệu quả tác động, độ an toàn về thực phẩm và sức khoẻ con người, với môi trường. Thế nhưng, ở Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật vẫn đang bị coi là “tội đồ”, nguyên nhân gây ra mọi hậu quả xấu trong nông nghiệp. Một số người đã thổi phồng quá đáng những hậu quả xấu do thuốc bảo vệ thực vật gây ra.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận, thuốc BVTV là một trong những yếu tố gây mất ổn định môi trường. Nguyên nhân là vì khi nhận thấy ưu điểm của thuốc BVTV, người nông dân từ thăm dò sử dụng, đến ỷ lại, lạm dụng, dùng sai kỹ thuật, bỏ qua mọi biện pháp BVTV khác. Do lạm dụng, thiếu kiểm soát, dùng sai kỹ thuật, nhiều mặt tiêu cực của thuốc BVTV đã bộc lộ như: gây ô nhiễm nguồn nước và đất; để lại dư lượng trên nông sản, gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng; gây mất sự cân bằng trong tự nhiên, làm suy giảm tính đa dạng của sinh quần, gây xuất hiện các loài sinh vật gây hại mới, tạo ra các sinh vật gây hạị chống thuốc, gây đảo lộn các mối quan hệ phong phú giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái, gây bùng phát và tái phát dịch hại, dẫn đến hiệu lực phòng trừ của thuốc BVTV bị giảm sút hoặc mất hẳn.

Để nông nghiệp phát triển bền vững, thay vì tranh luận “nên hay không nên” dùng thuốc BVTV hóa, bằng “nên dùng thuốc BVTV thế nào để phát huy cao nhất hiệu quả kinh tế và kỹ thuật và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người, vật nuôi và môi trường”. Hiểu được điều này, thời gian qua, Hiệp Hội và doanh nghiệp thuốc BVTV đã đẩy mạnh tuyên truyền để cộng đồng và nông dân hiểu rõ vai trò của thuốc BVTV cũng như đẩy mạnh các hoạt động tập huấn thường xuyên cho nông dân về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả”, ông Sơn bày tỏ.

Ông Nguyễn Văn Bảo, Chủ tịch Croplife Việt Nam khẳng định, một số phương tiện truyền thông, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội đang truyền tải những những thông tin chưa chính xác, phiến diện và thiếu tính khoa học về thuốc BVTV khiến công chúng đang nhìn nhận khá tiêu cực về các sản phẩm này trong khi những đóng góp tích cực mà thuốc BVTV cho nông nghiệp lại không được nhìn nhận đúng mức. Do đó, trách nhiệm của cơ quan báo chí chính thống sẽ càng trở nên quan trọng trong việc đưa thông tin có kiểm chứng tới cộng đồng và giúp định hình nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thuốc BVTV. Vai trò phản biện của báo chí là cảnh báo, phản ánh những bất cập về tình trạng lạm dụng thuốc BVTV để cơ quan nhà nước có thông tin trong quá trình rà soát điều chỉnh hệ thống quản lý.

Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, TS. Nguyễn Đăng Nghĩa cho rằng, kinh tế xanh, nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu mà ngành nông nghiệp Việt Nam phải đi theo để phát triển bền vững - hiệu quả.

“Chính phủ cần sớm có Nghị định và chính sách mang tính đột phá dành cho việc phát triển nông nghiệp hữu cơ và cũng nên có sự khác biệt dành riêng cho từng đối tượng như: nông dân; nhà đầu tư; doanh nghiệp nông nghiệp” - TS. Nguyễn Đăng Nghĩa kiến nghị.

Mặt khác, theo TS. Nguyễn Đăng Nghĩa, cũng cần khuyến khích các bếp ăn tập thể, căng-tin, các nhà hàng, trường học, bếp quân đội sử dụng nông sản, thực phẩm, rau quả hữu cơ. Nếu cần thiết cũng có thể trợ giá thêm cho nông sản hữu cơ giống như một số quốc gia đã làm.

Việt Nam cần sớm có một hệ thống chứng nhận có tính pháp lý, uy tín và đáng tin cậy được nước ngoài chấp nhận. Như vậy, thuận lợi cho việc xuất khẩu nông sản và mở rộng thị trường. 

Bên cạnh đó, theo TS. Nguyễn Đăng Nghĩa muốn sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng cần có quy hoạch vùng, ranh giới cho các diện tích nông nghiệp hữu cơ để tránh nhiễm bẩn chéo từ các khu sản xuất nông nghiệp truyền thống và ô nhiễm bởi nhà máy trong các khu công nghiệp. Các hệ thống thông tin, tuyên truyền từ Trung ương tới địa phương cũng cần thông hiểu cho đúng để kịp thời phổ biến cho mọi người biết về nông nghiệp hữu cơ.

Kim Thoa

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Hàng loạt sai phạm được liệt kê, Royal Park Bắc Ninh bị xử phạt 340 triệu đồng
  • BIDV trồng cây xanh tại Lai Châu
  • Tập huấn nâng cao năng lực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp
  • Giảm ô nhiễm nhựa – không thể trì hoãn
  • Ưu đãi 1 năm duy trì dịch vụ khi tham gia Ngày hội 'Thứ 6 iPay'
  • Xử lý vi phạm chính sách tái chế, thu gom bắt buộc thế nào?
  • BIDV đồng hành cùng Hội nghị Năng lượng tái tạo 2023
  • Sớm đưa TP.HCM thành trung tâm giao dịch tín chỉ carbon với tầm nhìn toàn cầu
推荐内容
  • Ô tô Trung Quốc đi 2 năm bán lại, mất giá ‘khủng’ 260 triệu đồng tại Việt Nam
  • Đà Nẵng thiết lập các điểm tập kết xanh nhằm nói không với rác thải nhựa
  • Vi phạm về bảo vệ môi trường bị xử lý thế nào?
  • Nhận thức của doanh nghiệp về sử dụng bao bì thân thiện môi trường
  • Xổ số Vietlott: Đã tìm thấy chủ nhân của giải Jackpot hơn 84 tỷ đồng ngày hôm qua?
  • 'Thu gom vỏ hộp