【chấp 1.75】Thêm giải pháp phòng trừ bệnh trên cây tiêu
Đắk Ơ là xã có diện tích tiêu lớn nhất huyện Bù Gia Mập với khoảng 1.540 ha. Trong 2 năm vừa qua,ảiphaacutepphogravengtrừbệchấp 1.75 các vườn tiêu trên địa bàn xã xảy ra dịch bệnh chết nhanh làm tiêu chết hàng loạt. Cụ thể, năm 2017, toàn xã có 268 ha cây tiêu bị nhiễm bệnh, trong đó diện tích bị bệnh chết từ 70% trở lên gần 43 ha. Đến cuối năm 2018, Đắk Ơ có 531 ha tiêu của 958 hộ dân bị nhiễm bệnh, trong đó diện tích bị bệnh chết từ 70% trở lên gần 226 ha, đặc biệt có nhiều vườn cây tỷ lệ chết lên đến 100%. Bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu đã làm không ít hộ nông dân rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì thiếu vốn không thể tái canh hay không trồng được cây khác. Theo đánh giá, Đắk Ơ là xã có diện tích hồ tiêu chết vì bệnh chết nhanh, chết chậm lớn nhất tỉnh hiện nay.
Vườn tiêu của gia đình bà Lâm Thị Hương ở thôn 10, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập bị thiệt hại do bệnh chết nhanh, chết chậm gây ra
Trước tình hình bệnh trên cây tiêu diễn biến phức tạp, đầu năm 2019, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ và các phòng, ban chuyên môn đã tới thực địa các vườn tiêu bị chết hàng loạt ở xã Đắk Ơ để nắm tình hình và tìm giải pháp phòng trị bệnh. Tiếp đó, sở đã phối hợp Hội Nông dân tỉnh, huyện Bù Gia Mập, Công ty TNHH Japan - Tech, Công ty TNHH Sinh Bắc tại TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đến kiểm tra, khảo sát tại một số vườn tiêu của người dân ở xã Đắk Ơ. Dịp này, các thành viên trong đoàn đã khảo sát, đo độ pH của đất tại vườn cây có tiêu chết và những vườn bị nhiễm bệnh. Kỹ sư Nguyễn Ngọc Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Sinh Bắc cho biết: “Có nhiều tài liệu cho rằng tiêu là loại cây dễ trồng, phù hợp với nhiều loại đất. Nhưng thực tế không đúng như vậy, bởi với đất không tơi xốp, bị úng nước và tầng đất mặt mỏng, nghèo dinh dưỡng, độ pH thấp thì không thể trồng được cây tiêu. Nếu người dân chạy theo nhu cầu thị trường hay theo sở thích để cố trồng thì trong 2 năm đầu cây vẫn phát triển tốt. Nhưng đến năm thứ 3 trở đi bộ rễ sẽ ăn sâu hơn mà tầng đất mặt mỏng không chỉ cản trở sự phát triển của bộ rễ mà còn gây khó cho cây khi hút dinh dưỡng. Lúc này, tuyến trùng và nấm bệnh có sẵn trong đất xâm nhập vào cây làm tiêu bị vàng úa dần, cành bắt đầu khô và chết. Khi tuyến trùng ăn hết rễ, cây tiêu cũng chết và bệnh sẽ lây lan toàn vườn”.
Từ nhận định này, ngay sau buổi khảo sát, ngành khoa học và công nghệ tỉnh cùng các thành phần tham gia đoàn đã triển khai thử nghiệm phương pháp ứng dụng công nghệ vi sinh của Nhật Bản tại 3 hộ dân trên địa bàn xã Đắk Ơ (hộ ông Điểu Ghế ở thôn 3; ông Điểu Do, thôn 7 và ông Trần Văn Tưởng, thôn Đắk U). Các hộ này được hỗ trợ chế phẩm sinh học Sakura tưới vào gốc và phun lên lá tiêu. Chế phẩm này sẽ cung cấp các vi sinh vật hữu ích, amino acid tự nhiên, nguyên tố trung, vi lượng... nhằm cải tạo đất, tăng khả năng chịu hạn, kháng sâu bệnh, diệt nấm có hại, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật đã dùng, chống rửa trôi vi sinh vật có ích để hỗ trợ cây sinh trưởng và phát triển. Trung bình mỗi hộ sẽ chọn 100 nọc tiêu để làm thí điểm, sau mỗi tháng cán bộ kỹ thuật sẽ đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm một lần. Thời gian thí điểm sẽ kéo dài trong 3 tháng.
Kỹ sư Nguyễn Ngọc Thanh cho rằng, việc thử nghiệm nếu thành công sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người trồng tiêu ở Bình Phước. Bởi từ trước đến nay, tiêu chết hàng loạt là nỗi lo không chỉ của nông dân, mà còn của các cấp chính quyền và cơ quan chuyên môn. Vì vậy, với việc phân tích mẫu đất, đo độ pH, độ ẩm, chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt... để lựa chọn giải pháp ứng dụng công nghệ vi sinh của Nhật Bản hiện nay là hợp lý và nhiều hy vọng hơn cả.
Bên cạnh ứng dụng công nghệ vi sinh, các thành viên trong đoàn khảo sát cũng mong muốn người trồng tiêu ở Bình Phước cần xem xét lại phương pháp canh tác, nên bón phân hữu cơ ủ hoai, hạn chế bón phân vô cơ và không sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, tại những vùng nghi nhiễm bệnh cần nhanh chóng cải tạo đất tơi xốp, khử trùng bằng vôi bột và tạo rãnh thoát nước tốt. Bởi Bình Phước đang chuẩn bị vào mùa mưa, nếu không có rãnh thoát nước sẽ dễ làm cây bị ngập úng, thối rễ... đây là cơ hội để tuyến trùng, nấm bệnh xâm nhập gây hại cây tiêu. Việc đào rãnh thoát nước còn là biện pháp ngăn ngừa và hạn chế sự lây lan tuyến trùng, bệnh gây ra cho cây khác. Đồng thời không nên tiếp tục tái canh cây tiêu tại các vườn cây đã chết, nếu chuyển đổi cây trồng thì phải cải tạo đất.
Gia Nghi
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- ·TP.HCM: Sản xuất nhiều chíp điện tử thương hiệu Việt
- ·Khởi tố một Chủ tịch UBND phường về hành vi nhận hối lộ
- ·Tuyên truyền, xử lý xe chở quá tải mùa thu hoạch mía
- ·Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025
- ·44 bệnh nhân Covid
- ·Mỗi ngày có 100 người xét nghiệm dương tính Covid
- ·Gian nan trong kiểm soát hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Ngăn chặn tình trạng thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·Sáng 26/6, 7 người trong một gia đình Hà Tĩnh dương tính với Covid
- ·Cặp vợ chồng từ Bình Dương về Hà Tĩnh là ca bệnh Covid
- ·Bộ Y tế bổ sung 3 nội dung sàng lọc trước tiêm vắc xin Covid
- ·85% tổ chức tín dụng kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
- ·Australia tiếp tục gia hạn ban hành Báo cáo CBPG tháp gió Việt Nam
- ·13 ca Covid
- ·Xử lý trường hợp rao bán giấy mời lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt trên mạng
- ·Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- ·TP.HCM: Kiến nghị Trung ương sớm giao vốn ODA