会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả c2 châu âu】Tiền gửi ở nước ngoài tăng: Bình thường hay bất thường?!

【kết quả c2 châu âu】Tiền gửi ở nước ngoài tăng: Bình thường hay bất thường?

时间:2025-01-11 03:06:26 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:288次

USD

Ảnh T.L minh họa

“Bẫy thanh khoản” với ngoại tệ của ngân hàng?ềngửiởnướcngoàităngBìnhthườnghaybấtthườkết quả c2 châu âu

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), số liệu thống kê đến quý 3/2015 cho thấy cán thanh toán có những diễn biến bất thường sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ. Cán cân tổng thể chuyển từ trạng thái cân bằng sang thâm hụt lớn 6,6 tỷ USD trong quý 3/2015, chủ yếu do cán cân tài chính đổi chiều.

Đáng lưu ý, hai cấu phần quan trọng nhất của cán cân tài chính là dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài không có sự biến động đáng kể. Tuy nhiên, một nhân tố mới xuất hiện là dòng vốn đầu tư khác mà cấu phần chủ yếu là tiền gửi ở nước ngoài, vốn không đáng kể ở những giai đoạn trước, gia tăng đột biến lên mức 7,3 tỷ USD.

“Đây là diễn biến bất thường cần phải tiếp tục theo dõi xu hướng, giải thích và dự báo xu hướng chặt chẽ”, báo cáo của VEPR viết.

Giả thuyết của VEPR cho rằng, diễn biến bất thường này một phần có thể xem như tình trạng “bẫy thanh khoản” với ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Theo giả thuyết này, lãi suất huy động và cho vay USD vốn ở mức thấp, cộng với kỳ vọng tỷ giá tăng lên sau sự kiện Trung Quốc phá giá, khiến thị trường không tìm được mức lãi suất cho vay ngoại tệ cân bằng. Hệ quả là, ngân hàng thương mại không tìm được đầu ra cho dòng vốn tiết kiệm ngoại tệ nên gửi tiền không kỳ hạn/kỳ hạn ngắn ở ngân hàng nước ngoài như một giải pháp sinh lợi tối ưu.

Như vậy, dòng tiền gửi ở nước ngoài có thể tiếp tục gia tăng trong các giai đoạn sau do chính sách hạ lãi suất huy động USD về 0%/năm ngày 25/9 của NHNN và việc hạn chế đối tượng vay vốn ngoại tệ.

Một rủi ro thanh khoản nữa của các ngân hàng được nêu ra là việc đưa lãi suất huy động về 0%/năm đã triệt tiêu động lực tiết kiệm ngoại tệ có kỳ hạn, do đó phần lớn các khoản tiền gửi ngoại tệ sẽ ở dưới dạng không kỳ hạn, các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối thanh khoản ngoại tệ và cung ứng các khoản vay ngoại tệ cho doanh nghiệp. Đây cũng là một vấn đề được Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính quốc gia Trương Văn Phước đề cập trong một cuộc hội thảo gần đây.

“Tăng tiền gửi ở nước ngoài là hết sức bình thường”

Trước những thông tin này, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Tô Huy Vũ, Vụ trưởng Vụ Dự báo Thống kê trong cuộc trao đổi với báo giới gần đây thừa nhận có con số 7,3 tỷ USD. Tuy nhiên, ông cho biết đây là số liệu được phản ánh trong hạng mục đầu tư khác ròng trên bảng cán cân thanh toán quý III/2015 mà NHNN đã công bố trên website của NHNN. Con số này không chỉ bao gồm tiền gửi ra nước ngoài, mà còn bao gồm khoản vay trả nợ nước ngoài ngắn, trung dài hạn của nền kinh tế.

Theo số liệu thống kê cán cân thanh toán trong quý III/2015, tiền gửi ở nước ngoài của các ngân hàng thương mại tăng thêm 5,9 tỷ USD. Ngoài hạng mục tiền và tiền gửi của các ngân hàng, trên bảng cán cân thanh toán còn có hạng mục tiền và tiền gửi của khu vực khác (các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính khác…). Trong quý III/2015, tiền và tiền gửi của khu vực khác là 2 tỷ USD, không có biến động bất thường so với các quý trước.

Theo ông Tô Huy Vũ giải thích, trong quý III/2015, số liệu này tăng mạnh chủ yếu do xu hướng găm giữ ngoại tệ của doanh nghiệp và dân cư tăng lên trước sự kiện đồng nhân dân tệ bị phá giá mạnh trong tháng 8/2015 và những đồn đoán về việc Mỹ sớm tăng lãi suất đã gia tăng sức ép đối với tỷ giá VND/USD.

Khi tiền gửi ngoại tệ của khu vực tổ chức kinh tế và dân cư tăng mạnh thì việc các ngân hàng mang ngoại tệ ra gửi ở nước ngoài trong bối cảnh tín dụng ngoại tệ giảm “là diễn biến hết sức bình thường trong hoạt động ngân hàng”. Ông Tô Huy Vũ cũng cho biết, sang quý IV/2015, khi tâm lý thị trường được giải tỏa, lượng tiền gửi ra nước ngoài của các ngân hàng chỉ tăng thêm có 369 triệu USD.

Tuy nhiên, trao đổi với báo giới, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc VEPR cho rằng việc đồng USD gửi ở nước ngoài tăng như vậy là phản ứng của thị trường đối với chính sách chống đô la hoá và có thể sẽ tiếp tục nếu các chính sách không thay đổi. Để giải quyết vấn đề này cần có thị trường mua bán đồng USD, có những công cụ tài chính để có thể cân đối được lợi ích từ lãi suất tiền gửi, để đồng USD có thể nằm ở thị trường này hoặc thị trường khác nhưng sẽ có thể chuyển đổi rất nhanh khi cần thiết.

“Chúng tôi cho rằng chống đô la hóa là một chủ trương đúng của NHNN, tuy nhiên các giải pháp đồng bộ tạo niềm tin vào tiền đồng cần được triển khai. Chỉ khi đó, nền kinh tế mới sử dụng được nguồn vốn ngoại tệ khối lượng lớn đang gửi ở nước ngoài”, TS. Nguyễn Đức Thành cho biết./.

Theo ông Lê Đức Thúy, nguyên Thống đốc NHNN, cần phân tích sự mất cân đối giữa cho vay ngoại tệ và VND, giữa huy động ngoại tệ và VNĐ. Trong khi huy động VNĐ ít hơn cho vay, thì huy động ngoại tệ lại lớn hơn cho vay ngoại tệ. Điều này đi ngược lại với kỳ vọng chính sách là khi giảm lãi suất USD về 0% sẽ khiến người dân bán USD để gửi VNĐ vào ngân hàng, khiến mục tiêu huy động nguồn vốn này vào tín dụng ngân hàng trực tiếp để cho vay. Ông Lê Đức Thúy cũng cho biết, sai số trong cán cân thanh toán tổng thể cũng tăng lên rất nhiều, chứng tỏ hiện tượng găm giữ ngoại tệ trong dân tăng lên, và đây là những biểu hiện cần kiểm soát.

H.Y

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
  • Vũ khí khắc tinh của các loại tên lửa
  • Ông Biden trấn an cử tri Mỹ về việc tái tranh cử
  • Tỷ giá USD hôm nay 22/12/2023: USD quay đầu lao dốc mạnh về mức 101 điểm
  • Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
  • Giá vàng hôm nay 22/12/2023: Vàng tiếp tục tăng dữ dội
  • 308 lao động du lịch có chuyên môn được trao bằng tốt nghiệp
  • Đu dây, lội nước làm sạch bờ sông Hương
推荐内容
  • Siêu máy tính dự đoán Brisbane Roar vs Newcastle Jets, 16h00 ngày 7/1
  • Ukraine nói Iran sản xuất 150 UAV mỗi tháng, chỉ ra con đường vận chuyển tới Nga
  • Áp lực giảm giá với VNĐ trong 2 tháng cuối năm
  • Mỹ điều chiến đấu cơ ‘thị uy sức mạnh’ trước Iran
  • Infographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 2024
  • Ngân hàng Chính sách Xã hội lý giải về điều kiện vay vốn mua nhà ở xã hội