【villarreal b vs】Vốn đầu tư cho KHCN: Còn có tư tưởng trông chờ vào NSNN
Bên lề Hội thảo khoa học “Đầu tư và cơ chế tài chính phát triển Khoa học và Công nghệ” do Ban Tuyên giáo Trung ương,ốnđầutưchoKHCNCòncótưtưởngtrôngchờvàvillarreal b vs Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tại Hà Nội ngày 5-6, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh về vấn đề này.
Thưa Thứ trưởng, chúng ta cần phải đổi mới cơ chế tài chính như thế nào để phục vụ tốt hơn cho nghiên cứu khoa học gắn với sản phẩm khoa học, ví dụ như cơ chế để các đề tài ứng dụng KHCN được áp dụng vào cuộc sống?
Chúng tôi đang định hướng đến việc đổi mới cơ chế để các nhà khoa học có đóng góp, cống hiến được hưởng đãi ngộ xứng đáng về lương, thu nhập và điều kiện đi kèm môi trường nghiên cứu, kể cả ưu đãi chính sách về nhà ở. Quan điểm của chúng tôi là làm sao tiền đầu tư cho KHCN đến được với các nhà nghiên cứu khoa học có năng lực, trình độ trong các ngành, lĩnh vực...
Thực chất, tài chính là khâu đi sau cùng nhưng để hoạt động khoa học có hiệu quả và cơ chế tài chính tốt thì phải có hàng loạt các tiêu chí, quy trình để tuyển chọn được các đề tài khoa học thực sự chất lượng. Theo đó sẽ hướng tới việc khoán, tuyển chọn được các đề tài khoa học có chất lượng với một hội đồng, nhà nghiên cứu khoa học tốt thì chúng tôi sẽ đáp ứng kinh phí để có sản phẩm khoa học tốt. Đây là định hướng của Bộ Tài chính.
Trong những năm qua, có một thực tế là các đề tài cấp Nhà nước đã được cấp kinh phí đầu tư. Tuy nhiên, vẫn chưa thể giải ngân được. Theo Thứ trưởng, cần làm gì để cải thiện tình trạng này?
Điểm vướng mắc chính là chưa có một bộ tiêu chí. Nói là đề tài trọng điểm cấp nhà nước, nhưng không biết đánh giá như thế nào với đề tài cấp bộ, cấp cơ sở... Cần có tiêu chí để giải ngân. Theo Quyết định 1244 của Chính phủ về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KHCN chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015, yêu cầu giai đoạn 2011-2015, chúng ta phải đổi mới toàn diện cơ chế tổ chức bộ máy, hoạt động... trong đó, tài chính sẽ là khâu cuối cùng để đáp ứng hoạt động KHCN tốt nhất.
Tin rằng trong thời gian tới, Bộ KH& CN và các bộ, ngành tích cực xây dựng hệ thống chính sách, bộ tiêu chí... để triển khai theo định hướng của Thủ tướng yêu cầu trong Quyết định 1244.
Từ năm 2011-2020, KHCN phấn đấu sử dụng ngân sách Nhà nước để đầu tư với mức trên 2% GDP, nhưng không thể sử dụng toàn bộ ngân sách mà cần huy động thêm từ nguồn lực xã hội. Vậy, Thứ trưởng có thể cho biết chúng ta cần thu hút đầu tư từ xã hội vào KHCN như thế nào?
Đây là mong muốn của chúng tôi, nếu tiền làm khoa học chỉ trông chờ vào ngân sách Nhà nước thì sẽ không có động lực tích cực. Nhà nước chỉ là kênh tạo "cú hích", là động lực nhưng các nhà nghiên cứu độc lập, nhất là các doanh nghiệp phải huy động nguồn lực khác để đầu tư vào KHCN, họ sẽ sử dụng nguồn lực đó có hiệu quả nhất.
Thực tế, nếu toàn bộ kinh phí đều từ nguồn ngân sách Nhà nước thì khó thực hiện được (tất nhiên phải loại trừ các nghiên cứu khoa học cơ bản), còn những nghiên cứu ứng dụng phải huy động thực hiện từ nhiều nguồn lực. Tôi cho rằng, không quan trọng vấn đề tiền mà phải tạo ra động lực và sử dụng đồng tiền có hiệu quả nhất. Đương nhiên, khi sử dụng đồng tiền tự bỏ ra hoặc có được từ kết quả của họ thì đồng tiền đó sẽ được sử dụng có hiệu quả.
Có ý kiến cho rằng, việc ấn định tỷ lệ 2% tổng chi NSNN hàng năm có thể dẫn đến một số trường hợp không thực sự căn cứ theo hiệu quả hoạt động, nhu cầu thực tế và khả năng thực hiện?
Việc ấn định phân bổ tỷ lệ 2% tổng chi NSNN hàng năm cho phát triển KHCN tuy có điểm tích cực, là tạo được nguồn lực cho lĩnh vực phát triển KHCN, song đã dẫn đến tình trạng bố trí chi NSNN hàng năm cho KHCN trong một số trường hợp không thực sự căn cứ theo hiệu quả hoạt động, năng lực, nhu cầu thực tế và khả năng thực hiện, mà thường tìm mọi nhiệm vụ để phân bổ hết kinh phí, dự toán cho một số nhiệm vụ KHCN chưa đủ cơ sở. Do đó, đã dẫn đến kinh phí chờ nhiệm vụ. Trong năm phải trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ để bổ sung kinh phí nhiều lần. Đồng thời, không tạo động lực thúc đẩy các tổ chức KHCN, các nhà khoa học khai thác các nguồn lực ngoài NSNN, còn có tư tưởng trông chờ vào NSNN.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Việt Nguyễn(thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Dịch vụ hút hầm cầu tại Bình Minh mang đến những lợi ích gì?
- ·Lộ thêm video, ảnh chi tiết Samsung Galaxy S25 Ultra
- ·Trải nghiệm tại TopZone: Không chỉ là mua sắm, mà còn là tận hưởng dịch vụ
- ·Tổng thống Pháp: Thế giới AI chuyển từ sự thật thống trị sang ý kiến thống trị
- ·Ninh Thuận ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch
- ·BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp
- ·Bắt đôi nam nữ vận chuyển hơn 4 kg ma túy ở Nha Trang
- ·Người thu nhập 30 triệu đồng mua hàng thường không quan tâm khuyến mãi
- ·Spa tắm trắng cho nam hiệu quả? Nên tắm trắng ở đâu tốt?
- ·Cựu Phó giám đốc Trung tâm Đăng kiểm Khánh Hòa bị tuyên phạt 15 năm 6 tháng tù
- ·Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão
- ·Kế hoạch đầu tư 100 triệu USD của Apple để được bán iPhone tại Indonesia
- ·Những thời điểm cần sạc pin 100% cho thiết bị
- ·Kính mắt chống co giật cho người động kinh
- ·Phế liệu Phát Thành Đạt cung cấp báo giá thu mua phế liệu đồng, nhôm, sắt, inox tại Long An
- ·Tỷ lệ 1 chọi 30 giành suất tuyển thẳng vào tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam
- ·Tìm cách đọc trộm tin nhắn người khác trên mạng xã hội, nhiều người 'sập bẫy'
- ·Nhà thờ lắp đặt phòng xưng tội AI
- ·Sửa đổi, bổ sung một số điều về tín dụng đầu tư của Nhà nước
- ·Hướng dẫn tạo chữ ký Gmail chuyên nghiệp