会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bongdaso.com vn】Bối cảnh đặc biệt cần chính sách đặc biệt!

【bongdaso.com vn】Bối cảnh đặc biệt cần chính sách đặc biệt

时间:2025-01-09 07:57:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:878次
Bộ Tài chính thành lập Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp
Huy động,ốicảnhđặcbiệtcầnchínhsáchđặcbiệbongdaso.com vn phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính nhà nước
Quốc hội trao cơ chế đặc biệt để Chính phủ và Thủ tướng chống dịch
Bối cảnh đặc biệt cần chính sách đặc biệt
Các chính sách tài khoá kịp thời sẽ giúp nền kinh tế hồi phục sau đại dịch. Ảnh: ST

Nhìn thẳng thực tế, trong 5 năm qua, dư địa tài khóa của Việt Nam đã được củng cố, khả năng chống chịu của ngân sách nhà nước (NSNN) được tăng cường. Bội chi NSNN giai đoạn 2016-2020 bình quân là 3,45% GDP, thấp hơn bội chi mục tiêu (dưới 3,9% GDP). Nợ công cũng được cơ cấu lại theo hướng an toàn, bền vững hơn (huy động trong nước là chủ yếu, kéo dài kỳ hạn nợ, giảm lãi suất huy động,...). Nhờ đó, tốc độ tăng nợ công giảm dần từ mức bình quân 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 6,4%/năm giai đoạn 2016-2020. Tỷ lệ nợ công giảm mạnh từ mức 63,7% GDP cuối năm 2016 xuống khoảng 55,2% GDP cuối năm 2020, dư nợ Chính phủ khoảng 49,1% GDP và dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,2% GDP và đều trong giới hạn an toàn. Việc kiềm chế bội chi NSNN và nợ công thời gian qua đã giúp cải thiện dư địa chính sách tài khóa, NSNN vẫn đảm bảo được nguồn lực thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch Covid-19, phòng chống thiên tai, bão lũ, duy trì tăng trưởng kinh tế.

Với kết quả đó, trong bối cảnh đại dịch được dự báo tác động khốc liệt tới nền kinh tế không chỉ trong năm 2021 mà dự kiến có thể kéo dài cả trong năm 2022, nhiều DN rơi vào cảnh kiệt quệ, đòi hỏi nguồn lực hỗ trợ để phục hồi nền kinh tế sẽ lớn hơn, nhiều ý kiến cho rằng việc nới trần nợ công, nới bội chi nếu được tính đến vẫn là giải pháp có thể thực hiện được trong bối cảnh hiện nay. Lý do là thời điểm này chúng ta có thế tận dụng cơ hội lãi suất thấp để vay và tái cơ cấu lại nợ công, đồng thời, chấp nhận bội chi cao và vay nợ nhiều hơn trong ngắn hạn để có không gian tài khóa tốt hơn cho các nhiệm vụ vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, đi cùng với việc nới trần nợ công, vẫn phải đảm bảo quản lý chi NSNN tiết kiệm, chặt chẽ; tập trung nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch. Trong bối cảnh đặc biệt, chúng ta có thể sử dụng các chính sách đặc biệt, do đó, việc nới trần hoàn toàn có thể tính đến khi GDP giảm do tác động tiêu cực của dịch bệnh khiến tỷ lệ nợ công trên GDP tăng lên chạm trần.

Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng, nếu chưa quyết định nâng trần nợ công thì hiện nay nợ công của Việt Nam vẫn trong ngưỡng an toàn, do đó trước mắt có thể tính tới việc tăng nợ công nếu thực sự cần thiết.

Các chuyên gia cũng tin tưởng rằng, với kinh nghiệm điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính, việc nới trần nợ công và tăng tỷ lệ bội chi trong ngắn hạn nếu được xem xét cũng không ảnh hưởng tiêu cực đến sức chống chịu của nền kinh tế, đến an ninh, an toàn nền tài chính quốc gia. Bởi việc nới trần nợ công để có nhiều nguồn lực hơn nhằm hỗ trợ cho DN, cho nền kinh tế nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong đại dịch sẽ giúp nền kinh tế sớm phục hồi.

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình
  • Đường nội có cơ hội tăng giá nhờ áp thuế phòng vệ đường nhập khẩu
  • Kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng
  • Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách về “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng
  • Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển bóng đá quốc gia
  • Lương Thùy Linh xuất sắc dẫn đầu bình chọn Miss World 2019
  • Điện Gia Lai (GEG) đặt mục tiêu lãi sau thuế năm 2023 giảm 58%
  • Vận hội mới của vùng đất “phên giậu”
推荐内容
  • Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
  • Bitagco (ABS) lần thứ tư lùi thời hạn trả cổ tức
  • Minh Tú nhắn Ngọc Châu giành vương miện Hoa hậu Siêu quốc gia
  • Lương Thùy Linh
  • Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
  • Tăng trưởng xuất khẩu quý 4 sẽ chậm lại